Chương này đã trình bày kết quả kiểm định thang đo thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự phù hợp của mô hình cùng các giả thuyết đi kèm về việc động viên nhằm giữ chân người lao động. Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu. Từ kết quả này, mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đã được hiệu chỉnh. Nội dung phân tích trong chương bao gồm:
Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập, từ 11 yếu tố c n 8 yếu tố được rút ra với 30 biến quan sát.
74
Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết của mô hình cho thấy trong 8 yếu tố có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động, bao gồm: công việc thú vị, công việc ổn định, lương cao, môi trường và điều kiện làm việc, khen thưởng và phúc lợi , đồng nghiệp. Trong đó, yếu tố “khen thưởng và phúc lợi” có ảnh hưởng mạnh nhất.
Hơn nữa, kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho các kết quả sau: không có sự khác biệt về sự động viên nhằm giữ chân người lao động đối với các yếu tố độ tuổi, thời gian công tác, ph ng/ban đang làm việc; thu nhập; có sự khác biệt về sự động viên nhằm giữ chân người lao động với các yếu tố giới tính và trình độ học vấn.
75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này sẽ trình bày ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu, so sánh kết quả của nghiên cứu với các nghiên cứu trước, và đề xuất các kiến nghị, một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.