Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ NQH so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Còn nợ xấu là nợ quá hạn thuộc nhóm 3, 4 và 5; tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng càng thấp càng tốt.
Bảng 4.10:Dư nợ quá hạn cho vay của KHCN tại VPBank – Gia Định từ 2013 – 2015 Khoản mục 2013 2014 2015 Tổng NQH KHCN 3,49 3,58 9,09 Tỷ lệ NQH KHCN/ tổng dư nợ KHCN 1,09% 1,03% 2,17% Tỷ lệ NQH KHCN/tổng dư nợ 0,32% 0,37% 0,81% 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dư nợ KHCN
Tỷ lệ NQH
KHCN/tổng NQH 25,4% 24,5% 78%
Nguồn: Thống kê nội bộ tại VPBank – CN Gia Định
Nhìn vào bảng tỷ lệ nợ cho vay quá hạn của KHCN, ta có thể thấy tỉ lệ nợ quá hạn có mức tăng khá lớn so với năm 2013. Tuy nhiên tỷ lệ ấy vẫn ở mức thấp, chiếm 2,17% tổng dư nợ cho khách hàng cá nhân và 0,81% so với tổng dư nợ của toàn chi nhánh. Không những thế, với số lượng tăng thêm 5,51 tỷ đồng từ năm 2014 để đạt 9,09 tỷ đồng nợ quá hạn ở năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn ở mảng khách hàng cá nhân đã đạt mức 78% tổng nợ quá hạn, con số này tăng cao kỷ lục so với các năm trước chỉ xấp xỉ ở 24%. Dư nợ quá hạn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, nhưng tỷ trọng nợ quá hạn cho vay KHCN lạ tăng nhanh trong 1 năm qua (lên đến 78% so với tổng NQH).Nguyên nhân là do trong năm 2015, Chi nhánh Gia Định dồn lực tấn công vào mảng KHCN. Không chỉ doanh số cho vay ở mảng này tăng lên mà cơ cấu cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên chóng mặt. Thời hạn càng dài, rủi ro càng cao, chính vì sự tăng nhanh của cả 2 mảng doanh số và thời hạn cho vay mà khiến cho tỷ trọng NQH của KHCN tăng nhanh như vậy. Tại VPBank – CN Gia Định có tình hình nợ xấu như bảng sau:
Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu tại VPBank – CN Gia Định
ĐVT: tỷ đồng, % Khoản mục 2013 2014 2015 Tổng nợ xấu KHCN(tỷ đồng) 2,86 2,41 6,82 Tỷ lệ nợ xấu KHCN/tổng dư nợ KHCN 0,89% 0,69% 1,63% Tỷ lệ nợ xấu KHCN/tổng dư nợ 0,26% 0,24% 0,6%
Nguồn: Thống kê tại VPBank Gia Định
Từ bảng 4.11, có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của KHCN tại Chi nhánh dao động ở con số dưới 1%. Năm 2013, tỷ lệ ở mức 0,89% tổng dư nợ cho khách hàng cá nhân và 0,24% so với tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. Sang năm 2014, nợ xấu tại Chi nhánh giảm xuống 2,41 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mảng khách hàng cá nhân đã đạt mức 0,24% tổng dư nợ. Con số này tăng cao kỷ lục so với các năm trước ở năm 2015 với mức 0,60% so với tổng dư nợ toàn chi nhánh. Dư nợ nợ xấu đối với cho vay KHCN chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng dư nợ nợ xấu của mảng cho vay tại Chi nhánh. Trong năm 2015, doanh số cho vay ở mảng KHCN tăng lên mà cơ cấu cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên chóng mặt. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, chính vì vậy khiến cho tỷ lệ nợ xấu của KHCN tăng nhanh như vậy. Mặc dù tăng nhanh nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn dưới mức 1% chứng tỏ công tác quản lý cho vay của Chi nhánh được thực hiện chặt chẽ và mang lại hiệu quả.
Để thấy rõ hiệu quả trong lĩnh vực cho vay KHCN tại VPBank – CN Gia Định, chúng ta hãy đánh giá hai chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay/Dư nợ cho vay và chỉ tiêu Thu nhập từ cho vay/LNTT.
Bảng 4.12:Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay KHCN
ĐVT: tỷ đồng,%
Khoản mục 2013 2014 2015
Thu nhập từ cho
vay KHCN 64,09 82,81 112,21
Tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN/Dư nợ cho vay
20.06% 23,83% 26,76%
Tỷ lệ thu nhập từ
cho vay/LNTT 99,64% 195,97% 135,66%
Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng tại VPBank – CN Gia Định
Qua bảng 4.12 cho thấy rằng, tình hình cho vay KHCN tại Chi nhánh có hiệu quả, tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN/dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, riêng tỷ lệ thu nhập từ cho vay KHCN/LNTT năm 2014 tăng gần gấp đôi năm 2013, đến năm 2015 tỷ lệ này giảm xuống 135,66%. Nguyên nhân do mảng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh tăng lên dẫn đến rủi ro trong việc thu lãi vay từ phía khách hàng.
4.6.6 Đánh giá hoạt động cho vay cá nhân tại VPBank – CN Gia Định qua phản hồi của khách hàng hồi của khách hàng
Nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cá nhân tại VPBbank – Chi nhánh Gia Định có tính thuyết phục hơn và bám sát thực tế, tác giả đã tiến hành khảo sát các khách hàng đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của VPBank. Địa bàn được chọn khảo sát là khu vực thành phố Hồ Chí Minh – nơi có lượng khách hàng giao dịch với VPBank chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay. Tổng số khách hàng khảo sát thực tế là 100 người, tỷ lệ phản hồi thực tế là 95 khách hàng phản hồ itương đương với 95%. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ 5 phiếu không đạt yêu cầu bị loại bỏ. Số phiếu hợp lệ là 90 phiếu (90%) được đưa vào phân tích. Theo mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại VPBank – Chi nhánh Gia Định theo phản hồi ý kiến của khách hàng thông qua các sản phẩm cho vay mà Sacombank cung cấp. Mẫu được chọn khảo sát là các khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm cho vay của VPBank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 4.13: tỷ lệ khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng của VPBank
ĐVT: %
STT Tên sản phẩm Tỷ lệ
1 Cho vay tiêu dùng 53,33
2 Cho vay sản xuất kinh doanh 13,33 3 Chi vay tiêu dùng+sản xuất kinh doanh 11,11
4 Cho vay tín chấp 15,56
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát khách hàng tháng 5/2016
Theo kết quả khảo sát thì có 53,33% khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng, 13,33% khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, 15,56% khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tín chấp, 17,78% khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay đặc thù hay còn gọi là cho vay tiểu thương;11,11% khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh. Kết quả ở trên phản ánh phần nào số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay của VPBank; trong đó, số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng chiếm đa số, chiếm 53,33% số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay của VPBank. Chất lượng sản phẩm cho vay ảnh hưởng đến quyết định sử dụng sản phẩm cho vay của VPBank. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra các loại sản phẩm cho vay mới và tái cho vay của ngân hàng. Do đó, để đánh mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm cho vay của VPBank, bảng khảo sát bao gồm các tiêu chí được đánh giá theo thang đo Likert. Mức độ của các thang đo giảm dần với mức 5 điểm là rất hài lòng và 1 điểm là rất không hài lòng, cụ thể như sau: (1) Rất hài lòng, (2) Hài lòng, (3) Không ý kiến, (4) Không hài lòng, (5) Rất không hài lòng.
4.6.6.1 Hồ sơ vay đơn giản, thủ tục nhanh gọn
Đây là tiêu chí đầu tiên mà ngân hàng đã đưa ra khi xem xét một hồ sơ cho vay của khách hàng. Ngân hàng luôn thực hiện đúng theo những gì đã cam kết là để góp phầ nâng cao hình ảnh và thương hiệu VPBank trong lòng khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy:
Bảng 4.14 Bảng khảo sát ý kiến khách hàng về chỉ tiêu hồ sơ vay đơn giản, thủ tục nhanh gọn
ĐVT:% Các thang đo
củaLikert
Cho vay tiêu dùng
Cho vay kinh doanh
Cho vay tín chấp
Cho vay tiểu thương Rất hài lòng 41,67 33,33 35,71 37,5 Hài lòng 29,16 41,67 28,57 31,25 Không ý kiến 18,75 16,67 14,29 18,75 Không hài lòng 6,25 8,33 14,29 6,25 Rất không hài lòng 4,17 0 7,14 6,25
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ khảo sát khách hàng tháng 5/2016
Với tỷ lệ 11/90 phiếu tương đương 12,22% khách hàng không hài lòng và khách hàng rất không hài lòng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số khách hàng đã khảo sát. Nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không hài lòng là do khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay thì còn thiếu sót trong khâu giấy tờ, đôi khi xảy ra chút vấn đề về mặt pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp. Do đó, thời gian kiểm tra hồ sơ đủ điều kiện để duyệt xét cho vay thường bị kéo dài vài ngày cho đến vài tuần, thậm chí vài tháng nếu gặp trục trặc lớn về pháp lý.
4.6.6.2 Lãi suất và thời gian vay phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng
Đây là tiêu chí thứ hai để VPBank cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng luôn phê duyệt một mức lãi suất và thời hạn phù hợp với năng lực tài chính của khách hàng nhằm đảm bảo tối thiểu những rủi ro bất trắc xảy ra giữa hai bên. Với mong muốn tạo ra nguồn vốn vay để khách hàng có thể tận dụng một cách hợp lí và phù hợp với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, chính quan niệm này ngân hàng luôn nhận được sự ủng hộ từ phía những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm với VPBank cũng như những khách hàng lần đầu giao dịch với ngân hàng. Theo kết quả khảo sát như sau:
Bảng 4.15 Bảng khảo sát ý kiến khách hàng về chỉ tiêu thứ hai
ĐVT: %
Các thang đo củaLikert
Cho vay tiêu dùng
Cho vay kinh doanh
Cho vay tín chấp
Cho vay tiểu thương Rất hài lòng 27,08 25 42,85 43,75 Hài lòng 31,25 41,67 28,57 31,25 Không ý kiến 25 16,67 14,29 18,75 Không hài lòng 10,42 8,33 14,29 6,25 Rất không hài lòng 6,25 8,33 0 0
Nguồn: Kết quả khảo sát khách hàng tháng 5/2016
Với tỷ lệ 13/90 phiếu tương đương 14,44% khách hàng không hài lòng và rất không hài lòng với tiêu chí mà ngân hàng đã đưa ra khảo sát. Nguyên nhân xuất phát dẫn đến có một số ít khách hàng không hài lòng về lãi suất và thời gian cho vay mà ngân hàng đã duyệt trong hợp đồng tín dụng là do một phần khả năng tài chính của khách hàng chưa vững mạnh dẫn đến khả năng thu hồi vốn và lãi của ngân hàng sẽ gặp rủi ro, một phần khách hàng có nhu cầu vay để mua nhà trong một thời gian dài sẽ dẫn đến lãi suất cao.
4.6.6.3 Hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Tiêu chí thứ ba mà ngân hàng đưa ra để khảo sát là hạn mức tín dụng. Đây cũng được coi là tiêu chí quan trọng để VPBank có thể cạnh tranh với những ngân hàng khác trên cùng khu vực. VPBank luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn và cấp một hạn mức tín dụng phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng, hợp lý với giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng. Theo khảo sát, kết quả cho thấy rằng:
Bảng 4.16: bảng khảo sát ý kiến khách hàng cho chỉ tiêu thứ ba
ĐVT: %
Các thang đo củaLikert
Cho vay tiêu dùng
Cho vay kinh doanh
Cho vay tín chấp
Cho vay tiểu thương
Hài lòng 37,5 41,67 28,57 31,25 Không ý kiến 16,67 16,67 14,29 12,5 Không hài lòng 6,25 8,33 0 0 Rất không hài lòng 4,17 8,33 0 0
Nguồn: Kết quả khảo sát khách hàng tháng 5/2016
Với tỷ lệ 7/90 phiếu khảo sát tương đương với 77,78% khách hàng không hài lòng và khách hàng rất không hài lòng trên tổng số khách hàng đã khảo sát. Hầu hết những khách hàng này thuộc hai loại sản phẩm cho vay là tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những phương án sản xuất của khách hàng cung cấp cho ngân hàng mà tính khả thi hay hiệu quả của phương án chưa cao, giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng bị rớt giá do biến động của thị trường bất động sản nên ngân hàng chỉ có thể đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đối với hai sản phẩm cho vay còn lại là tín chấp và tiểu thương thường thì những khách hàng này có nhu cầu vay vốn không cao, và khách hàng có tài khoản chi lương qua ngân hàng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1 Nhận xét về hoạt động cho vay khối KHCN tại VPBank – CN Gia Định
5.1.1 Những mặt đạt được
Vốn là Ngân hàng bán lẻ có vị thế từ trước, VPBank – CN Gia Định cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm tín dụng cá nhân, phục vụ tốt nhu cầu của người vay vốn, thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nâng cao vị thế thương hiệu VPBank. Các chỉ tiêu kinh tế đều đạt kết quả khả quan: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN đạt mức cao và có sự tăng trưởng tốt, các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ... đều có kết quả tốt. Điều này chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN tại VPBank – CN Gia Định đạt được hiệu quả cao về mặt kinh tế, ngày càng mở rộng được thêm đối tượng khách hàng và nâng cao vị thế của mình. Lãi suất cho vay KHCN dù tương đối cao nhưng vẫn có tính cạnh tranh lớn so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn quận, quy trình cho vay rõ ràng và thuận tiện, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian cũng như hài lòng với dịch vụ của VPBank – CN Gia Định. Chú trọng đến lợi ích và hỗ trợ khách hàng: Trong suốt quy trình cho vay khách hàng cá nhân, các CVKH luôn quan tâm và nhắc nhở khách hàng những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng; Một CVKH sẽ phụ trách một khách hàng và sẽ chịu trách nhiệm với hồ sơ của khách hàng đó trong suốt quy trình từ bước lập hồ sơ cho tới tất toán. Việc sắp xếp công việc như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý những trục trặc phát sinh trong suốt quá trình, đồng thời việc liên hệ với khách hàng và ngân hàng sẽ thuận tiện hơn; CVKH sẽ tư vấn cho khách hàng toàn bộ các loại hình vay nợ, các phương thức vay nợ... đưa ra những nhận xét đúng đắn để khách hàng có thể lựa chọn được cách vay vốn cũng như lộ trình trả nợ hợp lý nhất. Đồng thời, chủ động liên lạc với nhân viên thanh toán hỗ trợ khách hàng khi giải ngân và nhắc nhở khách hàng khi tới hạn thanh toán, tạo thuận lợi cho những khoản
vay tiếp theo của khách hàng trong tương lai. Công nghệ, phần mềm quản lý và các ứng dụng khai thác số liệu kịp thời, chính xác và bảo mật.
5.1.2 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân
Tỷ lệ cho vay tín chấp mang lại rủi ro cao: Chúng ta đều biết cho vay tín chấp sẽ đem lại nguồn lợi lớn bởi lãi suất cao, tuy nhiên rủi ro nó mang lại cũng không hề nhỏ. Với hình thức cho vay KHCN dạng tín chấp, dù chỉ là các khoản vay nhỏ lẻ nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro khi không có tài sản thế chấp, dễ dàng làm tăng nợ xấu, nợ khó đòi; Làm tăng chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu, tạo thêm khoản phí cho Ngân hàng.
Quy trình cho vayKHCN vẫn còn nhiều bất cập: Việc một chuyên viên khách hàng phụ trách tất cả các bước trong quy trình cho vay tín dụng bao gồm gặp gỡ, tiếp xúc, xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực... có thể mang lại sự hỗ trợ tốt cho khách hàng khi có trục trặc phát sinh hay có việc cần liên hệ, tuy nhiên việc thực hiện như vậy sẽ dễ dẫn đến nguy cơ