3. Ý nghĩ ac ủa đề tài
3.1.3. Điều kiện kinh tế
- Tổng gía trị các ngành sản xuất:. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017
đạt 660,95 tỷ đồng. Trong đó trồng trọt đạt 440,24 tỷ đồng, chiếm 66,61%; chăn nuôi 220,71 tỷ đồng, chiếm 33,39%; giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
1.008,56 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 21 triệu đồng (Chi cục thống kê, 2017) [2].
Hoạt động trồng trọt: Đối với cây ngắn ngày là trồng lúa, ngô, sắn, lạc, đậu tương, rau các loại. Trong đó trồng lúa, ngô là chủ yếu; tổng diện tích rừng 51.269,9 ha (rừng trồng 6.177,8 ha), rừng trồng gồm các loại cây lâu như cây mỡ, cây lát, cây xoan, cây thông, cây sa mộc…, cây dược liệu thân gỗ như cây quế, cây hồi…cây ăn quả 296,29 ha trồng phân tán ở các hộ gia đình. Cây hồi được coi là cây mũi nhọn của huyện Bắc Mê, diện tích cây hồi 151 ha, nay đã có trên 70% diện tích hồi đã cho thu hoạch chiết xuất tinh dầu bán ra thị trường, huyện có chủ trương tiếp tục khuyến khích phát triển mở rộng diện tích trồng trên địa bàn 2 xã. Việc trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa áp dụng tốt biện pháp thâm canh (UBND huyện Bắc Mê, 2017) [17].
Thương mại – Dịch vụ: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có đường ô tô rải nhựa đến trung tâm xã và có đường ô tô đến các thôn, tuy nhiên ở một số thôn
đường chưa đạt yêu cầu cho ô tô lưu thông, vào mùa mưa xe máy mới có thể lưu thông được; tỷ lệ hộđược sử dụng điện lưới quốc gia chiếm 68,57% (7.238/10.556 hộ).
Xã hội – Môi trường: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa
đồng bộ, vẫn còn một phần lớn người dân chỉ vận dụng kinh nghiệm sẵn có vào lao
động sản xuất, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, vẫn còn mang tính “tự
cung tự cấp”, tỷ lệ lao động thiếu việc làm chiếm cao, thị trường lao động trong nước khó khăn, lao động phổ thông ít được tiếp cận. Năm 2017 xuất khẩu lao động ra nước ngoài 110 người. Vì thiếu việc làm tại chỗ nên tỷ lệ lao động vượt biên trái phép đi lao động bên Trung Quốc chiếm cao (theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, năm 2017 = 866 lượt người), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,42% . Số hộ dân cư sử
dụng nước hợp vệ sinh 82,9%, môi trường có nguy cơ ô nhiễm cao do có giải pháp việc xử lý chất thải từ sinh hoạt và chất thải chăn nuôi, tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 41,7%; tỷ lệ hộ lắp đặt hầm biogas rất thấp, đa số chất thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường (UBND huyện Bắc Mê, 2017) [17].
-Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi : Huyện đã khuyến khích đầu tư xây dựng chuồng trại, vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi, tổ chức các lớp tập huấn
nâng cao kiến thức, khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi cho bà con nhân dân. Đến năm 2017, tổng đàn trâu của huyện có 18.907, đàn bò 7.404, đàn lợn 38.162, đàn dê 22.967 (UBND huyện Bắc Mê, 2017) [17]. Nhìn chung tình sản xuất ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng đàn gia súc đạt rất thấp cầu do nguồn giống chưa được chọn lọc, lai tạo. Đặc biệt là đối với đàn trâu, bò hiện nay đã giống đã bị
thoái hóa nên khối lượng/con gia súc trưởng thành đạt thấp ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm. Tình hình kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm được thực hiện triển khai nhưng do nhận thức về công tác tiêm phòng của hộ chăn nuôi chưa đầy đủ nên việc thực hiện tiêm phòng dịch thiếu đồng bộ, hằng năm vẫn có gia súc bị chết do dịch bệnh, vì vậy tâm lý hộ chăn nuôi thường sợ rủi ro, không dám đầu tư quy mô lớn, chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo thành sản phẩm hàng hóa.
Bảng 3.1. Số lượng gia súc các xã trên địa bàn huyện huyện Bắc Mê
năm 2016-2017
ĐVT: Con
Tên xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017
Trâu Bò Lợn Dê Trâu Bò Lợn Dê
1. Yên Phú 2.011 289 6.275 1.805 2.038 809 8.155 1.708 2. Yên Định 1.238 166 2.638 801 1.350 131 2.179 759 3. Minh Ngọc 1.583 138 2.956 895 1.537 85 2.593 1.741 4. Minh Sơn 2.069 1.450 3.785 1.634 2.210 1.628 4.383 2.124 5. Thượng Tân 786 469 1.454 591 822 503 1.249 1.040 6. Lạc Nông 762 241 1.884 473 852 246 1.481 752 7. Giáp Trung 2.268 331 3.052 1.740 2.382 346 3.424 2.054 8. Yên Phong 810 567 1.543 577 798 645 1.469 1.101 9. Phú Nam 718 682 2.057 1.802 712 903 2.464 2..428 10. Yên Cường 2.418 1.139 4.287 3.013 2.463 848 4.486 4.486 11. Đường Âm 1.376 421 2.734 2.191 1.569 454 2.927 1.679 12. Đường Hồng 1.771 691 2.843 3.304 1.835 491 2.870 2.962 13. Phiêng Luông 350 613 1.086 101 339 297 482 133 Tổng 18.159 7.204 36.594 18.927 18.907 7.404 38.162 22.967
Nguồn : Chi cục thống kê huyện Bắc Mê (2017)
- Tình hình sản xuất lợn: Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Bắc Mê cho thấy tổng đàn lợn năm 2016 là 36.594 con, đến năm 2017 là 38.162
con, năm sau tăng tăng so với năm trước là 1.568 con. Qua nghiên cứu số liệu thống kê các năm cho thấy số lượng lợn vẫn tăng đều qua từng năm. Các hộđã chủ động
đầu tư chăn nuôi lợn nái để tự sản xuất con giống để nhân rộng quy mô chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổng khối lượng lợn hơi xuất chuồng tăng từ
2.250,53 tấn năm 2016 lên 2.596,72 tấn năm 2017, mặc dù đến năm 2017 giá lợn hơi trên thị trường giảm nhưng vẫn tăng về số lượng, quy mô. Qua khảo sát cho thấy giá lợn hơi lợn đen bản địa trong 2 năm qua có giao động nhưng không đáng kể, giá lợn thịt trên thị trường địa bàn huyện Bắc Mê là từ 48- 56.000 đồng/kg.
Bảng 3.2. Trung bình giá lợn đen bản địa trên địa bàn huyện Bắc Mê năm 2017-2018 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2017/năm 2016 + % Lợn thịt 55 50 -5 -9.09 Lợn sữa 80 70 -10 -12.50
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Đến nay, toàn huyện 88 hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên (trong đó có 4 hộ
nuôi từ 100 con trở lên). Việc chăn nuôi theo hướng quy mô gia trại, hàng hóa đã được nhân dân chú trọng và từng bước phát triển, tạo thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Thông qua những mô hình kinh tế trang trại, người dân có cơ hội tiếp cận, học hỏi những kinh nghiệm, cách làm hay để ứng dụng và từng bước nhân rộng. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Chăn nuôi lợn đen hiện nay vẫn chưa xác định được nguồn cung cấp giống
ổn định, trên địa bàn chưa có cơ sở sản xuất giống lợn đen bản địa, người dân chủ
yếu tìm mua ở các hộ gia đình thôn, bản lân cận, lượng giống hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu, chất lượng giống không tốt do chọn lọc con giống đực và giống lợn nái ít được quan tâm tuyển chọn.
Thị trường tiêu thụ lợn đen của huyện chủ yếu là bán cho tư thương mua giết mổ bán trên địa bàn huyện và một số huyện lân cận, nhìn chung nếu tiêu thụ số
Bán cho tư thương đến tại nhà mua người dân tuy tiết kiệm được chi phí và công vận chuyển nhưng có hạn chế là bán không đúng thời vụ và thường bị nép giá.Trên thực tếđối với lợn sữa chủ yếu là bán cho các hộ có nhu cầu. Có một thực tế là sản phẩm thịt lợn đen do giá cao, các nhà hàng ít dùng sản phẩm lợn đen chế biến thực phẩm, vì giá cao ảnh hưởng đến lợi nhuận nhà hàng, chưa kết nối được thị trường bền vững để tháo gỡ rào cản để bà con nhân rộng quy mô chăn nuôi.
Bắc Mê là một huyện nghèo, Đảng bộ huyện xác định chăn nuôi hướng đi của huyện, huyện tập trung chỉ đạo trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc, năm 2017
Đảng bộ huyện đề ra Nghị quyết chuyên đề số 09 –NQ/HU ngày 21-01-2017 về
phát triển gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020. Trong năm 2017 huyện đã tạo thuận lợi cho người nông dân về quỹđất, vay vốn, chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn giúp các chủ trang trại, gia trại nắm vững kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng vào thực tế. Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển tổng thể gia trại chăn nuôi lợn và gia cầm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020, huyện đã xây dựng các phương án và bố trí 1,5 tỷđồng từ các nguồn vốn để triển khai thực hiện 14 gia trại chăn nuôi, gồm: 4 gia trại trâu, bò quy mô từ 20 con trở lên; 6 gia trại lợn quy mô từ
100 con trở lên (với điều kiện là chăn nuôi lợn đen bản địa); 4 gia trại gia cầm quy mô từ 1.000 con trở lên, đến nay các gia trại đã tổ chức chăn nuôi theo quy mô phương án đã duyệt.