3. Ý nghĩ ac ủa đề tài
3.2.7. Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn
huyện Bắc Mê
3.2.7.1. Ưu điểm
Thứ nhất, Huyện Bắc Mê xác định là phát triển kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đất nông nghiệp còn nhiều, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai hiện có,
điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với chăn nuôi lợn đen bản địa. Có nguồn lao
động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn và nhiều hộ đã nhận thức được nhu cầu thị trường, đang từng bước chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo xu thế thị trường hàng hóa.
Thứ hai, Nhà nước có chủ trương tinh giản biên chế hành chính nhà nước, do đó có nhiều sinh viên ra trường không được tuyển dụng vào cơ quan nhà nước thì sẵn sàng đầu tư sản xuất trên đất quê hương, đội ngũ này là những người có trình
độ chuyên môn,nghiệp vụ nên có nhiều phương pháp tiếp cận, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Công nghệ thông tin phát triển mạnh giúp cho nhà chăn nuôi đa dạng hóa các hình thức học tập để ứng dụng KHKT vào chăn nuôi, việc quảng bá sản phẩm, tiếp thịđược thuận lợi hơn.
Thứ ba, Nhà nước và chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, thuốc thú y giúp cho người nông dân yên tâm chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi lợn đen có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương.
Thứ tư, Trong điều kiện xã hội phát triển nhanh, nhu cầu đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm sạch ngày càng cao, thịt lợn nuôi cho ăn thức từ tự nhiên được thị trường các vùng đô thị rất ưa chuộng.
Thứ năm, Đội ngũ cán bộ, công chức các cấp ngày càng được chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn và có trách nhiệm để lãnh đạo, hướng dẫn nông dân lao động sản xuất.
3.2.7.2. Hạn chế
Thứ nhất, Nhận thức của nhân dân về giá trị chăn nuôi trở thành hàng hóa còn hạn chế, do đó chưa mạnh dạn đầu tư quy mô lớn. Hầu hết các hộ dân chăn nuôi theo hộ gia đình, tự phát, phân tán, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, không có phương án sản xuất, hạch toán kinh tế cụ thể.
Thứ hai, Trên địa bàn chưa có cơ sở chuyên sản xuất giống lợn đen, chất lượng giống đưa vào nuôi ít được qua nhà chuyên môn tuyển chọn. Do không có cách thức chăn nuôi hợp lý lợn tăng trưởng chậm, lợn nuôi trung bình trên 16 tháng chỉ đạt khoảng 80 kg, mà trong đó các nhà nghiên cứu về giống lợn nội thuần chủng như lợn Móng Cái, lợn Ỉ khi nuôi 10 tháng đạt 65-70Kg.
Thứ ba Chính sách cho vay vốn với định mức vốn vay còn thấp, chưa đáp
ứng được vốn đầu tư theo quy mô lớn, người dân muốn chăn nuôi nhưng thiếu vốn
đầu tư.
Thứ tư, Xây dựng hệ thống chuồng trại không theo quy chuẩn hướng dẫn, các hộ chưa có hệ thống xử lý chất thải từ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường.
Thứ năm, Khâu chế biến thức ăn cho gia súc vẫn còn theo phương pháp truyền thống như đun nấu bằng củi dẫn đến phá hủy tài nguyên rừng, chế độ dinh dưỡng thiếu sự cân đối, sự tiếp cận công nghệ Biogas sản xuất khí đốt và xử lý chất thải chưa đồng bộ.
Thứ sáu, chăn nuôi chưa liên kết tốt giữa “4 nhà” để tạo thành chuỗi giá trị
nhằm mang tính bền vững.
Thứ bảy, Đường giao thông từ trung tâm các xã vào tới thôn còn quá khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến giao thương giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận; nhiều nơi chưa được sử dụng điện lưới quốc gia do đó không có điện chạy các thiết bị, máy móc chế biến thức ăn gia súc, vệ sinh chồng trại nên không thể mở
rộng được quy mô sản xuất.
Thứ tám, Trình độ văn hóa của người dân không đồng đều, có nơi còn có nhiều người chưa nói và nghe được tiếng phổ thông gây khó khăn trong việc hướng dẫn kỹ thuật. Lao động trẻ có trình độ đa số theo xu hướng đi làm thuê, lao động ở
các nhà máy, xí nghiệp.
3.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang