Kiểm định giả thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng posco ec việt nam (Trang 83 - 84)

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, ta tiến hành kiểm định các giả thuyết của mô hình đã đưa ra. Các biến “Công việc thú vị”, “Công việc ổn định”, “Lương cao”, “Môi trường và điều kiện làm việc”, “Khen thưởng và phúc lợi” và “Đồng nghiệp” đạt yêu cầu (sig. < 0.05) và các hệ số Beta > 0 cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là quan hệ cùng chiều. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết H1, H4, H5, H7, H9, H11 được chấp nhận.

Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kiểm định

H1: Cảm nhận về công việc càng thú vị thì sự động viên nhằm giữ

chân người lao động càng tăng và ngược lại. Được chấp nhận

H4: Công việc của người lao động càng có tính ổn định lâu dài thì sự

động viên nhằm giữ chân người lao động càng tăng và ngược lại. Được chấp nhận

H5: Tiền lương của người lao động càng cao, công bằng và hợp lý thì sự động viên nhằm giữ chân người lao động càng tăng và ngược lại.

Được chấp nhận

H7: Môi trường, điều kiện làm việc của người lao động càng được

cải thiện thì sự động viên nhằm giữ chân người lao động càng tăng và ngược lại.

Được chấp nhận

H9: Chính sách khen thưởng và các khoản phúc lợi càng tốt và tương xứng với sự đóng góp của mỗi cá nhân thì sự động viên nhằm giữ chân người lao động càng tăng và ngược lại.

Được chấp nhận

H11: Đồng nghiệp càng thân thiện, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau thì sự

động viên nhằm giữ chân người lao động càng tăng và ngược lại. Được chấp nhận

(Kết quả phân tích của tác giả)

70

Như vậy, với kết quả sau khi kiểm định mô hình nghiên cứu chính thức được xác định như sau:

Hình 4.8: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng posco ec việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)