2.4.3.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tổng kết nội bộ, báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo kinh doanh của ph ng QLRR, ph ng QLKH, ph ng kế hoạch tổng hợp, toàn Chi nhánh, của LPB và ngân hàng khác. Tham khảo từ các tài liệu, tạp chí, bài báo, luận văn khác liên quan tới đề tài, là các số liệu đã công bố bao gồm báo, bài báo, luận văn, luận án, trên internet viết về vấn đề nghiên để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh vấn đề luận văn đặt ra. Cụ thể, đề tài sử dụng dạng số liệu qua các báo tài chính, báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ của LPB qua các năm, của NHNN, của tổng cục thống kê,…
Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó có sẵn, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nước vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu thứ cấp rất phong phú và đa dạng để thu thập. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu thứ cấp có thể khiến cho thời điểm trong đề tài nghiên cứu với thời điểm dữ liệu tồn tại có sự sai lệch về thời gian và kết quả vì thế có thể thiếu chính xác.
Đề tài này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp nhằm sử dụng các dữ liệu này để làm dữ liệu phụ, c n dữ liệu chính sẽ là dữ liệu sơ cấp được thu thập tại thời điểm nghiên cứu.
2.4.3.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu, những thông tin được thu thập bởi chính tác giả trong thời điểm nghiên cứu đề tài. Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, thu thập tài liệu về hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại LPB Cầu Giấy thông qua trao đổi trực tiếp với cán bộ thực hiện hoat động và phiếu khảo sát ý kiến khách hàng.
Ưu điểm của dữ liệu sơ cấp là nó phù hợp với đề tài nghiên cứu, bởi phát sinh từ các nhu cầu cần thiết của số liệu, dữ liệu dành riêng cho báo cáo, đề tài ày nên các dữ liệu sơ cấp mới được thu thập. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu sơ cấp hạn chế về độ tin cậy của dữ liệu, đ i hỏi tác giả phải có căn cứ chọn mẫu vững chắc, xử lý sớ liệu hiệu quả để tăng độ chính xác và hiệu quả của các dữ liệu sơ cấp.
Để thu thập được các dữ liệu này, tác giả sẽ sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp quan sát: Quan sát cán bộ thực hiện hoạt động liên quan đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại LPB Cầu Giấy.
Phương pháp khảo sát: Điều tra, khảo sát thông qua phát phiếu điều tra. Đối tượng điều tra: Lựa chọn là những khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại đơn vị. Phiếu điều tra được gửi trực tiếp tới khách hàng (người đại diện của khách hàng giao dịch với ngân hàng như kế toán trưởng, nhân viên kế toán ngân hàng...) dưới sự hỗ trợ của cán bộ QLKH hoặc qua hình thức email trong khoảng thời gian từ ngày 20/11/2018 đến ngày 25/12/2018. Bảng hỏi gồm 7 nhân tố tương ứng 28 biến nhằm đo lường mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của LPB Cầu Giấy.
Số phiếu điều tuân thủ theo quy tắc Hair và cộng sự (1988) tức là : “kích thước mẫu phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá khoảng 4n – 5n (n là số biến quan sát) đồng thời tối thiểu là 50”. Để đạt được độ tin cậy cao nhất, đề tài sẽ sử dụng kích thước mẫu là 5n và tối thiểu là 50. Mô hình có 28 biến số nên cần
kích thước mẫu tối thiểu là 140. Thời điểm 20/11/2018, LPB Cầu Giấy có 210 khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Số phiếu gửi đi là 171 phiếu, số phiếu thu về là 155 phiếu, trong đó có 5 phiếu không hợp lệ. Như vậy kích thước mẫu là 150 (thỏa mãn).
- Phương pháp liên lạc: trao đổi với các cá nhân có liên quan để thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp.