Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 33)

2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài

1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan tài liệu

Cây giảo cổ lam là cây thuốc quý ngày càng được sử dụng phổ biến được thu hái nhiều làm trữ lượng trong tự nhiên suy giảm nhanh chóng. Thực tiễn đó đòi hỏi phát triển vùng trồng giảo cổ lam nguyên liệu sản xuất và tiêu dùng. Hiện tại có nghiên cứu cơ bản về kỹ thuật trồng trọt giảo cổ lam bên cạnh các nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý.

Đối với huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn chưa có một nghiên cứu cụ thể về mật độ và phân bón để đưa ra một quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên của Pác Nặm. Vì vậy, chúng tôi đã triển khai đề tài nghiên cứu này để tìm ra quy trình canh tác Giảo cổ lam phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Loài Giảo cổ lam 7 lá chét (Gynostemma pubescens). Đặc điểm thực vật học: Cây sống lâu năm, dạng dây leo, thân mảnh, leo bằng tua cuốn. Tua cuốn xoăn, mảnh, nằm cạnh cuống lá. Lá kép có 7 lá chét hình bầu dục, mép răng cưa, bề mặt dưới lá có lông. Cây có hoa nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đơn tính khác gốc. Thời gian ra hoa từ tháng 6 - 8, quả chín tháng 11 - 12.[21]

- Đặc điểm và tiêu chuẩn cây giống GCL khi trồng: Cây được nhân giống bằng hom có từ 3-4 mắt đem giâm trong bầu, khi cây con cao từ 25 - 30 cm bắt đầu vươn ngọn leo, thân mập khoẻ, không dấu hiệu sâu bệnh là đạt tiêu chuẩn cây giống đưa ra trồng sản xuất.

- Vật liệu nghiên cứu

+ Phân đạm: Urê (46%N)

+ Phân lân Lâm Thao (16% P2O5) + Phân Kaliclorua (60% K2O)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí trên nền đất thịt nhẹ, pha sét địa hình bằng phẳng tại xã Công Bằng, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 12 năm 2018.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng của cây Giảo cổ lam 7 lá chét.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của cây Giảo cổ lam 7 lá chét.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của cây Giảo cổ lam 7 lá chét.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây Giảo cổ lam 7 lá chét.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm hai nhân tố được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ gồm 12 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô thí nghiệm là 10 m2 (2m x 5 m). Tổng diện tích thí nghiệm là 360 m2.

- Nhân tố A: 3 mức mật độ, bao gồm:

Mức mật độ 1 (M1): Trồng 200.000 cây/ha,, khoảng cách trồng (20 cm x 25 cm). Mức mật độ 2 (M2): Trồng 250.000 cây/ha,, khoảng cách trồng (20 cm x 20 cm). Mức mật độ 3 (M3): Trồng 334.000 cây/ha,, khoảng cách trồng (20 cm x 15 cm). - Nhân tố B: 4 mức phân bón, bao gồm:

Mức phân bón 1 (P1): 200 N + 100 P2O5 + 40 K2O Mức phân bón 2 (P2): 250 N + 150 P2O5 + 60 K2O Mức phân bón 3 (P3): 300 N + 200 P2O5 + 80 K2O Mức phân bón 4 (P4): 350 N + 250 P2O5 + 100 K2O

- Mức mật độ 1 (M1): Trồng 200.000 cây/ha,, khoảng cách trồng (20 cm x 25 cm) và mức phân bón 1 (P1): 200 N + 100 P2O5 + 40 K2O làm công thức đối chứng (theo thực tế sản xuất tại địa phương).

Bảng 2.1. Lượng phân bón và mật độ khoảng cách trồng

Công thức Nhân tố A

(Mật độ, khoảng cách)

Nhân tố B

(Lượng phân bón/ha)

M1P1(Đ/c) 200.000 cây/ha (20 cm x 25 cm) 200N + 100P2O5 + 40K2O M2P1 250.000 cây/ha (20 cm x 20 cm) 200N + 100P2O5 + 40K2O M3P1 334.000 cây/ha (20 cm x 15 cm) 200N + 100P2O5 + 40K2O M1P2 200.000 cây/ha (20 cm x 25 cm) 250N + 150P2O5 + 60K2O M2P2 250.000 cây/ha (20 cm x 20 cm) 250N + 150P2O5 + 60K2O M3P2 334.000 cây/ha (20 cm x 15 cm) 250N + 150P2O5 + 60K2O M1P3 200.000 cây/ha (20 cm x 25 cm) 300N + 200P2O5 + 80K2O M2P3 250.000 cây/ha (20 cm x 20 cm) 300N + 200P2O5 + 80K2O M3P3 334.000 cây/ha (20 cm x 15 cm) 300N + 200P2O5 + 80K2O M1P4 200.000 cây/ha (20 cm x 25 cm) 350N + 250P2O5 + 100K2O M2P4 250.000 cây/ha (20 cm x 20 cm) 350N + 250P2O5 + 100K2O M3P4 334.000 cây/ha (20 cm x 15 cm) 350N + 250P2O5 + 100K2O Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ NL 1 M3 P4 M3 P3 M2 P4 M2 P2 M3 P2 M1 P3 M2 P1 M1 P2 M1 P4 M2 P3 M1 P1 M3 P1 NL 2 M1 P2 M3 P2 M2 P4 M2 P2 M1 P1 M1 P4 M1 P2 M3 P4 M2 P3 M1 P3 M3 P1 M3 P3 NL 3 M3 P3 M2 P2 M2 P4 M1 P3 M3 P1 M1 P1 M1 P2 M1 P4 M3 P4 M3 P2 M2 P1 M2 P3

2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật

- Kỹ thuật làm đất:

+ Phát dọn toàn bộ, làm đất cơ giới cày toàn bộ diện tích, bừa kỹ, làm đất tơi xốp và sạch cỏ dại.

+ San mặt bằng và thiết kế luống, luống có chiều dài 5 m, chiều rộng 2 m, giữa 2 luống chừa rãnh rộng 40 cm.

- Mật độ cấy và lượng phân bón theo công thức thí nghiệm. - Thời vụ: Trồng vào ngày 14/02/2018

- Kỹ thuật bón phân

+ Nền: 3,0 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + 500 kg vôi bột/ha + Cách bón: Phân bón được chia làm 2 phần đều nhau bón cho 2 lứa thu hoạch. Mỗi lứa bón:

Bón lót 1/2 phân vi sinh Sông Gianh + 1/2 lân trước khi trồng hoặc sau cắt thu hoạch lần 1.

Bón thúc lần 1: Sau trồng 15 ngày, lượng bón 1/2 lượng đạm + 1/2 kali.

Bón thức lần 2: Toàn bộ số phân còn lại (sau lần 1 40 ngày), kết hợp làm cỏ. - Thu hoạch

Giảo cổ lam thuộc dạng cây dài ngày, trồng một lần cho thu hoạch 2-3 năm. Thu hoạch lần đầu là sau khi trồng 4-5 tháng kể từ ngày trồng (tùy thuộc theo tốc độ sinh trưởng và phát triển về khối lượng dược liệu của cây trên từng thửa ruộng) có thể tiến hành thu hoạch dược liệu, Cắt toàn bộ cây, chỉ để lại phần gốc cây cách mặt đất khoảng 20-30 cm để cây có điều kiện tiếp tục tái sinh cho lứa sau, khi cắt phân thân lá tránh làm tổn thương gốc.

2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá:

Mỗi ô thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 10 cây ở hàng giữa rồi theo dõi các chỉ tiêu sau: - Động thái biến động phân cành các cấp/cây. Theo dõi số liệu 30 ngày 1 lần tính từ thời điểm trồng cây. Đếm tổng số nhánh cấp 1, cấp 2.

- Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính (cm): Bắt đầu đo tại thời điểm sau trồng 30 ngày và tiến hành đo định kỳ 30 ngày một lần đến khi thu hoạch.

- Động thái tăng trưởng số lá (lá): Bắt đầu đếm tại thời điểm sau trồng 30 ngày và tiến hành đếm định kỳ 30 ngày một lần đến khi thu hoạch.

- Diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Được xác định theo phương pháp cân nhanh vào 4 thời kỳ (đo đếm trên cùng mẫu xác định khả năng tích lũy chất khô): 30 ngày sau trồng, 60 ngày sau trồng, 90 ngày sau trồng, tTrước khi thu hoạch.

Cách làm: mỗi thời điểm lấy 5 ô tiêu chuẩn (mối ô diện tích 0,25 m2) ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm theo phương pháp 5 điểm chéo góc, rồi cắt 1 tấm kính có diện tích 1dm2 sau đó lấy lá ở các vị trí trên các cành trong ô cắt sao cho đúng bằng tấm kính đem cân số lá đó ta được khối lượng 1dm2 lá và ký hiệu là PA, các ô đều làm tương tự như vậy. Sau đó cân toàn bộ số lá của ô tiêu chuẩn và cộng thêm khối lượng của 1dm2 lá đã cân, được trọng lượng là PB. Cuối cùng tính chỉ số diện tích lá theo công thức sau:

PB × 4 Chỉ số diện tích là =

PA x 5 x 100

- Sâu bệnh hại:

+ Bệnh hại: Bệnh lở cổ rễ và bệnh thối nhũn thân:

Tỷ lệ bệnh (%): Số lượng cá thể bị bệnh so với tổng số cá thể điều tra trong quần thể.

+ Sâu hại:

Tỷ lệ hại (%): Số lượng cá thể bị hại so với tổng số cá thể điều tra trong quần thể.

- Chỉ tiêu về năng suất

+ Năng suất tươi (tấn/ha/năm): Cân tổng khối lượng cây thu hoạch của ô thí nghiệm của các lần cắt trong năm, từ đó tính năng suất trên ha (tấn/ha).

+ Năng suất khô (tạ/ha/năm): Cân tổng khối lượng cây thu hoạch của ô thí nghiệm phơi khô đến khi độ ẩm đạt dưới 12%, của các lần cắt trong năm, từ đó tính năng suất trên ha (tạ/ha).

- Tính hiệu quả kinh tế

Lãi thuần = Tổng thu – tổng chi

Tổng thu = Giá trị thu từ cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ (nếu có). Tổng chi = Tổng chi phí biến động (gồm cả công lao động và vật tư).

2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thu được trong thí nghiệm được tính theo chương trình EXCEL 2010 và xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 5.0

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Giảo cổ lam 7 lá chét

3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam 7 lá chét dài thân chính của cây Giảo cổ lam 7 lá chét

Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo Cổ Lam không những chịu ảnh hưởng bởi mùa vụ trồng mà còn chịu ảnh hưởng bới phương thức trồng. Chiều dài thân chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất sự sinh trưởng của cây Giảo Cổ Lam từng thời kỳ sinh trưởng. Kết quả được trình bày qua bảng 3.1 cho thấy:

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều dài thân chính của cây Giảo cổ lam 7 lá chét

Công thức Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính sau…. (cm)

30 60 90 Trước TH P1M1(đ/c) 14,64 49,47 187,47 211,88 P1M2 16,89 55,96 199,55 214,03 P1M3 14,37 55,79 202,68 219,68 P2M1 17,61 51,86 205,30 217,47 P2M2 18,93 54,04 208,94 218,75 P2M3 19,63 56,34 209,56 222,67 P3M1 14,95 55,78 212,92 228,02 P3M2 19,51 60,74 211,97 221,28 P3M3 21,05 57,10 213,04 226,95 P4M1 19,63 56,30 208,50 222,91 P4M2 16,95 55,56 211,02 229,20 P4M3 17,90 63,67 222,35 235,17 PP*M <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 PP <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 PM <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05P*M 2,56 4,59 7,63 5,64 CV(%) 8,5 4,8 2,2 1,5

Qua bảng 3.1 cho thấy ở các mật độ và phân bón khác nhau thì động thái tăng trưởng chiều dài thân chính cây Giảo Cổ Lam khác nhau như sau:

* Giai đoạn 30 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).

Các mật độ trồng khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ trồng khác nhau đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy chiều dài thân chính ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 14,37 – 21,05 cm. Trong đó các công thức M1P2, M2P2, M2P3, M2P3, M3P3, M1P4, M3P4 cho chiều dài thân chính đạt 17,61 – 21,05 cm dài hơn công thức đối chứng M1P1 (14,64 cm) từ 2,97 – 6,41 cm, các công thức M2P1, M3P1, M1P3, M2P4 cho chiều dài thân chính tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn 60 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Kết quả cho thấy chiều dài thân chính ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 49,47 – 63,67 cm. Trong đó các công thức M2P1, M3P1, M3P2,

M1P3, M2P3, M3P3, M1P4, M2P4, M3P4 cho chiều dài thân chính đạt 55,56 – 63,67 cm dài hơn công thức đối chứng M1P1 (49,47 cm) từ 6,09 – 14,2 cm, các công thức M1P2, M2P2 cho chiều dài thân chính đạt 51,86 – 54,04 cm tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn 90 ngày sau trồng:

Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chiều dài thân chính ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy chiều dài thân chính ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 187,47 – 222,35 cm. Trong đó tất cả các công thức thí nghiệm đều cho chiều dài thân chính dài hơn công thức đối chứng M1P1 (187,47 cm) ở mức độ tin cậy 95%.

* Giai đoạn trước thu hoạch:

Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).

Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính ở giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).

Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chiều dài thân chính ở giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).

Qua kết quả cho thấy chiều dài thân chính ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 211,88 – 235,17 cm. Trong đó các công thức M3P1, M2P2,

M2P3, M1P3, M2P3, M3P3, M1P4, M2P4, M3P4 cho chiều dài thân chính đạt 218,75 – 235,17 cm dài hơn công thức đối chứng M1P1 (211,88 cm) từ 6,87 – 23,29 cm, các công thức M2P1, M1P2 cho chiều dài thân chính đạt 214,03 – 217,47 cm tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.

3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng số lá trên thân của cây Giảo cổ lam 7 lá chét trên thân của cây Giảo cổ lam 7 lá chét

Giảo cổ lam là cây dược liệu mà bộ phận sử dụng là thân và lá, do vậy kích thước lá cũng như các cơ quan trong lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của từng mẫu giống.

Động thái ra lá trên thân chính là yếu tố mà cây trồng thích ứng với môi trường sống và các điều kiện kỹ thuật trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ lúc bắt đầu trồng đến khi thu hoạch.

Khả năng ra lá mạnh hay yếu khả năng phân cành nhiều hay ít và độ dài của cành ngắn hay dài phụ vào nhiều yếu tố như đặc điểm giống, mùa vụ, phương thức trồng và kỹ thuật chăm sóc. Giảo cổ lam là cây lấy thân lá làm mục đích kinh tế vì vậy quá trình ra lá của cây có tương quan chặt chẽ với năng suất. Kết quả theo dõi về khả năng ra lá của cây Giảo cổ lam 7 lá chét được trình bày trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái ra lá trên thân của cây Giảo cổ lam 7 lá chét

Công thức

Động thái ra lá trên thân sau… (lá)

30 60 90 Trước TH P1 M1(đ/c) 2,77 6,70 21,87 28,53 M2 2,93 7,40 22,83 29,73 M3 3,63 6,90 21,80 29,27 P2 M1 3,27 7,27 20,97 28,87 M2 3,93 7,33 21,27 28,63 M3 3,97 7,63 22,07 29,40 P3 M1 4,00 7,53 21,57 29,23

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây giảo cổ lam 7 lá chét (gynostemma pentaphyllum) tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)