Tình hình nghiên cứu về phân bón, mật độ trồng cây Giảo cổ la mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 33)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài

1.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón, mật độ trồng cây Giảo cổ la mở

Việt Nam

Về mật độ trồng tùy theo độ phì đất có thể biến động từ 250.000 cây/ha với khoảng cách 20 x 20 cm cho đất tốt đến 500.000 cây/ha với khoảng cách 20 x 10 cây/ha. Thực tế cho thấy ở Bình Định, sau hơn 1 năm trồng khảo nghiệm, cây Giảo cổ lam đã khẳng định phát triển khá tốt trên đất rừng vùng cao 3 huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão với mật độ trồng 20 x

30 cm và 20 x 40 cm/hom, độ che phủ dưới tán rừng 50 - 60% (Giảo cổ lam, 10/04/2012)[18].

Theo khuyến cáo của Viện dược liệu[7]: Mật độ trồng 33 cây/1m2 . Cự ly các hàng là 20cm, cự ly các cây 15cm.

Theo Viện Kinh Tế - Y Tế và các vấn đề xã hội năm 2017[9]: Mật độ trồng 250.000 cây/ha (20 x 20 cm) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Phân bón cũng là một trong yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất Giảo cổ lam, theo khuyến cáo của Viện dược liệu là sử dụng phân chuồng ủ mục và được kiểm soát chất lượng. Không dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới. Lượng phân bón cho 1 ha: Phân chuồng 15 tấn + 300 kg N + 200 kg P2O5. Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ lượng phân chuồng + 1/2 lượng supe lân trước khi trồng. - Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 ngày, lượng bón 1/2 lượng đạm urê + 1/2 supe lân - Bón thức lần 2: Toàn bộ số phân còn lại (sau lần 1 khoảng 20 ngày), kết hợp làm cỏ.

Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch là 4 tháng. Sau khi thu hoạch 5 ngày, bón thúc lần 1 (1 ha bón: 150 kg đạm ure+ 100 kg lân); 1 tháng sau đó bón thúc lần 2 (1 ha bón: 150 kg đạm ure+ 100 kg lân). Thường xuyên tưới nước giữ ẩm, để thu hoạch lứa tiếp theo (khoảng 3 - 4 tháng/lứa).

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đình Hà (2017)[1]: Mật độ trồng hợp lý cho cây GCL 7 lá chét là 200.000 cây/ha, cho năng suất 3,34 tấn tươi/lứa/ha và 0,65 tấn khô/lứa/ha. Tổ hợp phân bón: 3 tấn phân hữu vi sinh Sông Gianh + (250 N + 80 P2O5 + 140 K2O) phù hợp nhất cho trồng GCL 7 lá chét (cho năng suất tươi là 3,82 tấn/lứa/ha, tương đương 0,74 tấn khô/lứa/ha).

Theo tác giả Lê Thị Bích Thủy năm 2010 khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cây Giảo cổ lam

cho rằng mật độ trồng có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển cũng như năng suất cây Giảo cổ lam.

Hiện nay ở Việt nam cũng như trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu thử nghiệm về các loại phân bón đối với các loại đối tượng cây trồng. Tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng phân bón và mật độ trồng Giảo cổ lam trong và ngoài nước chưa có nhiều công trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)