Tóm tắt chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng posco ec việt nam (Trang 97 - 139)

Chương 5 trình bày ý nghĩa thực tiễn và hàm ý của kết quả nghiên cứu. Trên cơ sở đó, căn cứ vào trực trạng tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam, tác giả rút ra một số nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để giúp ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn nhằm nâng cao sự động viên đối với người lao

84

động, qua đó giữ chân họ ở lại với công ty. Nghiên cứu cũng nhìn nhận những mặt hạn chế chưa đạt được và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai để có những đóng góp thiết thực hơn nữa cho sự phát triển của công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam.

85

KẾT LUẬN

Mô hình nghiên cứu được đưa ra ban đầu bao gồm 15 yếu tố. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, xây dựng các biến quan sát cho các thang đo, từ 15 yếu tố còn 11 yếu tố ảnh hưởng đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng POSCO E&C Việt Nam. Mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đã được hiệu chỉnh, từ 11 yếu tố c n 8 yếu tố được rút ra với 30 biến quan sát. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết của mô hình cho thấy trong 8 yếu tố có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự động viên nhằm giữ chân người lao động, bao gồm: công việc thú vị, công việc ổn định, lương cao, môi trường và điều kiện làm việc, khen thưởng và phúc lợi , đồng nghiệp. Trong đó, yếu tố “khen thưởng và phúc lợi” có ảnh hưởng mạnh nhất.

Người lao động là tài sản quý giá của công ty nên công ty đã thực hiện các chính sách động viên, khuyến kích nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn c n vài điểm hạn chế cần cải thiện và cần phát huy thêm nhiều hình thức động viên hơn nữa.

Tất cả mọi người lao động đều muốn được đánh giá, khen thưởng cho những cố gắng và thành tích mà họ đạt được trong quá trình làm việc tại công ty. Thế nhưng việc khen thưởng phải nhhư thế nào để kích thích tinh thần làm việc, phát huy sự sáng tạo trong công việc để mang lại hiệu quả cao nhất, đó không phải là chuyện dễ dàng.

Xây dựng được một hệ thống động viên, khuyến khích một cách khoa học và hợp lý là điều mà công ty cần nhắm tới nhằm động viên nhân viên làm việc hăng hái hơn, tích cực hơn mang lại lợi nhuận cho công ty, từ đó các nhân viên cũng được khen thưởng xứng đáng. Không những vậy, một khi công ty có một hệ thống động viên phù hợp và có tác động lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên thì cũng có thể sẽ khiến nhân viên cảm thấy hứng thú trong công việc và sẽ gắng bó hơn với công ty. Chính những điều này sẽ giúp công ty giữ được chân nhân viên giỏi và thu hút nhân tài đến với công ty, giúp công ty phát triển vững mạnh.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, NXB Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.

3. Huỳnh Thanh Tú (2013), Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Lan Vy (2010), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên nhân viên trong công việc tại các doanh nghiệp tên địa bàn TPHCM, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Phương Dung (2012), “Xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn ph ng ở Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Cần Thơ, (22b), tr.145-154.

7. Nguyễn Thị Thu Hương (2013), Ảnh hưởng của động viên đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Ân Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

8. Phạm Xuân Lan và Thái Doãn Hồng (2012), “Ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn bó của người lao động với tổ chức – Nghiên cứu thực hiện tại công ty cổ phần Du Lịch Công Đoàn TP. Hồ Chí Minh”, Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, 261, tr.51-60.

9. Trần Thị Kim Dung và Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011), “Thang đo động viên nhân viên”, Tạp chí Phát triển Kinh tế (244), tr55-61.

10. Trần Thùy Linh (2013), Một số yếu tố ảnh hưởng đến động viên nhân viên trong công việc tại tổng công ty điện lực TPHCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

87

11. Văn Hồ Đông Phương (2009), Nghiên cứu các yếu tố động viên nhân viên tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM Phần I: Giới thiệu

Kính chào Quý Anh/Chị, tôi là Phạm Quang Hoan, hiện tại tôi đang là học viên cao học khoa Quản Trị Kinh Doanh của Trường Đại học Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “N iê u các y u t độ viê ười lao động tại Cô ơ k í và xâ dự POSCO E&C Việ Nam”.

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn các anh/ chị đã dành thời gian tham gia buổi thảo luận hôm nay và rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các anh/chị.Chủ đề trao đổi hôm nay là vấn đề động viên nhân viên. Xin lưu ý là chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này và do đó không có quan điểm nào là đúng hay sai cả, tất cả các quan điểm của anh/chị đều giúp cho nghiên cứu của tôi phản ánh một cách chính xác hơn mối quan tâm của các anh chị và tình hình thực tế diễn ra.

Phần II: Khám phá các yếu tố động viên nhân viên

1. Theo bản thân các anh/chị, các yếu tố nào động viên anh chị làm việc? Anh/chị vui lòng cho biết cụ thể hơn về các yếu tố đó.

2. Trong các yếu tố còn lại sau đây các anh/chị cho yếu tố nào là quan trọng (sử dụng các yếu tố trong mô hình 10 thành phần của Kovach và chú ý là chỉ đưa các yếu tố mà mọi người chưa đề cập đến. Cụ thể như:

2.1. Đối với Anh/chị công việc thú vị hay không thú vị có ảnh hưởng nhiều đến thái độ làm việc của anh/chị không? Công việc thú vị, phù hợp với năng lực của anh/chị có động viên anh/chị hay không? (công việc thú vị).

2.2. Anh/chị có quan tâm đến việc được cấp trên ghi nhận thành tích của anh/chị không? (Được công nhận đầy đủ công việc đã làm).

2.3. Khi anh/chị được quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm với công việc, được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc và được khuyến

khích đưa ra những sáng kiến, anh/chị có thấy được động viên không? (Sự tự chủ trong công việc).

2.4. Đối với Anh/Chị, công việc làm ổn định có làm anh/chị yên tâm làm việc không? không phải lo lắng đến mất việc làm có kích thích động viên anh/Chị?

(Công việc ổn định).

2.5. Lương bổng hiện nay có tương xứng với năng lực làm việc của anh/chị hay không? Khi mức lương được nhận phù hợp, đảm bảo cho cuộc sống có phải là yếu tố động viên anh/chị hay không?(Lương cao).

2.6. Anh/chị có quan tâm đến những cơ hội thăng tiến và phát triển nghể nghiệp mà công ty đã dành cho anh/chị không? Khi anh/chị được giao cho những chức vụ phù hợp với năng lực, được hướng cho thấy tiến trình phát triển nghề nghiệp của anh/chị thì có động viên tốt hơn cho anh/chị hay không?(Cơ hội thăng tiến và phát triển).

2.7. Nơi anh/chị làm việc thoáng mát, đủ diện tích và không gian để làm việc có làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc của anh/chị không? Điều kiện làm việc tốt có động viên làm việc tốt hơn cho anh/chị?(Điều kiện làm việc tốt).

2.8. Cấp trên của anh/chị có luôn bảo vệ quyền lợi của anh/chị không? Việc anh/chị được cấp trên tôn trọng, tin cậy và luôn hỗ trợ anh/chị trong công việc có động viên anh/chị hay không?(Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên).

2.9. Khi anh/chị thực hiện sai trong công việc, cấp trên có khéo léo trong việc góp ý hay không? Việc cấp trên luôn tế nhị trong phê bình có làm anh/chị cảm thấy được động viên làm việc hay không?(Xử lý kỷ luật khéo léo, tếnhị).

2.10.Khi gặp vấn đề cá nhân khó khăn, anh/chị có được sự hỗ trợ từ cấp trên không? Khi anh/chị được cấp trên quan tâm, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cá nhân, các khó khăn, anh/chị có thấy đó là yếu tố động viên tinh thần làm việc của anh/chị hay không?(Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân).

2.11.Công ty anh/chị có các khoản phúc lợi hay không? Nếu công ty có nhiều khoản phúc lợi thì anh/chị có cảm thấy mình được động viên hay không?(Các khoản phúc lợi).

2.12.Công việc của anh/chị có được thiết lập và xác định rõ mục tiêu hay không? Nếu công việc của anh/chị được thiết lập và xác định rõ mục tiêu thì có làm cho anh/chị cảm thấy được động viên hay không? (Thiết lập công việc và xác định rõ mục tiêu).

2.13.Thương hiệu, danh tiếng của công ty anh/chị có nổi tiếng không? Nếu các anh chị được làm trong một công ty có thương hiệu và nổi tiếng, được nhiều người biết đến thì anh/chị có cảm thấy được đông viên hay không? (Thương hiệu, danh tiếng của tổ chức).

2.14.Đối với anh/chị thì việc có những đồng nghiệp thân thiện, có làm cho công việc của anh/chị thực hiện tốt hơn không? Khi anh/chị có những đồng nghiệp luôn vui vẻ và sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ anh/chị trong công việc thì có động viên anh/chị hay không? (Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp).

2.15.Anh/chị có nhiều thành tích, thành tựu đạt được trong quá trình làm việc tại công ty của anh chị hay không? Nếu các anh/chị đạt được nhiều thành tích trong công việc thì anh/chị có cảm thấy được động viên hơn không?(Thành tích, thành tựu đạt được).

Phần III: Khẳng định các yếu tố động viên nhân viên

Bây giờ xin anh/chị xem xét các yếu tố sau đây và có thể chia chúng thành các nhóm mà trong đó các yếu tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gần nhau.Vì sao các anh/chị phân chúng vào nhóm đó.

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH NGUỜI THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM

STT Họ tên Phòng ban công tác

1 Đoàn Thị An Phòng Kế toán

2 Nguyễn Vân An Phòng Hành chính

3 Nguyễn Văn Ân Phòng Hợp đồng

4 Nguyễn Thị Minh Anh Phòng thu mua và xuất nhập khẩu 5 Nguyễn Tú Anh Bộ phận kiến trúc và dân dụng 6 Đinh Thị Kim Hà Phòng tiếp thị và kinh doanh 7 Nguyễn Thị Hồng Hạ Phòng tiếp thị và kinh doanh 8 Nguyễn Hồng Hải Phòng quản lý dự án

9 Trần Thị Minh Hằng Phòng quản lý dự án 10 Nguyễn Văn Hùng Giám sát công trình

11 Đỗ Thị Hương Phòng thiết kế

12 Phạm Thị Hà Hương Phòng thiết kế 13 Huỳnh Văn Khánh Giám sát công trình

14 Phan Văn Lực Giám sát công trình

15 Lại Tiến Minh Giám sát công trình 16 Nguyễn Thị Kim Phương Phòng thiết kế

17 Nguyễn Đình Quang Phòng tiếp thị và kinh doanh

18 Lê Tiến Sơn Giám sát công trình

19 Đỗ Nguyễn Anh Thi Phòng chất lượng và an toàn

PHỤ LỤC 3: THIẾT KẾ THANG ĐO

Phụ lục 3.1: Thang đo các thành phần và mã hoá thang đo

STT Các thang đo Mã hóa

1 CÔNG VIỆC THÚ VỊ

1.1 Công việc của anh/chị cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân

TV1

1.2 Công việc của anh/chị rất thú vị TV2

1.3 Công việc của anh/chị có nhiều thách thức TV3

1.4 Công việc của anh/chị tạo điều kiện để cải thiện kĩ năng và kiến thức

TV4

2 CÔNG NHẬN ĐÓNG GÓP CỦA CÁ NHÂN

2.1 Lãnh đạo luôn đánh giá đúng năng lực của anh/chị DG1 2.2 Mọi người ghi nhận đóng góp của anh/chị vào sự phát triển của

công ty

DG2

2.3 Anh/chị thường được cấp trên khen ngợi khi hoàn thành tốt

công việc hoặc có những đóng góp hữu ích cho công ty DG3

3 SỰ TỰ CHỦ TRONG CÔNG VIỆC

3.1 Anh/chị được giao quyền hạn phù hợp tương ứng với trách

nhiệm trong công việc TC1

3.2 Anh/chị được tự chủ trong công việc và chịu trách nhiệm với

công việc mình làm TC2

3.3

Anh/chị được khuyến khích tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc của công ty, được tạo điều kiện để đưa ra những sáng kiến

TC3

4 CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH

4.1 Anh/chị cảm thấy công việc hiện tại rất ổn định OD1 4.2 Anh/chị không phải lo lắng bị mất việc làm tại công ty anh/chị

đang làm

OD2

STT Các thang đo Mã hóa

5.1 Anh/chị được trả lương cao LC1

5.2 Tiền lương bạn được trả tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị

LC2

5.3 Anh/chị yên tâm làm việc với mức lương hiện tại, nó phù hợp

với mức lương thị trường LC3

5.4 Anh/chị được trả lương công bằng, hợp lí LC4

6 CƠ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN

6.1 Anh/chị có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc TT1 6.2 Anh/chị biết rõ các tiêu chuẩn, quy định về chính sách thăng

tiến của công ty TT2

6.3 Công ty anh/chị đang làm luôn tạo ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp

TT3

6.4 Anh/chị được đào tạo đầy đủ kĩ năng nghiệp vụ để thực hiện công việc

TT4

7 MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TỐT

7.1 Anh/chị luôn được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ để làm việc MT1 7.2 Môi trường nơi làm việc tốt: an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, thoải

mái...

MT2

7.3 Công việc của anh/chị không đ i hỏi thường xuyên phải làm ngoài giờ

MT3

8 NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

8.1 Anh/chị luôn được cấp trên tôn trọng và tin tưởng trong công việc

LD1 8.2 Anh/chị luôn được cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt LD2 8.3 Cấp trên của anh/chị luôn tham khảo ý kiến khi có vấn đề liên

quan đến công việc LD3

8.4 Anh/chị thường nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn khi cần thiết để giải quyết các vấn đề cá nhân, công việc

LD4 8.5 Cấp trên của anh/chị luôn khéo léo, tế nhị khi cần phê bình LD5

STT Các thang đo Mã hóa 9 KHEN THƯỞNG VÀ PHÚC LỢI

9.1 Được thưởng tương xứng với thành tích đóng góp KT1 9.2 Công ty có chính sách khen thưởng kịp thời, rõ ràng, công bằng,

công khai

KT2 9.3 Anh/chị hài lòng với chính sách phúc lợi tại công ty đang làm KT3 9.4 Phúc lợi tại công ty anh/chị đang làm hấp dẫn hơn so với công

ty khác

KT4

9.5

Công ty anh/chị làm có nhiều chương trình phúc lợi giá trị như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc hưu trí...

KT5

10 THƯƠNG HIỆU, HÌNH ẢNH CỦA CÔNG TY

10.1 Anh/chị tự hào về thương hiệu công ty TH1

10.2 Anh/chị tự hào là nhân viên của công ty TH2

10.3 Sự tin tưởng vào tương lai phát triển của công ty TH3 10.4 Công ty anh/chị đang làm luôn cung cấp các sản phẩm ưu đãi

cho doanh nghiệp TH4

10.5 Thương hiệu của công ty giúp anh/chị tự tin khi nói chuyện với

khách hàng TH5

11 ĐỒNG NGHIỆP

11.1 Đồng nghiệp luôn vui vẻ, thân thiện, dễ chịu DN1

11.2 Đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt DN2

11.3 Đồng nghiệp thường giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh

nghiệm DN3

12 MỨC ĐỘ ĐỘNG VIÊN KHI LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY

12.1 Anh/chị cảm thấy được động viên trong công việc DV1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố động viên người lao động tại công ty cơ khí và xây dựng posco ec việt nam (Trang 97 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)