Một số chính sách về phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 27)

3. Ý nghĩ ac ủa đề tài

1.6. Một số chính sách về phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2014 ngày 04 tháng 9 năm 2014 “Về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020”. Quyết định này quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi về

phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường; Quyết định Số: 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 “về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm”, ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch gia súc, gia cầm, bao gồm dịch bệnh “lở mồm long móng” ở gia súc, tai xanh ở lợn và cúm gia cầm, ưu đãi về vay vốn phát triển chăn nuôi lợn, được khoanh nợ vay ở thời điểm công bố dịch.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa của nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

2.1.2.1. Phạm vi không gian:

Luận văn được thực hiện tại các hộ chăn nuôi lợn đen trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

2.1.2.2. Phạm vi thời gian:

Những số liệu, thông tin sử dụng cho luận văn từ năm 2016 đến năm 2017.

Đề tài thu thập số liệu, thông tin trên cơ sởđiều tra kết quả chăn nuôi lợn đen của các nông hộ từ năm 2016 đến năm 2017.

Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6 năm 2017

2.2. Nội dung nghiên cứu

-Ni dung 1: Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan

đến chăn nuôi lợn đen của các nông hộ tại huyện Bắc Mê.

-Ni dung 2: Đánh giá thực trạng về hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại

địa phương

-Ni dung 3: Xác định khó khăn trong sản xuất lợn đen bản địa, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội từ hoạt động chăn nuôi lợn đen bản địa.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu

2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu từ việc nghiên cứu các báo cáo tổng kết hằng năm, đề án chăn nuôi, kết quả điều tra Nông nghiệp thủy sản gần nhất, báo cáo thống kê của các chính quyền các cấp. Thu thập số liệu từ báo, tạp chí, internet và các nguồn tài liệu khác.

Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của một số người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, các hộ chăn nuôi tiên tiến... Đểđánh giá hiệu quả trongchăn nuôi lợn đen bản địa trong những năm qua. 2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp 90 hộ chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn 03 xã, mỗi xã 30 hộ, những xã được chọn làm điểm nghiên cứu là những xã có số hộ tương đối đông so với các xã trên địa bàn huyện, có truyền thống chăn nuôi lợn qua nhiều năm, có đa dạng về dân tộc nhằm phản ảnh

được tập quán chăn nuôi của từng dân tộc.Chọn xã Đường Âm, xã Đường Hồng, xã Giáp Trung của huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang để điều tra, nghiên cứu về tình hình chăn nuôi lợn đen bản địa thông qua bảng câu hỏi điều tra lập sẵn.

Căn cứ vào số lượng, quy mô chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Bắc Mê, xác định chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, chọn địa bàn điều tra có tính đại diện cho tổng thể, đặc trưng cho từng loại hình chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện. Chọn địa bàn 03 xã để thực hiện điều tra, mỗi xã chia các hộ chăn nuôi lợn đen ra thành 03 quy mô chăn nuôi khác nhau, quy mô nhỏ (QMN) là những hộ chăn nuôi dưới 10 con lợn thịt, quy mô vừa (QMV) từ 11-20 con lợn thịt, quy mô lớn (QML) từ 21 con lợn thịt trở lên. Xã chọn làm mẫu điều tra thực hiện điều tra thu thập thông tin ngẫu nhiên 30 hộ chăn nuôi ở 3 quy mô khác nhau, mỗi quy mô là 10 hộ. Với điều kiện là các hộ chọn mẫu điều tra chỉ nuôi một loại lợn đen bản địa, không chọn hộ nuôi kết hợp nhiều loại lợn khác nhằm thuận lợi cho việc đánh giá và hạch toán kinh tế.

2.3.2. Phương pháp x lý, phân tích s liu

Sử dụng ứng dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã

được xác định. Sử dụng các bảng biểu, nhập số liệu điều tra để phân tích, so sánh sự

khác nhau giữa các quy mô, các vùng điều tra như : về quy mô chuồng trại, mức chi phí đầu tư sản xuất lợn đen bản địa, kết quả thu nhập, phương thức chăn nuôi, tình hình xử lý chất thải chăn nuôi, những khó khăn, thuận lợi trong chăn nuôi của các hộđiều tra…từ đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa của nông hộ.

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

Để đánh giá được hiệu quả trong sản xuất cần xác định được kết quả, chi phí và chỉ tiêu hiệu quả. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản liên quan đến tính hiệu quả

kinh tế.

2.4.1. Ch tiêu phn ánh các yếu t sn xut ca h

- Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của chủ hộ; - Lao động bình quân/hộ.

- Diện tích đất hiện có bình quân/hộ;

- Chỉ tiêu về vốn và mức độ trang bị, kỹ thuật sản xuất;

2.4.2.Ch tiêu phn ánh quy mô chăn nuôi

- Tổng số vốn dành cho chăn nuôi lợn đen; - Bình quân diện tích chuồng nuôi lợn /hộ; - Sốđầu lợn thịt/lứa;

- Bình quân số lượng lợn hơi xuất chuồng/hộ/năm.

2.4.3. Ch tiêu phn ánh kết qu, chi phí và hiu qu

- Tổng giá trị sản xuất thu được (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân bón...) của chăn nuôi lợn thịt.  = = n i i ixP Q GO 1 ) ( Trong đó: GO: Giá trị sản xuất

Qi: Sản lượng sản phẩm i (lợn hơi, phân bón)

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (lợn hơi) n: Số lượng sản phẩm

i: Sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): Là chi phí sản xuất bao gồm chi phí sản phẩm vật chất (Nguyên vật liệu chính, phụ; nhiên liệu, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng, chi phí sản phẩm vật chất khác không bao gồm khấu hao tài sản cốđịnh, công lao động), chi phí dịch vụ (Điện, nước, vận tải,bưu điện)

Trong đó: IC: Chi phí trung gian

CL: Chi phí lao động

A: Khấu hao tài sản cốđịnh

K: Chi phí khác

- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất.

IC là chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động .

MI = VA – (A + T + L).

Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp. A: Khấu hao tài sản cốđịnh. T : Các khoản thuế phải nộp.

L : Tiền công lao động thuê ngoài (nếu có).

- Lợi nhuận sản xuất (Pr): Lợi nhuận sản xuất là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Pr = G0-TC

- Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian.

O/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian. VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian. MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian. Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian.

- Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động. GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động. VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động. MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động. Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Mê

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1. 1. Vị trí địa lí

- Bắc Mê là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang, nằm phía Đông thành phố Hà Giang, có diện tích tự nhiên 85.258,9 ha, chia thành 13 đơn vị hành chính cấp xã (12 xã và 1 thị trấn).

- Phía Bắc giáp huyện Yên Minh;

- Phía Đông giáp huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng); - Phía Tây giáp huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang; - Phía Nam giáp huyệnNa Hang (tỉnh Tuyên Quang).

Sơđồ 3.1. V trí ca huyn Bc Mê

3.1.1. 2. Địa hình

Có địa hình núi đồi xen kẽ những dãy núi đá vôi thấp, sườn thoải, nhiều mạch nước ngầm chảy từ núi ra thung lũng đã tạo thành hệ thống sông, suối. Độ cao

trung bình 400 - 500m so với mặt nước biển, có đỉnh cao 1.408 m, bị chia cắt bởi các khe suối lớn nhỏ, có dòng sông gâm chảy qua địa bàn 7 xã của huyện Bắc Mê.

3.1.1. 3. Khí hậu, thủy văn

Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình từ 19 – 230C, độ ẩm trung bình 83%, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600mm, hằng năm mưa kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau..

Bắc Mê có sông Gâm chảy từ Cao Bằng qua địa phận 7 xã, thị trấn của huyện rồi đổ về huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đoạn chảy qua Bắc Mê dài 45 km, trên tuyến sông có 2 lòng hồ thủy điện lớn, vào mùa tích nước đã hình thành khu vực lòng hồ thuỷđiện tạo ra tuyến du lịch sinh thái vùng lòng hồ nối liền huyện Bắc Mê (tỉnh Hà Giang) – huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), và 1 lòng hồ nối liền với huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng). Sông Gâm là con sông nhỏ, nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết, khi nước thủy điện rút phương tiện giao thông đường thủy hoạt động khó khăn .

3.1.1. 4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên thiên nhiên:

Bắc Mê có nhiều loại đất được hình thành qua quá trình phong hóa từ các loại đá mẹ như đá vôi, phiến thạch, đất sét, sa thạch. Đất đai ở Bắc Mê khá màu mỡ, đặc biệt ở những vùng thung lũng, ven sông, có nhiều con suối lớn nhỏ trên địa bàn các xã trên toàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh; có một số loại khoáng sản quý nhưăngtimon, vàng sa khoáng, sắt, chì, kẽm… ; có độ che phủ rừng khá lớn, chiếm 54% diện tích tự

nhiên, rừng núi Bắc Mê giàu có về các loại động, thực vật, nhiều loại gỗ quý nhưđinh, trò, nghiến, lát hoa, pơ mu và hàng trăm loại thảo dược khác.

- Tài nguyên nhân văn:

Huyện Băc Mê 55.313 khẩu, có 14 dân tộc cùng sinh sống, sựđa dạng của dân tộc cùng với nhiều giá trị văn hóa mang bản sắc riêng, kết hợp sự giao lưu, đã góp phần tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đầy cuốn hút. Nhân dân các dân tộc huyện Bắc Mê cần cù, chịu khó, lực lượng lao đồng dồi dào, giàu truyền thống các

mạng, đã đoàn kết lao động sản xuất, nêu cao tinh thần chống giặc ngoại xâm được minh chứng đó là: Bắc Mê có một di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp, năm 1938 thực dân Pháp cho xây dựng “Căng Bắc Mê” . Trong giai đoạn từ năm 1939 đến 1942, Căng Bắc Mê là nhà tù giam giữ các đồng chí Cộng sản tiêu biểu, các tù nhân chính trị đã biến trại giam trở thành trường học chính trị, là nơi tuyên truyền ý chí cách mạng, giáo dục tư tưởng chính trị cho chính các tù binh là chiến sĩ

cách mạng bị giam cầm, dù bị giam cầm, bị hành hạ dã man, bị lao động khổ sai,

đầy ải nhưng các chiến sĩ cộng sản vẫn giữ vững tinh thần cách mạng, kiên cường

đấu tranh chống lại thực dân Pháp. Di tích lịch sử, văn hoá của dân tộc đã thu hút một lượng du khách lớn cả trong và ngoài tỉnh đến tham quan góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển những nét đẹp truyền thống của quê hương Bắc Mê.

3.1.2. Điu kin xã hôi

- Dân số : Huyện Băc Mê gồm có 13 xã và 01 thị trấn, toàn huyện có 10.688 hộ, với số dân là 55.313 người, mật độ dân số 64,87 người/km2., tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên năm 2017 là 1,60%, toàn huyện có 04 xã, thị trấn đông dân cư nhất đó là: Thị trấn Yên Phú: 1.820 hộ = 7.531 người

Xã Yên Cường: 1.236 hộ = 6.874 người Xã Minh Sơn: 1.124 hộ = 6.584 người Xã Giáp Trung 910 hộ = 5.431 người.

Các xã còn lại dân cưđông nhất là 895 hộ = 4.427 người, ít nhất là 316 hộ = 1.535 người (Chi cục thống kê, 2017) [2].

- Thành phần dân tộc: Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc H’mông, dân tộc Dao và dân tộc tày chiếm đa số (dân tộc Dao chiếm 39.5%, H’Mông chiếm 37.8% , dân Tày chiếm 21.96%), còn lại là các dân tộc khác như: Kinh, Nùng, Giáy, Pu Péo, La Chí, Hoa Hán, Mường, Sán Chay, Thái, Bố Y, Sán Dìu (Chi cục thống kê, 2017) [2].

3.1.3. Điu kin kinh tế

- Tổng gía trị các ngành sản xuất:. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017

đạt 660,95 tỷ đồng. Trong đó trồng trọt đạt 440,24 tỷ đồng, chiếm 66,61%; chăn nuôi 220,71 tỷ đồng, chiếm 33,39%; giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1.008,56 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 21 triệu đồng (Chi cục thống kê, 2017) [2].

Hoạt động trồng trọt: Đối với cây ngắn ngày là trồng lúa, ngô, sắn, lạc, đậu tương, rau các loại. Trong đó trồng lúa, ngô là chủ yếu; tổng diện tích rừng 51.269,9 ha (rừng trồng 6.177,8 ha), rừng trồng gồm các loại cây lâu như cây mỡ, cây lát, cây xoan, cây thông, cây sa mộc…, cây dược liệu thân gỗ như cây quế, cây hồi…cây ăn quả 296,29 ha trồng phân tán ở các hộ gia đình. Cây hồi được coi là cây mũi nhọn của huyện Bắc Mê, diện tích cây hồi 151 ha, nay đã có trên 70% diện tích hồi đã cho thu hoạch chiết xuất tinh dầu bán ra thị trường, huyện có chủ trương tiếp tục khuyến khích phát triển mở rộng diện tích trồng trên địa bàn 2 xã. Việc trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa áp dụng tốt biện pháp thâm canh (UBND huyện Bắc Mê, 2017) [17].

Thương mại – Dịch vụ: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có đường ô tô rải nhựa đến trung tâm xã và có đường ô tô đến các thôn, tuy nhiên ở một số thôn

đường chưa đạt yêu cầu cho ô tô lưu thông, vào mùa mưa xe máy mới có thể lưu thông được; tỷ lệ hộđược sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 68,57% (7.238/10.556 hộ).

Xã hội – Môi trường: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa

đồng bộ, vẫn còn một phần lớn người dân chỉ vận dụng kinh nghiệm sẵn có vào lao

động sản xuất, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, vẫn còn mang tính “tự

cung tự cấp”, tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm cao, thị trường lao động trong nước khó khăn, lao động phổ thông ít được tiếp cận. Năm 2017 xuất khẩu lao động ra nước ngoài 110 người. Vì thiếu việc làm tại chỗ nên tỷ lệ lao động vượt biên trái phép đi lao động bên Trung Quốc chiếm cao (theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, năm 2017 = 866 lượt người), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,42% . Số hộ dân cư sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)