2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
3.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến chỉ số diện tích lá
Giảo Cổ Lam 7 lá chét
Lá là cơ quan quang hợp trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha cố dịnh CO2 tạo vật chất hữu cơ cho cây. Do vậy, tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây. Tăng năng suất cây trồng.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng, phân bón đến chỉ số diện tích lá trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét
Đơn vị tính: m2 lá/m2 đất Công thức Chỉ số diện tích lá 30 60 90 Trước TH P1 M1(đ/c) 0,56 1,67 2,67 2,94 M2 0,61 1,70 2,71 2,99 M3 0,58 1,58 2,73 3,02 P2 M1 0,69 1,68 2,78 3,01 M2 0,70 1,72 2,60 2,94 M3 0,63 1,64 2,86 3,04 P3 M1 0,70 1,63 3,05 2,97 M2 0,80 1,99 2,77 3,50 M3 0,76 1,62 2,70 2,89 P4 M1 0,72 1,80 2,96 3,14 M2 0,74 1,73 2,81 3,08 M3 0,62 1,64 2,80 2,94 PP*M <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 PP <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 PM <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05P*M 0,08 0,14 0,14 0,16 CV(%) 6,8 4,9 3,0 3,1
* Giai đoạn 30 ngày sau trồng khi cây mới bén rễ hồi xanh, bộ rễ và lá chưa phát triển mạnh nên khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng như quang hợp tạo chất xanh chưa tốt do vậy giữa các công thức phân bón và mật độ khác nhau, sự sai khác về chỉ số diện tích lá là không đáng kể.
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chỉ số diện tích lá ở giai đoạn 30 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy chỉ số diện tích lá ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,56 – 0,80 m2 lá/m2 đất. Trong đó công thức M1P2, M2P2, M1P3, M2P3, M3P3, M1P4, M2P4 cho chỉ số diện tích lá đạt 0,69 – 0,80 m2 lá/m2 đất cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (0,56 m2 lá/m2 đất) từ 0,13 – 0,24 m2 lá/m2 đất, các công thức còn lại cho chỉ số diện tích lá tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, với cây Giảo cổ lam thì công thức bón phân P3 cho chỉ số diện tích lá là tốt nhất trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển
* Giai đoạn 60 ngày sau trồng:
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chỉ số diện tích lá ở giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy chỉ số diện tích lá ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 1,58 – 1,99 m2 lá/m2 đất. Trong đó công thức M2P3, M3P3 cho chỉ số diện tích lá đạt 1,99 m2 lá/m2 đất cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (1,67 m2 lá/m2 đất) 0,32 m2 lá/m2 đất, các công thức còn lại cho chỉ số diện tích lá tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
* Giai đoạn 90 ngày sau trồng:
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chỉ số diện tích lá ở giai đoạn 90 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy chỉ số diện tích lá ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 2,60 – 3,05 m2 lá/m2 đất. Trong đó công thức M3P2, M1P3, M1P4 cho chỉ số diện tích lá đạt 2,86 – 3,05 m2 lá/m2 đất cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (2,67 m2 lá/m2 đất) từ 0,19 – 0,38 m2 lá/m2 đất, các công thức còn lại cho chỉ số diện tích lá tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
* Giai đoạn trước thu hoạch:
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến chỉ số diện tích lá ở giai đoạn trước thu hoạch của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy chỉ số diện tích lá ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 2,94 – 3,50 m2 lá/m2 đất. Trong đó công thức M2P3, M1P4 cho chỉ số diện tích lá đạt 3,14 – 3,50 m2 lá/m2 đất cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (2,94 m2 lá/m2 đất) từ 0,2 – 0,56 m2 lá/m2 đất, các công thức còn lại cho chỉ số diện tích lá tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
Với hai yếu tố là mật độ và phân bón cùng tác động lên chỉ số diện tích lá của cây Giảo cổ lam, qua theo dõi thí nghiệm, phân tích số liệu và xử lý thống kê, tôi nhận thấy LAI của cây giảo cổ làm 7 lá chét ở công thức phân bón P3 là cao nhất, cụ thể công thức M2P3 đạt mức 3,50 tại thời điểm trước khi thu hoạch. Các công thức phân bón đều cho LAI cao hơn so với đối chứng ở các thời điểm theo dõi các giống Giảo cổ lam. Như vậy chúng tôi có thể kết luận cây Giảo cổ lam 7 lá chét sinh trưởng tốt cho chỉ số diện tích lá cao nhất ở công thức phân bón P3.
3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét
Sâu bệnh gây hại trên cây trồng làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, chúng xâm nhập vào tất cả các bộ phận của cây như: rễ, thân, lá, hoa, quả… làm ức chế quá trình sinh trưởng của cây.
Ảnh hưởng của sâu bệnh phụ thuộc vào thời vụ, giống, chế độ dinh dưỡng, mật độ…trong đó chế độ dinh dưỡng và mật độ có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Cây phát triển tốt, khoẻ, tăng sức chống chịu với sâu bệnh, làm giảm tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại trên cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét
Công thức Bệnh hại Bệnh lở cổ rễ (%) Bệnh thối nhũn thân (%) P1 M1(đ/c) 0,10 0,10 M2 0,10 0,07 M3 0,13 0,10 P2 M1 0,10 0,13 M2 0,10 0,10 M3 0,10 0,03 P3 M1 0,07 0,13 M2 0,07 0,10 M3 0,13 0,13 P4 M1 0,07 0,10 M2 0,13 0,13 M3 0,20 0,17
* Bệnh thối cổ rễ:
Nấm xâm nhập vào cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, cổ rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Bệnh thường phát sinh gây hại từ khi cây mới mọc đến có 1 – 2 lá thật. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, trên đất cát nhiều hơn đất thịt. Nấm gây hại ở giai đoạn cây con. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao.
Qua bảng 3.6 cho thấy các công thức tham gia thí nghiệm bệnh lở cổ rễ đều xuất hiện ở mức độ nhẹ dao động từ 0,07 – 0,20%. Bón phân mức P4 bệnh lở cổ rễ xuất hiện nhiều hơn so với các mức phân còn lại, cụ thể công thức M3P4 đạt 0,20%. Bệnh lở cổ rễ xuất hiện ít nhất ở các công thức M1P3, M203, M1P4 đạt 0,07%.
* Bệnh thối nhũn thân:
Bệnh do nấm khuẩn gây ra, do độ ẩm đất quá cao. Kết quả cho thấy bệnh thối nhũn thân gây hại trên các công thức thí nghiệm với mức độ nhẹ dao động từ 0,07 - 0,17%. Trong đó công thức M3P4 bệnh thối nhũn thân xuất hiện nhiều nhất đạt 0,17%, thấp nhất là công thức M2P1 đạt 0,07%.
3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón trồng đến năng suất của cây Giảo cổ lam 7 lá chét
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, là kết quả cuối cùng phản ánh thực trạng một cách chính xác và toàn diện nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây Giảo cổ lam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, mật độ, điều kiện ngoại cảnh, đất đai và các biện pháp kỹ thuật.
Theo tác giả Trần Trung Kiên và cs (2017) [4] . Năng suất sinh khối tươi trên mặt đất khai thác lần 1 sau 105 ngày của loài 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau từ 1,00 – 1,51 tấn/ha, của loài 7 lá chét dao động từ 1,10 – 1,63 tấn/ha, trong khi năng suất sinh khối khô tương ứng từ 0,19 – 0,30 tấn/ha và 0,22 – 0,35 tấn/ha. Cả 2 loài trồng vào tháng 1 cho năng suất tươi và khô cao
hơn trồng vào tháng 2 và tháng 3. Loài GCL 7 lá chét thể hiện sinh trưởng mạnh, cho sinh khối lớn và năng suất cao hơn loài GCL 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau.
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của cây Giảo cổ lam 7 lá chét Công thức Năng suất Pt (Kg/m2) Pk (Kg/m2) Pt (tấn/ha) Pk (tấn/ha) P1 M1(đ/c) 0,92 0,08 9,23 1,04 M2 0,89 0,09 8,90 0,99 M3 0,78 0,10 7,83 0,85 P2 M1 1,01 0,12 10,10 1,02 M2 0,84 0,11 8,43 1,10 M3 0,89 0,12 8,87 1,09 P3 M1 1,06 0,11 10,60 1,07 M2 1,15 0,19 11,50 1,37 M3 0,94 0,11 9,40 0,94 P4 M1 0,98 0,09 9,80 0,87 M2 1,07 0,12 10,67 1,14 M3 0,96 0,13 9,63 1,15 PP*M <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 PP <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 PM <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05P*M 0,09 0,01 0,99 0,18 CV(%) 6,2 7,7 6,2 10,6
* Khối lượng Giảo cổ lam tươi/m2:
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến khối lượng Giảo cổ lam tươi/m2 của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến khối lượng Giảo cổ lam tươi/m2 của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ cấy khác nhau đến khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/m2 của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/m2 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,78 – 1,15 kg/m2. Trong đó công thức M1P3, M2P3, M2P4 cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/m2 đạt 1,06 – 1,15 kg/m2 cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (0,92 kg/m2) từ 0,14 – 0,23 kg/m2, công thức M3P1 cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/m2 thấp nhất đạt 0,78 kg/m2 thấp hơn công thức đối chứng 0,14 kg/m2, các công thức còn lại cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/m2 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
* Khối lượng Giảo Cổ Lam khô/m2:
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến khối lượng Giảo Cổ Lam khô/m2 của các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến khối lượng Giảo Cổ Lam khô/m2 của các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến khối lượng Giảo Cổ Lam khô/m2
Qua kết quả cho thấy khối lượng Giảo Cổ Lam khô/m2 ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,08 – 0,19 kg/m2. Trong đó công thức M2P1, M1P4 cho khối lượng Giảo Cổ Lam khô/m2 đạt 0,09 kg/m2 tương đương so với công thức đối chứng M1P1 (0,08 kg/m2), các công thức còn lại cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/m2 cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
* Khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/ha:
Nhân tố phân bón có ảnh hưởng đến khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/hacủa các công thức thí nghiệm (PP<0,05).
Các mật độ khác nhau cũng có ảnh hưởng đến khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/hacủa các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/ha của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/ha ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 7,83 – 11,50 tấn/ha. Trong đó công thức M1P3, M2P3, M2P4 cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/ha đạt 10,60 – 11,50 tấn/ha cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (9,23 tấn/ha) từ 1,37 – 2,27 tấn/ha, công thức M3P1 cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/ha thấp nhất đạt 7,83 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 1,4 tấn/ha, các công thức còn lại cho khối lượng Giảo Cổ Lam tươi/ha tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
* Khối lượng Giảo Cổ Lam khô/ha:
Nhân tố phân bón không làm ảnh hưởng đến khối lượng Giảo Cổ Lam khô/hacủa các công thức thí nghiệm (PP>0,05).
Các mật độ khác nhau không làm ảnh hưởng đến khối lượng Giảo Cổ Lam khô/hacủa các công thức thí nghiệm (PM<0,05).
Khi đánh giá sự tương tác giữa 2 nhân tố cho thấy có sự tương tác giữa 2 yếu tố phân bón và các mật độ khác nhau đến khối lượng Giảo Cổ Lam khô/ha của các công thức thí nghiệm (PP*M<0,05).
Qua kết quả cho thấy khối lượng Giảo Cổ Lam khô/ha ở các công thức tham gia thí nghiệm dao động từ 0,85 – 1,37 tấn/ha. Trong đó công thức M2P3 cho khối lượng Giảo Cổ Lam khô/ha cao nhất đạt 1,37 tấn/ha cao hơn so với công thức đối chứng M1P1 (1,04 tấn/ha) từ 0,33 tấn/ha, công thức M3P1 cho khối lượng Giảo Cổ Lam khô/ha thấp nhất đạt 0,85 tấn/ha thấp hơn công thức đối chứng 0,19 tấn/ha, các công thức còn lại cho khối lượng Giảo Cổ Lam khô/ha tương đương so với công thức đối chứng M1P1 ở mức độ tin cậy 95%.
3.4 Ảnh hưởng của mật độ và phân bón trồng đến hiệu quả kinh tế của cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét
Trong sản xuất nông nghiệp, mục đích cuối cùng của người nông dân là đạt được lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích. Trên thực tế, năng suất và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau. Việc nghiên cứu để tìm ra một công thức vừa đạt năng suất cao và còn mang lại hiệu quả kinh tế giúp cho người nông dân đạt được lợi nhuận cao nhất. Qua theo dõi thí nghiệm, tôi đánh giá hiệu quả kinh tế của việc nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón khác nhau được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu quả kinh tế của cây Giảo Cổ Lam 7 lá chét
Công thức Tổng thu (đồng/ha) Tổng chi (đồng/ha) Lãi thuần (đồng/ha) Tỷ suất lợi nhuận (lần) P1 M1(đ/c) 291.200.000 152.065.000 139.135.000 0,91 M2 277.200.000 182.065.000 95.135.000 0,52 M3 238.000.000 232.465.000 5.535.000 0,02 P2 M1 285.600.000 154.347.826 131.252.174 0,85