3. Ý nghĩ ac ủa đề tài
3.3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn đen
bản địa tại huyện Bắc Mê
Qua khảo sát, điều tra thu thập số liệu phân tích và đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn của các nông hộ trên địa bàn huyện Bắc Mê, xác định được những nguyên nhân khó khăn và hạn chế trong chăn nuôi của các nông hộ trên địa bàn cụ thể như: sản xuất còn manh mún, chất lượng giống không đảm bảo, khó khăn về vốn đầu tư, chất thải chăn nuôi ô nhiễm môi trường, sự liên kết trong sản xuất và kinh doanh thiếu và yếu, kết cấu hạ tầng khó khăn…
Từ những thuận lợi, khó khăn theo đánh giá của hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Bắc Mê thể hiện qua phiếu điều tra và và kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế trên địa bàn tôi đưa ra một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Bắc Mê theo hướng hàng hóa bền vững như sau:
3.3.3.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Cấp ủy, chính quyền huyện xác định lợi thế và nhu cầu thị trường về lợn đen bản địa để quy hoạch đầu tư, có chính sách và giải pháp mở rộng quy mô. Thành lập
Hợp tác xã sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm lợn đen gắn với chỉ dẫn địa lý cụ thể.
3.3.3.2. Giải pháp vềđào tạo, tập huấn, cung cấp thông tin thị trường
Trước hết nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng thực hành cho các khuyến nông viên cơ sở và người nông dân về các quy trình, kỹ thuật chăn nuôi lợn gắn với chế biến thức ăn cho gia súc. Tăng cường trách nhiệm của của người làm công tác khuyến nông, thường xuyên gắn hoạt động khuyến nông với các phong trào hoạt
động của các tổ chức chính trị xã hội nhằm tuyên truyền, chuyển tải thông tin và hướng dẫn nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, hướng dẫn hộ chăn nuôi về quy cách chuồng trại, kiến thức phòng trừ dịch bệnh cho lợn, biện pháp xử lý chất thải để tránh gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và cộng đồng dân cư.
Tổ chức cho khuyến nông xã và khuyến nông viên thôn đi tham quan các mô hình trang trại, gia trại để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, tích lũy kiến thức thực tế
áp dụng vào triển khai phương án chăn nuôi của mình; Khuyến khích mở dịch vụ
kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn từng xã, cần phát huy tốt vai trò của khuyến nông, thú y xã và thôn trong công tác khám và điều trị bệnh cho gia súc.
3.3.3.3. Giải pháp về chính sách
Thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh Hà giang về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Đề nghị tỉnh tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ vacxin phòng bệnh cho lợn; Có cơ chế tuyển chọn,
đào tạo chuyên môn chăn nuôi – thú y cho người làm công tác khuyến nông – thú y
ở cấp xã và ở thôn;
Chính quyền, đoàn thể xã cần làm tốt công tác quản lý các nguồn vốn đã vay, triển khai, thông báo cho các Hội viên Hội đoàn thể tiếp cận được nguồn vốn vay, hồ sơ vay vốn cần xem xét kỹ lưỡng phương án phát triển sản xuất, khi được vay phải tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn tránh sử dụng sai mục đích;
Ủy ban nhân dân (UBND) đẩy mạnh hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí sự
nghiệp nông nghiệp để được phân cấp triển khai cho vay tái thu hồi để nông dân vay đầu tư chăn nuôi.
Ngoài các nguồn vốn vay cấp ủy, chính quyền xã tăng cường ngoại giao tìm
đầu mối liên kết đầu tư cho nông dân gắn với bao tiêu sản phẩm chăn nuôi.
3.3.3.4. Giải pháp về thị trường
- Giải pháp về thị trường đầu vào
Giải pháp về giống: Hiện nay các hộ chăn nuôi đang gặp phải khó khăn đó là chưa tìm được nguồn cung cấp giống ổn định về số lượng và chất lượng. Hầu hết các nông hộ tự sản xuất giống hoặc mua giống lợn ở nhiều nơi khác về nuôi làm lợn thịt hoặc sử dụng giống lợn địa phương để làm lợn nái, tạo giống. Ngoài ra, lượng giống hiện nay không đủđáp ứng nhu cầu, tỷ lệ suy thoái giống do đồng huyết là rất cao. Vì vậy ngành chức năng huyện cần tham mưu cho huyện có cơ chế đầu tư xây dựng cơ ở sản xuất và cung cung ứng giống đảm bảo chất lượng cho nông dân; Thường xuyên kiểm tra, rà soát định kỳ về chất lượng giống lợn nái và giống đực ở
trong nông dân, nếu không đạt tiêu chuẩn thì thiến hoạn thành lợn thương phẩm, không để nhân giống, như vậy mới có thể có đàn giống lợn tốt từ con giống bố mẹ.
Đối với giống lợn đen bản địa hiện nay có nhiều loại khác nhau, phải tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm xem loại giống nào ưu việt hơn và có giá trị kinh tế cao, lớn nhanh, thời gian nuôi ngắn hơn thì khuyến cáo cho nông dân lựa chọn cho phù hợp với điều kiện nuôi như vậy thì sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Giải pháp về thức ăn: Để lợn phát triển và tăng trưởng đều, chất lượng thịt
đạt yêu cầu cần quan tâm đến chế độ ăn của lợn. Mỗi hộ chăn nuôi phải tự lập cho mình về bảng khẩu phần ăn của lợn theo từng lứa tuổi của lợn nuôi; Đối với các nguồn thức ăn sẵn có thu từ sản phẩm trồng trọt cần chế biến phối trộn theo công thức đã lập, cho ăn đúng liều lượng, phối trộn các loại thức ăn một cách hợp lý về
khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn và tính toán chi phí hợp lý trong chăn nuôi. Đồng thời ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, thay
đổi phương thức nấu chín thức ăn truyền thống sang phương pháp trộn ủ thức ăn với chế phẩm men vi sinh, để giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao sức đề
kháng của lợn.
- Giải pháp về thị trường đầu ra
Thị trường đầu ra cho các sản phẩm trong chăn nuôi lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Bắc Mê đến cho đến nay vẫn chưa tạo được kênh liên kết bền vững giữa
nhà chăn nuôi. Các sản phẩm mà các hộ sản xuất ra chủ yếu bán cho thương lái và không tránh khỏi bị ép giá. Đầu ra sản phẩm vẫn là rào cản lớn nhất trong sản xuất chăn nuôi quy mô lớn. Nếu giải quyết được nút thắt này sẽ là động lực để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian qua và trong những năm tới.
Trước những khó khăn nêu trên tôi đề xuất một số giải pháp như: (1) Huyện phải định hướng, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trong đó tập trung đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo các chuỗi từ
trang trại đến bàn ăn, tạo sự liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các gia trại, trang trại nhỏ
hơn. Đẩy mạnh liên kết với các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng …; (2) Đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm qua các kênh thông tin, khuyến khích thành lập doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và giống lợn, làm cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng; xây dựng thương hiệu sản phẩm, lập wesite quảng bá và bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm trên các sàn giao dịch nông sản….
3.3.3.5. Giải pháp về công trình hạ tầng
Tuyên truyền, vận động nhâ dân đồng thuận, hưởng ứng hiến đất cùng ngày công và tiền để làm đường giao thông, hệ thống điện, nước sạch và vệ sinh môi trường. Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn cần phải có quy hoạch khu vực cụ thể gắn với xây dựng các công trình xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Xây chuồng nuôi lợn phải được thiết kế sao cho đảm bảo thông thoáng, tháng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, có diện tích và cường độ ánh sáng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn. Chuồng phải đặt ở nơi khô ráo, thuận lợi đường giao thông giúp cho mua việc nguyên liệu và mua bán sản phẩm chăn nuôi. Sử dụng nguồn vốn
đầu tư phát triển nâng cấp các tuyến đường vào trung tâm các thôn.
3.3.3.6. Giải pháp về môi trường
Hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Mê việc quản lý môi trường chăn nuôi còn nhiều bất cập, bế tắc về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô trang trại, thiếu sự quan tâm, thói quen lao động chưa gắn chặt với việc bảo vệ môi trường, nếu không có biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của người dân. Từ thực tế trên tôi đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn nói chung và lợn đen nói riêng trên địa bàn huyện Bắc Mê như sau:
- Hướng dẫn hộ chăn nuôi xây dựng các quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước nhằm tăng cường khả năng thu gom chất thải rắn của các trang trại chăn nuôi để
phục vụ sản xuất phân bón hữu cơ, áp dụng chăn nuôi an toàn bằng các chế phẩm sinh học hạn chế mùi hôi của chuồng trại, xử lý chất thải tại chỗ bằng đệm lót sinh học.
- Đề xuất huyện, tỉnh có chính sách khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ phân bón hữu cơ sinh học có nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi nhằm thay thế
phân hóa học ngày nay bà con nông dân đang sử dụng rất phổ biến như NPK, phân
đạm… hỗ trợ bà con nông dân lắp đặt hầm biogas xử lý chất thải bằng công nghệ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Lợn đen là loài vật dễ nuôi, ít bị bệnh, thích nghi được với điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện Bắc Mê. Qua kết quả nghiên cứu thấy rằng hoạt động chăn nuôi lợn đen đã gắn bó với người dân từ rất lâu, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn huyện Bắc Mê đều gắn với hoạt động chăn nuôi lợn đen. Phương thức chăn nuôi ở đây chủ yếu là theo hướng truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún, điều kiện chăm sóc, hệ thống chuồng nuôi nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, công tác vệ sinh chuồng trại chưa thực sự quan tâm đúng mức. Chu kỳ nuôi kéo dài 14-18 tháng nên tiêu tốn khá nhiều lượng thức ăn do đó chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Trung bình thu nhập hỗn hợp đạt 403 nghìn đồng/100 kg thịt lợn hơi, hạch toán lợi nhuận trung bình lỗ 1.815 nghìn đồng/100 kg thịt lợn hơi. Nếu chăn nuôi đúng quy trình, chăm sóc tốt chu kỳ nuôi chỉ kéo dài 10 đến 12 tháng, thu nhập hỗn hợp có thể đạt được trên 2 triệu đồng/100 kg thịt lợn hơi, lợi nhuận đạt trên 500 nghìn
đồng/100 kg thịt lợn hơi.
Thời điểm hiện tại người dân thực hiện chăn nuôi lợn đen bản địa thu nhập hỗn hợp đạt thấp. Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn đen đã tạo cơ hội phát triển thêm nhiều dịch vụ khác khác như: Nấu rượu, làm đậu phụ tận dụng bã để nuôi lợn, kết hợp việc sử dụng phân bón cải tạo đất trồng rau bán ra thị trường, sử dụng khí đốt nhằm tiết kiệm được chi phí mua ga, củi. Ngoài ra còn sử dụng máy móc đã mua sắm nghiền xát thức ăn chăn nuôi kết hợp với làm dịch vụ xay xát tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình. Qua đó thu nhập từ hoạt động sản xuất khác gắn với hoạt
động chăn nuôi trung bình đạt trên 28 triệu đồng/hộ/năm. Đối với người dân sản xuất nông nghiệp là theo thời vụ, vì vậy hoạt động chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết lao động nhàn dỗi, dư thừa ở các hộ gia đình.
Đa số các hộ chăn nuôi không có công trình xử lý chất thải, qua kết quảđiều tra 90 hộ chăn nuôi cho thấy có 75,5% số hộ thải chất thải chăn nuôi trực tiếp ra môi trường, số chất thải có sử dụng làm phân bón nhưng tỷ lệ sử dụng chỉ chiếm 28,89%, tỷ lệ số hộ có bể Biogas rất ít, chỉ chiếm 27,78%.Qua khảo sát thực tế thấy rằng công tác vệ sinh chuồng trại của các hộ chăn nuôi không được thường xuyên,
chuồng trại xây dựng gần nhà ở, không có công trình xử lý nên có mùi hôi thối và bị
cuốn trôi theo nước mưa đã gây ảnh hưởng đến môi trường đáng kể.
Để chăn nuôi lợn đen theo quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Bắc Mê phát triển thuận lợi cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: (1) Có sẵn nguồn lợn giống đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, đảm bảo về chất lượng giống lợn đen cho các hộ trên địa bàn các xã trong huyện; (2) Mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn như: Thiết kế chuồng trại, chế biến thức ăn và lập khẩu phần ăn cho lợn, công tác vệ sinh chuồng trại, kỹ thuật thiến hoạn, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh cho lợn; (3) Hướng dẫn, giới thiệu những ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi nhưđệm lót sinh học, ủ phân hữu cơ, xây bể biogas để xử lý chất thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
2. Đề nghị
2.1. Đối với địa phương
Các cơ quan chuyên môn cần thường xuyên quan tâm đến hoạt động chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn đen, phổ biến tài liệu kỹ thuật chăn nuôi lợn đen, chuyển giao KHKT cho hộ chăn nuôi, thực hiện đánh giá hiệu quả chăn nuôi theo
định kỳ qua đó có hướng khắc phục kịp thời những hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn đen bản địa.
Tập trung nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y ở cơ sở, tiếp tục thực hiện chính sách về đầu tư vắc xin, hóa chất xử lý môi trường để chủ động phòng chống dịch bệnh không để dịch lớn xảy ra. Quản lý nguồn gốc số lượng gia súc và nâng cao khả năng dự tính, dự báo tình hình chăn nuôi.
Có cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích hộ chăn nuôi đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đầu tư công trình như lắp đặt hầm Biogas để xử lý chất thải.
2.2. Đối với các hộ chăn nuôi
Tích cực học tập nâng cao kiến thức phát triển sản xuất, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn ở địa phương, cử thành viên trong gia đình đi học nghề về lĩnh vực chăn nuôi-thú y.
Ứng dụng công nghệ thôn tin để khai thác thông tin thị trường, cập nhật KHKT trên mạng Internet.
Liên kết hộ chăn nuôi để thành lập Hợp tác xã chăn nuôi nhằm giúp cho việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, kết nối thị trường được thuận lợi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Thùy An và cs (2016), Kỹ thuật nuôi lợn khoa học, an toàn và hiệu quả,
Nhà xuất bản lao động – xã hội, Hà Nội.
2. Chi cục thống kê (2017), Niên giám thống kê năm 2017.
3. Nông Viết Đạo (2017), Đánh giá đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn địa phương qua 3 thế hệ chọn lọc tại huyện ChợĐồn, tỉnh Bắc Kạn, luận văn Thạc sỹ Phát triển nông thôn. Đại học Thái Nguyên.
4. Viện Kinh tế nông nghiệp (2005), báo cáo tổng quan các nghiên cứu về ngành chăn nuôi Việt Nam.
5. Lê Thị Hoa và cs (2011), “nghiên cứu công nghệ chế biến thịt lợn tẩm ướp sấy khô”, Viện Chăn nuôi, Viện Công nghệ sinh học.
6. Huyện ủy Bắc Mê (2015), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ
IX nhiệm kỳ 2015 - 2020.
7. Nguyễn Thế Hinh (2017), “thực trạng xử lý môi trường chăn nuôi Việt Nam và
đề xuất giải pháp quản lý”, Ban quản lý các dự án Bộ NN&PTNT.
8. Nguyễn Sinh Huỳnh (2016), Đánh giá về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen của các nông hộ trên địa bàn huyện Hà Quảng – Tỉnh Cao Bằng, luận văn Thạc sỹ Phát triên nông thôn. Đại học Thái Nguyên .
9. Lê Viết Ly ( 2010 ), “Chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trên thế giới và tại Việt Nam