Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 41 - 55)

3. Ý nghĩ ac ủa đề tài

3.2.3. Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa

3.2.3.1. Tình hình sử dụng vốn

Qua điều tra cho thấy vốn đầu tư chăn nuôi lợn là rất lớn, phương án chăn nuôi quy mô lớn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào vốn. So với các loại gia súc khác vốn đầu tư chăn nuôi lợn thường cao hơn, do mức đầu tư chuồng trại tốn kém, thức ăn đòi hỏi phải có có hàm lượng tinh bột cao, mà chỉ có chuồng đòi hỏi chắc chắn vì lợn là động vật nuôi nhốt mới có thể cho ăn đủ chếđộ dinh dưỡng, lợn mới phát triển tốt.

Bảng 3.5. Tổng hợp vốn đầu tư chăn nuôi lợn đen của các nông hộ năm 2016 -2017 TT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML 1 Vốn tự có bình quân/hộ Ngh.đ 51.297, 9 90.989,1 142.178,3 2 Vốn đi vay bình quân/hộ Ngh.đ 13.500 21.666,7 1.666,7 3 ngân hàng (hTỷ lệ số số hộ) ộ vay vốn % 50,00 70,00 80,00

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua điều tra cho thấy mức vốn đầu tư bình quân của các hộ chăn nuôi quy mô lớn là 173,84 nghìn đồng/hộ, trong đó bao gồm tất cả các khoản chi phí đầu tư

như làm chuồng trại, mua giống, chi phí mua thức ăn, chi phí mua thiết bị, máy móc, thuốc thú y…tuy nhiên có đây là chi cộng dồn của 2 năm. Có nhiều hộ chăn nuôi sử dụng vốn quay vòng giữa các lứa nuôi. Đối với hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tỷ

lệ số hộ vay vốn ít hơn hộ chăn nuôi quy mô lớn (quy mô nhỏ chiếm 50% số hộ

vay, nuôi quy mô vừa 70% số hộ vay, quy mô lớn 80% số hộ vay). Qua khảo sát cho thấy định mức vay rất thấp so với nhu cầu vốn đầu tư, áp dụng theo cơ chế, chính sách cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội huyện định mức cao nhất là 50 triệu/hộ với mức lãi xuất ưu đãi là 0,6%/tháng, nhưng chỉ đáp ứng 19% nhu cầu vốn đầu tưđối với hộ nuôi quy mô lớn nhưđã thực hiện điều tra nêu trên.

Vốn đầu tư chăn nuôi lợn đen chiếm tương đối cao so với vốn đầu chăn nuôi các loại gia súc khác, bởi vì loại gia súc khác nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ tự nhiên nên giảm được chi phí mua thức ăn.

Trong đầu tư sản xuất vốn đầu tư chăn nuôi chiếm cao nhất so với tổng vốn

đầu tư sản xuất nông nghiệp trong hộ gia đình, qua bảng trên thấy rằng trung bình mỗi hộ bỏ ra 115.330,93 nghìn đồng để đầu tư chăn nuôi lợn đen, chiếm 47.25% tổng số vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp.

3.2.3.2. Hiệu quả kinh tế

Mỗi nhóm hộ với những nguồn lực khác nhau đã lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau, kết quảđạt được cũng khác nhau. Qua điều tra tính toán kết quả

chăn nuôi lợn đen bản địa của 90 hộ của 3 xã trên đia bàn huyện cùng sản xuất ra 100kg lợn hơi cho thấy giá trị sản xuất bình quân đạt 5.227,86 nghìn đồng. Trong

đó các hộ chăn nuôi thuộc nhóm quy mô lớn có giá trị sản xuất là 5.257,31 nghìn

đồng, giá trị sản xuất nhóm hộ có hộ có quy mô nhỏ là 5.206,34 nghìn đồng. Tỷ lệ

vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ rất cao so với hoạt động đầu tư các lĩnh vực sản xuất khác, nhưng lợi nhuận thu được vẫn còn ở mức độ thấp. Kết quả chi phí và doanh thu được tổng hợp thể hiện cụ thể bảng sau:

Bảng 3.6. Thống kê chi phí và giá trị sản xuất từ chăn nuôi lợn đen bản địa

năm 2016-2017

(Tính bình quân cho 100 kg tht ln hơi xut chung)

STT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ

A Chi phí 7.908,18 6.974,33 6.245,91 7.042,81

Chi phí trung gian ĐVT 4.750,11 4.404,82 4.448,18 4.534,37 1 Chi phí mua giống Ngh.đ 1.093,87 1.047,40 1.046,85 1.062,71 2 Chi phí mua thức ăn Ngh.đ 1.861,24 1.751,05 1.782,34 1.798,21 3 Giá trị thức ăn tự có Ngh.đ 1.431,72 1.346,96 1.371,03 1.383,24 4 Chi phí mua thuốc

thú y Ngh.đ 32,37 26,75 23,21 27,44 5 Chi phí lãi vay Ngh.đ 133,53 109,82 99,22 114,19 6 Chi phí sản xuất trực

tiếp thuê lao động Ngh.đ - - 34,81 11,60 7 Chi phí khác (điện,

nước, dụng cụ…) Ngh.đ 197,36 122,84 90,73 136,98 II Khấu hao TSCĐ Ngh.đ 211,37 159,22 123,22 164,60 III Lao động gia đình Ngh.đ 2.946,70 2.410,29 1.674,51 2.343,83

B Doanh thu Ngh.đ 5.206,34 5.219,92 5.257,31 5.227,86

I Doanh thu từ bán

lợn Ngh.đ 5.206,34 5.212,17 5.200,74 5.206,42 II Sử dụng khí đốt quy

giá trị tương đương Ngh.đ - 7,74 56,57 21,44

C

Thu t sn xut khác gn vi hot

động chăn nuôi ln

Ngh.đ 69,51 58,57 66,06 64,71

Qua bảng 3.6 cho thấy ở nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ bỏ ra chi phí trung bình là 7.908,18 nghìn/100 kg lợn hơi xuất chuồng, hộ chăn nuôi quy mô lớn là 6.245,91 nghìn/10kg, đầu tư chi phí thức ăn là chủ yếu, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ

mức chi phí thức ăn cho 100kg lợn hơi xuất chuồng cao hơn (1.861,24 nghìn đồng), là do một số hộ không nấu rượu tận dụng bỗng rượu phục vụ chăn nuôi nhằm giảm chi phí thức ăn. Hộ nuôi quy mô nhỏ và quy mô lớn có sựđầu tư khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên khả năng tăng trọng cao, tiết kiệm được chi phí về thức ăn, cộng thêm việc rút ngắn được thời gian nuôi/ lứa so với các quy mô nhỏ thường sử dụng chủ yếu là thức ăn tận dụng, thức ăn thừa của gia đình và sản phẩm phụ của trồng trọt như ngô, khoai, sắn nên hiệu quả kinh tế không cao, dẫn đến thời gian nuôi/lứa kéo dài, tiêu tốn thức ăn lớn. Nhưng lại đem đến lợi ích nhất định đối với những hộ

có khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và lao động nhàn rỗi trong gia đình. Đối với mỗi nông hộ chăn nuôi lợn thì chi phí lớn nhất trong quá trình chăn nuôi là thức ăn: Ngô, rau xanh và thân cây chuối chỉ một số ít có chăn thêm sắn, thóc nghiền. Vấn đề đặt ra là làm sao để

sử dụng thức ăn đủ chất lượng, tránh lãng phí thức ăn mà vẫn đạt được hiệu quả

kinh tế cao nhất.Trong toàn bộ quá trình chăn nuôi lợn đen muốn tăng lợi nhuận thì các nông hộ chăn nuôi lợn đen cần có sự kết hợp việc giảm các loại chi phí đến mức tối thiểu, trong đó chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất đến trên 45% (không bao gồm thức ăn xanh sẵn có, tự kiếm).

Ngoài ra chi phí về con giống cũng chiếm một phần rất quan trọng trọng chăn nuôi lợn đen của nông hộ, bình quân 1.062,71 nghìn đồng /100kg lợn hơi xuất chuồng.

Đối với chi phí mua dụng cụ chăn nuôi và hao mòn TSCĐ ở hộ chăn nuôi quy mô nhỏ cao hơn nhiêu so với quy mô lớn và hầu hết là không có chi phí thuê lao động, chủ yếu là sử dụng lao động gia đình. Chi phí lao động gia đình cho 100kg thịt lợn hơi xuất chuồng trung bình là 2.343,83 nghìn đồng, quy mô nhỏ chi phí cao hơn (2.946,70 nghìn đồng) quy mô lớn (2,343,83 nghìn đồng). Sự chênh lệch về chi phí chăn nuôi lợn đen giữa các nhóm hộ thuộc quy mô chăn nuôi khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các hộ. Nhìn chung hầu hết các hộ chăn nuôi đều thua lỗ, nếu trừ hết chi phí cả ngày công lao động gia

(bình quân lỗ từ 988 nghìn đồng đến 2.700 nghìn đồng/100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng). Tuy nhiên có đặc điểm đáng lưu tâm là tại sao nhiều hộ vẫn đầu tư vào chăn nuôi lợn? Có thể khẳng định rằng chăn nuôi lợn có ưu điểm là có thể mở rộng

được quy mô sản xuất, mỗi một lao động có thể đảm nhiệm chăn nuôi được 30 con lợn trở lên, nếu có đầy đủ máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến thức ăn thì còn

đảm nhiệm được số lượng lớn hơn, giải quyết được công nhàn dỗi trong hộ gia

đình. Ngoài ra kết hợp với phát triển các dịch vụ khác như làm đậu phụ, nấu rượu...cũng tạo thêm nguồn thu nhập tương đối ổn định, trung bình thu nhập được trên 64,7 nghìn đồng từ dịch vụ kèm theo tương ứng với sản xuất ra 100 kg lợn hơi. Chăn nuôi trâu, bò 1 lao động chỉ có thểđảm nhiệm chăn nuôi được 5-8 con.

Từ kết quả điều tra về tình hình chăn nuôi lợn đen ở các hộ tôi tiến hành hạch toán hiệu quả kinh tếđối với hộ chăn nuôi như sau:

Bảng 3.7. kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn đen bản địa (Tính bình quân cho 100kg tht ln hơi xut chung)

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Bình

quân

Số hộđiều tra Hộ 30 30 30

1. Giá trị sản xuất (G0) Nghìn

đồng 5206,34 5219,92 5257,31 5227,86 2. Chi phí trung gian

(IC)

Nghìn

đồng 4750,11 4404,82 4448,18 4534,37 3. Tổng chi phí (TC) Nghìn

đồng 7908,18 6974,33 6245,91 7042,81 4. Giá trị gia tăng (VA) Nghìn

đồng 456,23 815,10 809,13 693,49 5. Khấu hao TSCĐ Nghìn đồng 211,37 159,22 123,22 164,60 6. Thu nhập hỗn hợp (MI) Nghìn đồng 111,33 546,06 551,88 403,09 7. Lợi nhuận sản xuất (Pr) Nghìn đồng -2701,84 -1754,41 -988,60 -1814,95 VA/IC Lần 0,10 0,19 0,18 0,15 MI/IC Lần 0,02 0,08 0,12 0,08 Pr/IC Lần - 0,57 - 0,40 - 0,22 - 0,40

Trong chăn nuôi lợn đen thì việc thuê lao động là không có do sử dụng lao

động trong gia đình. Thuốc thú y được các nông hộ quan tâm sử dụng nhưng chi phí không quá tốn kém vì giống lợn đen có khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị bệnh dịch. Đối với mỗi nông hộ chăn nuôi lợn thì chi phí lớn nhất trong quá trình chăn nuôi là thức ăn tinh bột và cám dinh dưỡng, khâu chế biến chưa đúng khẩu phần khẩu phần dẫn đến lãng phí thức ăn, mà không mang lại hiệu quả kinh tếcao hơn.

Trên thực tế mỗi hộ chăn nuôi lợn đen, trong một chu kỳ xuất chuồng cũng

ảnh hưởng đến doanh thu, giá trị sản phẩm lợn hơi phụ thuộc vào khối lượng/con khi xuất chuồng.

Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra cho thấy chăn nuôi lợn đen quy mô lớn cho thu nhập cao hơn hẳn các loại quy mô vừa và nhỏ. Tổng chi phí (TC) cho 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng của chăn nuôi lợn đen của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 6.245,91 nghìn đồng nhỏ hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa 46.974,33 nghìn

đồng và quy mô nhỏ 7.908,18 nghìn đồng; Chi phí trung gian (IC) của chăn nuôi lợn đen theo quy mô lớn cũng thấp hơn quy mô nhỏ.

Việc chăn nuôi diễn ra thuận lợi, vấn đề dịch bệnh được kiểm soát tốt thì người chăn nuôi thu được giá trị gia tăng (VA) của chăn nuôi lợn đen cao hơn, ở quy quy mô lớn và quy mô vừa giá trị gia tăng cao hơn quy mô nhỏ. Khi chăn nuôi số

lượng đầu lợn đầu, khối lượng thịt lợn hơi xuất bán lớn các hộ chăn nuôi thu nhập hỗn hợp lớn. Các quy mô nuôi khác nhau với sựđầu tư khác nhau sẽ thu được giá trị tăng thêm và thu nhập khác nhau, các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ có giá trị gia tăng thấp nhất là 456,23 nghìn đồng, thấp hơn so với quy mô vừa là 358,87 nghìn đồng.

Xét về lợi nhuận chăn nuôi, hầu hết đều là con số âm, lợi nhuận đối với nhóm chăn nuôi hộ quy mô mô lớn (-988,60) nghìn đồng, quy mô vừa (- 1.754,41) nghìn đồng và quy mô nhỏ (-2.701,84) nghìn đồng.

Qua bảng trên cho thấy, các hộ chăn nuôi bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thu

được trung bình 0,15 đồng giá trị gia tăng, 0,08 đồng thu nhập hỗn hợp. Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian lỗ 0,40 lần.

Qua số liệu điều tra tổng hợp ở bảng các bảng trên nhận thấy rằng chi phí bỏ

mô lớn nhưng lợi nhuận sản xuất thì ngược lại, thấy rằng lãi không tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định đến lợi nhuận nhà chăn nuôi. Tuy nhiên việc nuôi lợn nái sinh sản, bán lợn con có lợi nhuận cao hơn, các hộ điều tra có 86/90 hộ chăn nuôi lợn nái sinh sản với tổng số 155 con; Kết quả điều tra thấy có 28 hộ nuôi lợn nái nhưng không nuôi giống lợn đực, khi lợn cái động dục thì đi mượn giống lợn đực của các hộ lân cận, không chủđộng được giống nên phần nào ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ của lợn lợn nái.

Việc đầu tư sản xuất qua nghiên cứu thực tế cho thấy lãi không tỷ lệ thuận với chi phí bỏ ra, phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất, nhiều yếu tố quyết định đến thu nhập. Đối với đầu tư chăn nuôi lợn hiện nay vẫn đòi hỏi vốn lớn nhất so với đầu tư sản xuất nông nghiệp khác, nhưng lãi cũng không cao. Được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 3.8. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp năm 2016- 2017

ĐVT: Nghìn đồng STT Chỉ tiêu QMN QMV QML Bình quân chung 1 Thu nhập hỗn hợp từ trồng trọt bình quân/hộ/năm 10.616 12.414,5 10.701,5 11.243 2 Thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi khác bình quân/hộ/năm 21.066,5 19.050 20.233,5 20.116,5 3 Thu nhập hỗn hợp từ ngành sản xuất khác gắn với hoạt động chăn nuôi lợn đen bình quân/hộ/năm 15.180 24.960 45.540 28.560 4 Thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi lợn đen cbản địa bình quân/hộ/năm 810,4 7.757,02 12.682,14 7.083,19

Qua bảng 3.8 thấy rằng thu nhập hằng năm từ sản xuất lợn đen của nông hộ

là thấp nhất so với hoạt động sản xuất khác, thu nhập hỗn hợp chỉ đạt trung bình 7.083,19 nghìn đồng/hộ/năm. Tuy nhiên kèm theo đó là các hoạt động dịch vụ kèm theo từ hoạt động chăn nuôi lại mang lại thu nhập cao. Mặt khác chăn nuôi lợn đen nếu áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật nuôi, rút ngắn chu kỳ từ 16 tháng trở lên như

hiện nay xuống còn 10 tháng /lứa nuôi, chăn nuôi với khối lượng như đã hạch toán nêu trên thì thu nhập hỗn hợp trung bình sẽđạt trên 28 triệu đồng/hộ/năm, đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn trung bình sẽ đạt trên 46 triệu đồng/hộ/năm. Bởi vì theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (2014) [22] thực hiện nghiên cứu tại huyện Mèo Vạc và huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang thì tăng khối trung bình của giống lợn Lũng Pù là 326 – 413g/ngày, nuôi thịt từ 10 – 12 tháng đạt tới 90 – 100kg. Bảng 3.9. Bình quân lợn giống hiện có của các hộđiều tra năm 2017 STT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Bình quân chung 1 Giống lợn nái Con/hộ 0,97 1,80 2,40 1,72 2 Giống lợn đực Con/hộ 0,23 0,80 0,90 0,64

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Việc chăn nuôi lợn đen tuy lãi thấp nhưng bà con nông dân vẫn duy trì chăn nuôi, vì từ hoạt động chăn nuôi lợn đen bản địa địa là cơ hội phát triển thêm nhiều hoạt động sản xuất khác như: Nấu rượu tận dụng bã để nuôi lợn, kết hợp trồng rau bán ra thị trường, sử dụng khí đốt nhằm tiết kiệm được chi phí mua ga, củi. Qua khảo sát thấy rằng, hoạt động nấu rượu rất lãi, với cách nấu thủ công của bà con hiện nay cứ 1 lít rượu bán ra thị trường với giá 20 đến 30 nghìn đồng, sau khi trừ

chi phí còn lãi khoảng 10-15 nghìn đồng/lít, bã còn dùng để chăn nuôi, tiết kiệm chi phí đầu vào. Ngoài ra còn sử dụng máy móc đã mua sắm nghiền xát thức ăn chăn nuôi kết hợp với làm dịch vụ xay xát tăng thêm thu nhập.

Bảng 3.10. Khả năng sinh trưởng của lợn đen bản địa ở các nông hộ TT Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Bình quân chung 1 Trung bình số con đẻ bình quân/1 lứa Con 6,60 7,37 7,27 7,08 2 Trung bình khoảng cách lứa đẻ Tháng 6,40 6,90 6,80 6,70 3 Khối lượng trung bình/con đối với lợn con khi cai sữa

Kg 5,70 7,10 8,37 7,06 4 Trung bình tuổi lợn khi xuất chuồng Tháng 16,33 16,73 16,03 16,37 5 Khối lượng trung bình/1 con khi xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại một số xã trên địa bàn huyện bắc mê, tỉnh hà giang​ (Trang 41 - 55)