Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái phân cành các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 47 - 52)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài

3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái phân cành các

trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét

Cành là bộ phận chính cùng với thân tạo nên hình dáng của cây, là bộ phận trực tiếp cấu thành năng suất của cây Giảo cổ lam. Sự phân cành càng sớm và càng nhiều thì năng suất sinh vật học càng cao. Khi nghiên cứu về sự phát triển của cành cây Giảo cổ lam, chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài cành cấp một đầu tiên. Nếu cành này to khoẻ, góc độ phân cành hợp lý thì đây là cơ sở cho cành cấp hai phát triển cũng là tiền đề cho năng suất sau này. Số lượng cành, độ dài cành cấp một đầu tiên cũng như đặc điểm phân cành của cây Giảo cổ lam phụ thuộc vào mật độ, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, các biện pháp kỹ thuật thâm canh tốt sẽ làm cây phát triển khoẻ, quá trình phân cành diễn ra thuận lợi, từ đó làm tăng năng suất.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái phân cành các cấp trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét

Công thức

Động thái đẻ nhánh trên cây sau…. (nhánh)

30 60 90 Trước TH C1 C2 C1 C2 C1 C2 C1 C2 P1 M1(đ/c) 1,63 4,30 2,87 13,33 3,77 21,13 3,77 21,13 M2 1,70 5,00 3,07 12,27 3,97 18,53 3,97 18,53 M3 1,73 4,33 2,97 13,90 4,33 21,70 4,33 21,70 P2 M1 1,73 4,67 2,77 13,37 3,90 20,40 3,90 20,70 M2 1,77 4,87 3,00 13,10 3,80 19,90 3,80 19,90

Công thức

Động thái đẻ nhánh trên cây sau…. (nhánh)

30 60 90 Trước TH C1 C2 C1 C2 C1 C2 C1 C2 M3 1,80 4,77 3,07 13,23 4,03 20,50 4,03 20,50 P3 M1 1,83 4,90 3,23 13,47 4,07 20,50 4,07 20,50 M2 2,10 5,40 3,50 15,00 4,53 22,43 4,53 22,73 M3 1,97 4,60 3,20 13,57 4,10 20,43 4,10 20,43 P4 M1 1,83 3,83 3,00 13,23 3,87 18,80 3,87 18,80 M2 1,93 4,37 3,13 14,83 4,00 22,13 4,00 22,13 M3 1,73 4,43 3,27 13,27 4,13 21,37 4,13 21,37 PP*M <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 PP <0,05 <0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 PM <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05P*M 0,17 0,45 0,32 1,34 0,34 1,26 0,34 1,27 CV(%) 5,6 5,8 6,0 5,9 5,0 3,6 5,0 3,6 - Nhánh cấp 1:

Ở các thời điểm theo dõi 30, 60, 90 ngày sau trồng và thời điểm trước khi thu hoạch, kết quả cho thấy: Sự tăng trưởng số nhánh cấp 1 ở các mật độ và các mức phân bón khác nhau diễn ra mạnh nhất ở giai đoạn từ 60 đến 90 ngày sau trồng và giảm dần từ giai đoạn 90 ngày sau trồng, từ thời điểm sau trồng 90 ngày đến thời điểm trước thu hoạch tốc độ ra nhánh giảm và chỉ tăng ở mức nhẹ.

* Giai đoạn 30 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ cấy khác nhau đến số nhánh cấp 1 ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 1 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 1,63 – 2,10 nhánh. Trong đó công thức M1P3, M2P3, M3P3, M1P4, M2P4 cho số nhánh cấp 1 đạt 1,83 – 2,10 nhánh cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (1,63 nhánh) từ 0,2 – 0,47 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 1 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn 60 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón không làm ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP>0,05).

Các mật độ cấy khác nhau có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ cấy khác nhau đến số nhánh cấp 1 ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 1 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 2,77 – 3,50 nhánh. Trong đó công thức M1P3, M2P3, M3P3, M3P4 cho số nhánh cấp 1 đạt 3,20 – 3,50 nhánh cao hơn so với công thức đối chứng

M1P1 (2,87 nhánh) từ 0,33 – 0,63 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 1 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn 90 ngày sau trồng và giai đoạn trước thu hoạch: Sau thời điểm 90 ngày sau trồng số nhánh cấp 1 giảm và tăng không đáng kể

Nhân tố phân bón không làm ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP>0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 1 ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến số nhánh cấp 1 ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 1 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 3,77 – 4,53 nhánh. Trong đó công thức M3P1, M2P3, M3P4 cho số nhánh cấp 1 đạt 4,13 – 4,53 nhánh cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (3,77 nhánh) từ 0,36 – 0,76 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 1 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

- Nhánh cấp 2:

* Giai đoạn 30 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 2 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 3,83 – 5,40 nhánh. Trong đó công thức M2P1, M2P2, M3P2, M1P3, M2P3 cho số nhánh cấp 2 đạt 4,77 – 5,40 nhánh cao hơn so với công

thức đối chứng M1P1 (4,30 nhánh) từ 0,47 – 1,10 nhánh, công thức M1P4 cho số nhánh cấp 2 thấp nhất đạt 3,83 nhánh thấp hơn công thức đối chứng 0,47 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 2 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn 60 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón không làm ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP>0,05).

Các mật độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM>0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ cấy khác nhau đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 2 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 12,27 – 15,00 nhánh. Trong đó công thức M2P3, M2P4 cho số nhánh cấp 2 đạt 14,83 – 15,00 nhánh cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (13,33 nhánh) từ 1,50 – 1,67 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 2 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn 90 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón không làm ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP>0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 2 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 18,53 – 22,43 nhánh. Trong đó công thức M2P3 cho số nhánh cấp 2 đạt 22,43 nhánh cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (21,13 nhánh) 1,3

nhánh, công thức M2P1, M1P4 cho số nhánh cấp 2 thấp nhất đạt 15,53 – 18,80 nhánh thấp hơn công thức đối chứng 2,33 – 2,6 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 2 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn trước thu hoạch: Giai đoạn này số nhánh cấp 2 giảm và tăng không đáng kể.

Nhân tố phân bón không làm ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PP>0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến số nhánh cấp 2 ở giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy số nhánh cấp 2 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 18,53 – 22,43 nhánh. Trong đó công thức M2P3 cho số nhánh cấp 2 đạt 22,73 nhánh cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (21,13 nhánh) 1,6 nhánh, công thức M2P1, M1P4 cho số nhánh cấp 2 thấp nhất đạt 15,53 – 18,80 nhánh thấp hơn công thức đối chứng 2,33 – 2,6 nhánh, các công thức còn lại cho số nhánh cấp 2 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)