Với uy tín và sự tồn tại khá lâu của NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trên thị trường tài chính, thương hiệu Sacombank đã và đang đứng ở vị trí trong top 5 các NH tư nhân. Từ đó, khả năng cạnh tranh của VPBank với những NH khác trong ngành cũng được đánh giá tốt về mặt chất lượng và uy tín. VPBank – Chi nhánh Gia Định có được vị trí khá thuận lợi về mặt kinh doanh, tuy nhiên, trên địa bàn cũng có khá nhiều NH khá hoạt động cùng ngành, nhưng lượng khách hàng tìm đến VPBank Gia Định luôn tăng đều qua các năm. Điểm mạnh nổi trội của VPBank – Chi nhánh Gia Định là tiện ích của các sản phẩm và dịch vụ như Internet Banking, gửi tiền tiết kiệm tương lai,...Và quan trọng hơn hết chính là thái độ chăm sóc và phục vụ khách hàng của Chi nhánh luôn được đánh giá cao.
4.5 Kết qủa hoạt động kinh doanh của VPBank – CN Gia Định
4.5.1 Huy động vốn
VPBank – CN Gia Định luôn chú trọng công tác huy động vốn, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh. Chi nhánh hiện đang chiếm trên 30% thị phần tín dụng và huy động vốn trên địa bàn toàn quận, hơn 15.000 khách hàng có quan hệ tín dụng, trong đó tiểu thương và cán bộ công nhân viên chiếm trên 60%.
Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn tại VPBank – CN Gia Định giai đoạn 2013 – 2015 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- Tỷ lệ(%) +/- Tỷ lệ(%) VNĐ 505 575 712 +70 13,86 +137 23,83 USD (quy đổi VNĐ) 20 35 40 +15 75 +5 14,29 Tổng 525 610 752 +85 16,19 +142 23,28
Nguồn: thống kê tại VPBank – CN Gia Định
Nguồn: thống kê tại VPBank – CN Gia Định
Nhìn vào biểu đồ trên, dễ thấy tình hình huy động vốn của VPBank – CN Gia Định có sự chuyển biến tăng đều qua các năm từ 2013 đến 2015. Năm 2013, huy động vốn được 525 tỷ đồng; sau đó năm 2014 tiếp tục tăng 16,19% ở mức 610 tỷ đồng và tăng mạnh vào năm 2015 với số vốn huy động được 752 tỷ đồng; tăng 23,28% so với năm trước đó. Năm 2013, mặc dù tình hình nền kinh tế có nhiều biến chuyển nhưng VPBank – CN Gia Định vẫn cố gắng nổ lực đưa ra những sản phẩm mới với nhiều ưu đãi để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân trên địa bàn quận. Sang năm 2014, doanh số huy động của chi nhánh tiếp tục tăng; về VND tăng 13,86% so với năm 2013 và USD quy đổi sang VND tăng 75% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ được uy tín và khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên toàn quận Phú Nhuận là rất tốt. Không chỉ dừng lại ở đó, bước qua năm 2015 con số này tiếp tục tăng mạnh 23,83% đối với VND và 14,29% đối với USD quy đổi sang VND so với năm 2014. Nhìn chung, tình hình huy động vốn của VPBank – CN Gia Định vẫn rất khả quan trong 3 năm vừa qua bởi sự đa dạng hóa các loại hình tiền gửi và mức lãi suất phù hợp. Kết hợp với dịch vụ chăm sóc và tư vấn cho khách hàng một cách tận tình, chu đáo; giải quyết thủ tục nhanh chóng thuận lợi nhằm nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng tạo thế chủ động trong công tác huy động vốn.
Kết hợp với dịch vụ chăm sóc và tư vấn cho khách hàng một cách tận tình, chu đáo; giải quyết thủ tục nhanh chóng thuận lợi nhằm nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng tạo thế chủ động trong công tác huy động vốn.
4.5.2 Cho vay
Tình hình cho vay của VPBank – CN Gia Định giai đoạn 2013 – 2015 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2 tình hình cho vay của ngân hàng VPBank – CN Gia Định giai đoạn 2013– 2015 0 100 200 300 400 500 600 700 800
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
VNĐ
ĐVT: tỷ đồng
Nguồn: số liệ thống kê VPBank – CN Gia Định
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của VPBank – CN Gia Định giai đoạn 2013 – 2015
Nguồn: Thống kê tại VPBank – CN Gia Định
Nhìn vào bảng và biểu đồ 4.2, dễ thấy cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp có sự biến động tăng giảm qua từng năm; cụ thể là năm 2014 giảm 21,32% xuống ở mức 266 tỷ đồng so với năm 2013, sang năm 2015, do Chi nhánh thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như tăng thời gian ân hận, lãi suất ưu đãi từ 3 tháng đến 5 tháng năm đầu vay, thì doanh số cho vay tăng lên 5,87% lên đến mức 545 tỷ đồng. Còn cho vay đối với khách hàng cá nhân có doanh số cho vay tăng đều qua các năm từ 205 tỷ đồng năm 2013 lên 247 tỷ đồng năm 2014 và 270 tỷ đồng năm 2015. Cho thấy rằng, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng tổng doanh số cho vay của chi nhánh là nhờ vào tín dụng cá nhân.
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
cho vay cá nhân cho vay doanh nghiệp
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- Tỷ lệ(%) +/- Tỷ lệ(%) Cho vay cá nhân 205 247 270 +42 20,49 +23 9,31 Cho vay doanh nghiệp 340 266 275 -74 (21,75) +9 3,38 Tổng 545 513 545 -32 (5,87) +32 5,87
4.5.3 Các hoạt động khác
Bên cạnh hai hoạt động trên của ngân hàng, VPBank – Chi nhánh Gia Định cũng cung cấp những hoạt động khác cho khách hàng như hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán trong nước, ngân quỹ, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối. Sự tăng trưởng của Chi nhánh ở các hoạt động này cũng không kém so với hai hoạt động chủ yếu trên. Cụ thể như sau:
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp thu nhập các hoạt động khác tại VPBank – CN gia Định từ năm 2013 đến 2015. ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Thanh toán xuất nhập khẩu 56,75 48,82 49,76 -7,93 -13,97 +0,94 1,93 Thanh toán trong nước 22,13 57,56 62,85 +35,43 160,10 +5,29 9,19 Thanh toán thẻ 15,92 35,09 48,6 +19,17 120,41 +15,31 38,5 Ngân quỹ 2,2 2,42 2,84 +0,22 10 +0,42 17,36 Dịch vụ kiều hối 2,05 3,12 3,48 +1,07 52,19 +0,36 11,54 Kinh doanh ngoại tệ 4,12 10,24 11,35 +6,12 148,54 +1,11 10,84 Tổng 103,17 157,25 178,88 +54,08 52,42 +21,63 13,76
Nguồn: Thống kê tại CN Gia Định
Biểu đồ 4.3: Tổng hợp thu nhập các hoạt động khác tại VPBank– Chi nhánh Gia Định từ năm 2013 – 2015.
Nguồn: Thống kê tại VPBank – CN Gia Định
Nhìn vào bảng và biểu đồ 4.3, cho thấy thu nhập của các hoạt động khác tại Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2013 tăng 54,08 tỷ đồng so với năm 2012 ở mức 157,25 tỷ đồng và con số này tiếp tục tăng ở năm 2014 là 178,88 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động thanh toán trong nước và thanh toán thẻ tăng mạnh qua các năm, do Chi nhánh thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đứng đầu nên đẩy mạnh các sản phẩm và dịch vụ ở mảng cá nhân bằng những chương trình khuyến mãi và ưu đãi lớn đối với các sản phẩm thẻ tín dụng, dịch vụ cá nhân như ủy thác thanh toán các loại hóa đơn, nộp thuế điện tử,...Bên cạnh đó, các hoạt động ngân quỹ, dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ cũng tăng nhẹ qua các năm tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh giảm 7,93 tỷ đồng xuống còn 48,82 tỷ đồng ở năm 2013, sang năm 2014 thì tăng nhẹ ở mức 49,76 tỷ đồng, do nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nên các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng thu hẹp lại.
4.5.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank – CN Gia Định giai đoạn 2013-2015.
VPBank - Chi nhánh Gia Định hiện đang chiếm trên 30% thị phần tín dụng và huy động vốn trên địa bàn toàn quận, hơn 15.000 khách hàng có quan hệ tín dụng, trong đó tiểu thương và CB CNV và khách hàng đầu tư chiếm trên 60%.
Bảng 4.4: kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank – CN Gia Định giai
đoạn 2013-2015. Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Doanh thu 242,76 228,77 258,56 Chi phí 178,44 186,24 175,85 0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thanh toán xuất nhập khẩu Thán trong nướcnh to Thanh toán thẻ
Ngân quỹ Dịch vụ kiều hối Kinh doanh ngoại tệ
LNTT 64,32 42,53 82,71
Nguồn: Thống kê tại VPBank – CN Gia Định
Biểu đồ 4.4: kết quả hoạt động kinh doanh tại VPBank – CN Gia Định giai đoạn 2013-2015.
Nguồn: Thống kê tại VPBank – CN Gia Định
Nhìn vào biểu đồ 4.4, dễ thấy các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của VPBank Gia Định có sự biến chuyển, tăng giảm ngược chiều nhau. Năm 2013, doanh thu đạt 242,76 tỷ đồng, sau đó năm 2014 giảm 5,76% ở mức 228,77 tỷ đồng và tăng mạnh trở lại vào năm 2015 với doanh thu 258,56 tỷ đồng, tăng 13,02% so với năm trước. Năm 2013, những hệ lụy của khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng đến nền kinh tế, lạm phát tăng trên 18% ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Sự điều chỉnh của NHNN với chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho mức tăng trưởng tín dụng giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Chi nhánh. Năm 2014, doanh thu giảm, tăng trưởng tín dụng chậm nhưng chi phí tăng dẫn đến việc giảm nghiêm trọng lợi nhuận thu được của ngân hàng – giảm 34% so với năm 2013. Vấn đề khó khăn nghiêm trọng trong năm 2015 chính là nợ xấu liên tục gia tăng, đỉnh điểm vào tháng 9/2013 khi mức nợ xấu lên đến 4,93%. Tổng chi phí Ngân hàng bỏ ra cho hoạt động kinh doanh trong năm này là 186,24 tỷ đồng, chiếm 81,4% doanh thu. Chi phí này bao gồm chi phí trả tiền lãi vay, tiền gửi cho khách hàng, các khoản tiền gửi tiết kiệm, chi điện nước... Tuy nhiên khoản phí tăng lên chủ yếu nhất là tăng chi phí dự phòng nợ xấu, nợ quá hạn. Cùng với tình hình nợ xấu, lạm phát đã được kiềm chế nhưng vẫn còn ở mứ cao khiến nền kinh tế phát triển chậm chạp, các hoạt động sản xuất điêu đứng, kiềm chế mức tăng khách hàng cá nhân cũng như khách hàng doanh nghiệp trong năm 2014. Sang năm 2015, tình hình kinh tế dần ổn định hơn, những biện pháp áp dụng trong 2014 đã đem lại nhiều kết quả khả quan: tình hình làm phát giảm, nợ xấu cũng được giải quyết, lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng khiến mức tăng trưởng tín dụng
0 50 100 150 200 250 300
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu Chi phí LNTT
tăng theo. Hơn nữa trong năm 2015, VPBank bắt đầu thực hiện việc thu phí dịch vụ ATM cùng việc tăng cường các hoạt động dịch vụ thu phí đã tạo nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. Chính những nguyên do đó đã khiến mức doanh thu trong năm của chi nhánh đã tăng 13,02% so với 2014. Năm 2015 cũng đánh dấu bước đầu của Sacombank trong việc bán các khoản nợ xấu cho VAMC, không những làm giảm nợ xấu cho Ngân hàng mà còn góp phần làm giảm chi phí dự phòng rủi ro. Như vậy với mức doanh thu tăng và chi phí giảm, VPBank - Chi nhánh Gia Định trong năm 2015 đã tạo được một bước nhảy vọt ở mức tăng trưởng lợi nhuân, đạt 82,71 tỷ đồng.
Như vậy, nhìn chung trong suốt giai đoạn 2013- 2015, dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn và thách thức, là giai đoạn nền kinh tế bị những cơn bão lạm phát và nợ xấu tấn công, nhiều điều kiện bất lợi ập đến nhưng kết thúc giai đoạn, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng vẫn tăng cao. Điều này thể hiện được tính hiệu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ và chi phí cùng một số chính sách biến đổi lãi suất khác mà ngân hàng đã áp dụng.
4.6 Phân tích tình hình cho vay KHCN tại VPBank – Chi nhánh Gia Định giai đoạn 2013 – 2015
4.6.1 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cho vay cá nhân tại VPBank – Chi nhánh Gia Định
Dựa trên các công văn của Hội đồng quản trị VPBank ban hành về các quy định và các sản phẩm cho vay KHCN như: Công văn số 567/2012/QĐ-HĐQT về việc ban hành chính sách tín dụng, công văn số 20/2014/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi bổ sung chính sách tín dụng, công văn số 12/2015/QĐ-HĐQT về việc sửa đổi bổ sung chính sách tín dụng, công văn số 1223/2014/QĐ-QLTD về việc ban hành quy trình lõi cấp tín dụng, công văn số 1690/2013/QĐ-KHCN về việc ban hành sản phẩm vay mua xe dành cho KHCN, công văn số 0707/2014/QĐ-KHCN về việc ban hành sản phẩm cho vay tiêu dùng bảo toàn, công văn số 3391/2013/QĐ-KHCN về việc ban hành sản phẩm cho vay chứng minh năng lực tài chính, công văn số 1634/2014/QĐ-KHCN về việc ban hành sản phẩm cho vay tiểu thương, công văn số 0264/2005/QĐ-HĐQT về việc quy chế thẩm định giá bất động sản, công văn số 1498/2014/QĐ-NQ quy định việc giao nhận và bảo quản hồ sơ tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn căn cứ theo quy định của NHNN về hoạt động cho vay của NHTM như: Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010, một số nghị định và thông tư số 02, 13, 36 của NHNN Việt Nam.
4.6.2 Các quy định trong hoạt động cho vay cá nhân tại VPBank – Chi nhánh Gia Định
- Nguyên tắc vay vốn: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích mà khách hàng đã đăng ký với ngân hàng. Để đảm bảo nguyên tắc này các NHTM phải thường xuyên giám sát và kiểm tra việc sử dụng vốn của các cá nhân. Đồng thời cũng như mọi khoản vay khác, các khoản vay của KHCN cần đảm bảo trả đúng và đủ cho ngân hàng theo các thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng vay.
- Điều kiện vay vốn:VPBank – CN Gia Định áp dụng các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nhưng quán triệt quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc chọn lọc khách hàng thuộc đối tượng
và ngành hàng chiến lược để tập trung vốn cho vay phù hợp với chính sách mà Hội sở ban hành. Cụ thể như sau: khách hàng phải trên 18 tuổi và dưới 65 tuổi, có tài sản đảm bảo, có khả năng trả được nợ, tài sản là bất động sản thì không được nhỏ hơn hai mươi mét vuông ở nội thành và ngoại thành thì lớn hơn ba mươi mét vuông, còn nhà trong hẻm thì hẻm không được nhỏ hơn một mét và cách mặt tiền đường hơn một trăm mét.
- Phương thức cho vay: NH áp dụng một trong hai phương thức cho vay tùy thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng với ngân hàng. Cụ thể:
Phương thức cho vay từng lần: là phương thức mà khách hàng và ngân hàng thỏa thuận cho từng khoản vay, sau mỗi hợp đồng xin vay thì khách hàng sẽ nhận được toàn bộ số tiền xin vay khi NH thực hiện giải ngân cho KH.
Phương thức cho vay nhiều lần: là phương thức cho vay mà sự khác biệt thể hiện trong khâu giải ngân của NH, thay vì khách hàng lấy khoản tiền vay từ NH một lần thì KH có thể đến lấy làm nhiều lần phù hợp với nhu cầu của KH và theo sự thỏa thuận của hai bên. - Lãi suất và cách áp dụng lãi suất:Lãi suất cho vay được xem là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động cho vay của NH. Quy trình xác định lãi suất cho vay của VPBbank bắt đầu sau khi công tác thẩm định khách hàng theo các bước cụ thể sau: CVKH tổng hợp tất cả số liệu để tính toán lãi suất cho vay cho phù hợp với khung lãi suất cho vay mà Hội sở đã ban hành cho từng sản phẩm vay. CVKH sẽ trình mức lãi suất cho vay phù hợp vào tờ trình tín dụng để cấp trên xem xét và phê duyệt.
4.6.3 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại VPBank – Chi nhánh Gia