Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ acid uric huyết tương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 34 - 37)

1.2.3.1. Chủng tộc

Một số nghiên cứu dịch tễ học chứng tỏ có sự khác biệt nồng độ acid uric giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Nồng độ này đặc biệt cao trong quần thể dân cư là thổ dân Maori ở New Zealand, người Úc bản địa hoặc người Mỹ gốc Phi [63] [74]. Một nghiên cứu trên nhóm đối tượng đa sắc tộc tại Mỹ thông qua dữ liệu của Chương trình điều tra dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia của Mỹ lần thứ 3 cho biết Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ tăng acid uric huyết tương cao nhất (22,5%), tiếp theo là người da trắng (18,0%) và nhóm những chủng tộc khác (16,3%) [67]. Ryu W. S nghiên cứu sự khác biệt nồng độ acid uric huyết tương giữa nhóm thanh niên da trắng với da đen ở lứa tuổi 17 - 35, kết quả cho thấy nồng độ acid uric tăng cao nhất ở nhóm nam giới da đen sau đó đến nhóm nam giới da trắng rồi đến nhóm nữ da đen, cuối cùng là nhóm nữ da trắng [66].

Trong điều kiện sinh lý bình thường, nồng độ acid uric huyết tương đã có xu hướng tăng dần theo tuổi, tăng khoảng 10% từ lứa tuổi 20 đến 60 tuổi [48] [62]. Tác giả Loeffler cho thấy nồng độ acid uric trung bình trong quần thể này là 5mg/dl ở nhóm bình thường và 5,6mg/dl ở nhóm tăng huyết áp và có tới 34% số đối tượng có nồng độ acid uric từ 5,5mg/dl trở lên [62]. Chiou nghiên cứu trên 6.000 đối tượng tuổi từ 26 đến 75 tuổi tại Đài Loan trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2005 đã cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ tăng acid uric huyết tương giữa các nhóm tuổi khác nhau ở nữ giới nhưng không thấy sự khác biệt này ở nam giới [50]. Một nghiên cứu khác tại Đài Loan trên nhóm đối tượng người cao tuổi trên 65 tuổi, các tác giả nhận thấy nồng độ acid uric huyết tương trung bình ở nam giới là 437,6 µmol/l và ở nữ giới là 376 µmol/l [61].

1.2.3.3. Giới tính

Bình thường nồng độ acid uric huyết tương ở nữ giới bao giờ cũng thấp hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Nghiên cứu của Zhu cũng tại Mỹ điều tra trên đối tượng người trưởng thành lặp lại sau 2 thập kỷ đã cho biết nồng độ acid uric huyết tương trung bình trong quần thể là 6,14mg/dl ở nam giới và 4,87mg/dl ở nữ giới. Tuy vậy, không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ tăng acid uric huyết tương giữa nam và nữ (tỷ lệ hiện mắc là 21,2% và 21,6%) [77].

Một nghiên cứu tại Đài Loan cho biết ở lứa tuổi trẻ và trung niên, tỷ lệ tăng acid uric huyết tương có sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ nhưng đến tuổi trên 65 thì cả 2 giới có tỷ lệ mắc tương đương nhau [57]. Nghiên cứu tại Việt Nam trên nhóm đối tượng THA, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng nhận thấy rằng tỉ lệ tăng acid uric máu là 42,7%, nam cao hơn nữ [15]. Tác giả Phạm Thị Dung lại cho thấy tỷ lệ tăng acid uric huyết tương ở nam giới cao gấp 3 lần so với nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [8].

Béo phì là yếu tố thuận lợi góp phần làm tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol, giảm HDL - C và tăng glucose máu. Đây đều là những yếu tố có liên quan đến tình trạng tăng acid uric huyết tương, nó làm tăng tổng hợp và giảm thải trừ acid uric. Nghiên cứu của Miao cho biết tăng acid uric có liên quan sự phát triển của nền kinh tế, được thể hiện bằng sự thay đổi chế độ ăn uống và lối sống tĩnh tại. Do đó, thừa cân - béo phì có liên quan đến tình trạng tăng acid uric huyết thanh [63]. Nghiên cứu của Alexander cũng cho thấy béo phì đặc biệt là béo nội tạng cùng với các rối loạn kèm theo có liên quan mật thiết với tình trạng tăng acid uric huyết thanh [40].

1.2.3.5. Chế độ ăn

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng hay giảm acid uric huyết tương bởi vì trên 50% nhân purin của ARN và 20% của ADN có nguồn gốc từ thức ăn. Tác giả Nguyễn Thị Lâm so sánh giá trị dinh dưỡng khẩu phần giữa người bình thường, tăng acid uric huyết tương và bệnh nhân gút cho thấy mức tiêu thụ cá, hải sản ở nhóm đối tượng tăng acid uric huyết tương cao hơn nhóm bình thường có ý nghĩa thống kê [25]. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng mạnh mẽ cho biết mức độ tiêu thụ rượu, bia có liên quan chặt chẽ đến tình trạng tăng acid uric huyết tương, từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Tác giả Choi HK cho biết nguy cơ mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng rượu, bia. So với nhóm không uống rượu, nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới tăng 1,32 lần khi uống ở mức 10 - <15g ethanol/ngày, nguy cơ này tăng lên đến 2,53 lần ở nhóm sử dụng mức ≥ 50g ethanol/ngày [49].

1.2.3.6. Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực và thể dục chưa được nhiều tác giả công nhận là yếu tố có liên quan đến tăng acid uric huyết tương và bệnh gút. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên 28.990 nam giới trong thời gian 7,74 năm, tác giả

tập thể dục thường xuyên trong phòng tập làm giảm nguy cơ mắc bệnh tương ứng là 50 - 65% [74]. Có thể những đối tượng thường xuyên luyện tập thể thao sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên khi vận động quá mức sẽ làm tăng acid lactic máu cùng với tình trạng mất nước nên làm tăng acid uric huyết tương. Điều này có thể giải thích lý do những cơn gút cấp lại thường xuất hiện sau các chấn thương hoặc hoạt động thể lực quá mức.

1.2.3.7. Một số thuốc ảnh hưởng đến nồng độ Acid uric

- Aspirins

- Thuốc lợi tiểu - Thuốc lao

- Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ức chế men chuyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)