Cơ chế bệnh sinh của tăng acid uric gây xơ vữa mạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 33 - 34)

Acid uric được hình thành từ nhân purin nội hoặc ngoại sinh, nhờ tác dụng của men xanthinede hydrogenase từ gan, ruột. Purin ngoại sinh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo acid uric.Thận chuyển hóa urate bằng nhiều cách: lọc cầu thận, tái hấp thu, bài tiết ở ống lượn gần. Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa urate: thể tích dịch ngoại bào, lượng nước tiểu, pH nước tiểu, lượng urate và hormone, một số thuốc, khối lượng vận động và chế độ ăn [17] [25] [43].

Tế bào cơ trơn mạch máu và tế bào cơ tim tổng hợp và phóng thích adenosin dẫn đến giãn tế bào cơ trơn mạch máu và dãn tiểu động mạch. Khi thiếu oxy hoặc thiếu máu mô làm gia tăng tổng hợp và phóng thích adenosine, đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa mạch máu dẫn đến giảm thiếu máu cục bộ. Tế bào cơ trơn mạch máu trong tim tổng hợp adenosine tại chỗ và nhanh chóng bị thoái giáng thành acid uric do tác dụng của lớp nội mạc. Nhờ nồng độ pH thấp ở khoảng gian bào và điện thế âm ở màng tế bào nên acid uric được hình thành sẽ đổ ngay vào lòng mạch. Khi có thiếu máu cục bộ sẽ làm gia tăng hoạt động oxy hóa xanthine và tổng hợp acid uric, do đó tăng acid uric có thể là một dấu ấn của tình trạng thiếu máu cơ tim.

Mặc dù vậy cơ chế bệnh sinh của acid uric trên hệ tim mạch còn chưa rõ, tăng acid uric có liên quan đến những ảnh hưởng không tốt trên: chức năng lớp nội mạc mạch máu, sự oxi hóa, sự kết dính tiểu cầu, sự xuất huyết và kết tụ [38]. Acid uric thúc đẩy oxide hóa LDL trong tiến trình xơ vữa động mạch, kích thích kết dính bạch cầu hạt vào lớp tế bào nội mạc và giải phóng các gốc

tự do doperoxide và superoxide. Do đó acid uric gây tác động xấu đến lớp nội mạc thông qua hoạt hóa bạch cầu và sự tăng tương quan giữa acid uric với nồng độ chất gây viêm. Acid uric đi qua tế bào nội mô đã bị rối loạn chức năng sẽ lắng đọng tinh thể bên trong mảng xơ vữa. Những mảng này gây ra phản ứng viêm tại chỗ và hình thành mảng xơ vữa, lắng đọng tinh thể càng nhiều khi nồng độ acid uric càng cao [38] [62]. Vai trò của acid uric trong rối loạn chức năng nội mạc và đáp ứng viêm toàn thân: trong thực nghiệm khi truyền acid uric vào cơ thể người gây rối loạn chức năng nội mạc và allopurinol cải thiện chức năng lớp nội mạc ở bệnh nhân suy tim hoặc đái tháo đường. Điều này gợi ý vai trò trung gian của acid uric và xanthineoxydase trong đáp ứng viêm toàn thân [62].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nồng độ acid uric huyết tương ở bệnh nhân đột quỵ não điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên​ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)