Acid uric là sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của nucleotid có nhân purin. Sản phẩm này được hình thành từ 3 nguồn: nguồn thoái giáng các nucleotid từ thức ăn, thoái giáng các nucleoprotein do quá trình hủy tế bào trong cơ thể hoặc tạo ra từ sự tổng hợp nội sinh các nucleoprotein.
Sự tạo thành acid uric:
Các enzyme nucletidase thủy phân các mononuclotide thành acid phosphoric và nucleosid. Sau đó các nucleosid tiếp tục bị thủy phân thành các base và phentore dưới tác dụng của nucleosidas. Các base purin tiếp tục thoái hóa đến sản phẩm cuối cùng là acid uric.
Hình 1.5. Sơ đồ thoái hóa base purin
Chuyển hóa acid uric:
Việc tổng hợp và chuyển hóa purin xảy chủ yếu ở gan và ruột non. Bình thường lượng acid uric được tạo ra hàng ngày từ tổng hợp nội sinh khoảng 350mg và từ purin của thức ăn khoảng 300mg. Lượng acid uric đào thải ra khỏi cơ thể hàng ngày cũng tương đương khoảng 650 mg, chủ yếu qua thận (80%) và một phần thải qua đường tiêu hóa. Ở pH 7,4 trong huyết tương, acid uric tồn tại chủ yếu dưới dạng monosodium urat. Nồng độ acid uric huyết tương trung bình ở nam giới là 50 ± 29mg/l (hay 180 - 420 µmol/l) và ở nữ là 40 ± 20mg/l (hay 150 - 360 µmol/l). Tăng acid uric huyết thanh được xác định khi nồng độ > 420 µmol/l ở nam và > 360 µmol/l ở nữ.
Những phương pháp định lượng acid uric trong máu
Những phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến để xét nghiệm acid uric trong máu, tùy thuộc vào hóa chất hoặc enzyme oxy hóa. Trong phương pháp cũ, một chất tạo màu bị giảm đồng thời với chất oxy hóa để sản xuất một chromophore mà có thể đo bằng quang phổ kế. Sau đó, uricase được sử dụng làm chất xúc tác phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế. sau đó uricase được sử dụng làm chất xúc tác
phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế. Sau đó được sử dụng làm chất xúc tác phản ứng và nồng độ của acid uric có thể được xác định trực tiếp bằng quang phổ kế hoặc bằng sự đo lường lượng oxygen bị tiêu dùng hoặc lượng hydrogen peroxit (H2O2) được tạo ra.
Phương pháp so màu :
Phương pháp so màu được sử dụng rộng rãi, nó tùy thuộc vào sự giảm Natri Vonfamat bởi acid uric. Phương pháp này có những nhược điểm : Acid uric có khuynh hướng kết tủa với protein huyết tương, có thể xuất hiện màu đục trong dung dịch màu cuối cùng. Sự tương quan không tuyến tính giữa màu tạo ra và lượng acid uric vượt quá giới hạn do ảnh hưởng của những chất khử trong huyết tương bao gồm: Ascorbid acid, Thiols tự do (thioneine, cysteine, glutathione), Salicylates và dẫn xuất của nó, Caffeine, theophylline, theobromine và những sản phẩm chuyển hóa của chúng, L - dopa, nồng độ rất cao của glucose.
Phương pháp so màu tự động:
Phương pháp so màu tự động xác định acid uric dựa vào sự giảm của phospho vonfamat hoặc Arsen vonfamat hoặc hỗn hợp kim loại. Máy phân tích tự động đã làm công việc thẩm tách. Vì vậy đã ngăn chặn được sự kết tủa protein.
Phương pháp này cho kết quả cao hơn thực tế 0,4 - 1,0mg/dl. Khi có sự hiện diện của L- dopa, Ampicilline, penicilline, methacillin, Resorcinol, Glutathione và Ascorbid acid thì sẽ cho kết quả cao giả.
Phương pháp enzyme:
Phương pháp quang phổ Uricase:
Acid uric có đặc tính hấp thụ tia cực tím. Với sự hiện diện của uricase, urate được biến đổi thành allantoin, mà không có sự hấp thụ tia cực tím.
Đo lượng Hydrogen peroxyt (H2O2) được tạo thành:
Sự biến đổi acid uric thành allantoin, được xúc tác bởi uricase cứ mỗi mol acid uric được sử dụng sẽ sinh ra 1 mol H2O2 .
Dựa trên nguyên tắc cơ bản đó là sự suy giảm của Hydrogen peroxide (H2O2) nhờ vào hoặc là catalase hoặc là peroxidase hợp lại để tạo thành phản ứng oxy hóa khác và tạo ra một sản phẩm có màu. Vì vậy, Kageyama đã ghép catalase với phản ứng uricase, methanol bị oxy hóa để tạo thành Formaldehyde (HCHO) và sau đó so với màu của dihydrolutidine được tạo thành từ sự ngưng tụ, Formaldehyde với acetylaceton và amonia:
H2O2 + CH3OH HCHO + 2H2O.
HCHO + acetylacetone + NH3 3,5-diacetyl - 1,4 - dihydro lutidine + 3H2O Một phương pháp mới đo lượng Formaldehyde tạo thành bằng một máy phân tích ly tâm. Độ nhạy và độ đặc hiệu được báo cáo là hơn hẳn.
Tăng acid uric máu:
Tăng acid uric máu được định nghĩa khi nồng độ acid uric trong máu (7mg/dl đối với nam giới (420,0mol/l) và ≥ 6 mg/dl đối với phụ nữ (360mol/l) [39][43][56].
Những nguyên nhân của tăng acid uric máu
Theo lý thuyết, tăng acid uric máu có thể là kết quả từ, tăng sản xuất, giảm bài tiết acid uric hoặc từ sự phối hợp của những bất thường này.
Tăng sản xuất urate:
-Thức ăn là một nguồn cung cấp purin ngoại sinh. Những thực phẩm giàu purin như là: gan "lách" (tuyến ức và tụy), thận, tôm, cua cá, lòng đỏ
trứng, nấm...
-Nguồn purin nội sinh: là do sự phá hủy các tế bào giải phóng ra các acid nhân ADN và ARN.
Giảm bài tiết acid uric:
Về mặt lý thuyết, tăng acid uric có thể là kết quả từ giảm lọc cầu thận, giảm bài tiết ống thận hoặc tăng tái hấp thu ở ống thận.
Những cơ chế phối hợp:
Tăng sản xuất acid uric và giảm bài tiết góp phần làm tăng acid uric máu. Bảng phân loại nguyên nhân tăng acid uric máu [56].
TĂNG SẢN XUẤT ACID URIC
Nguyên phát vô căn Bệnh tăng sinh tủy Dập cơ
Thiếu hụt HGPT Chứng tăng hồng cầu Hoạt động thể lực
Tăng tổng hợp PRPP Bệnh vảy nến Rượu
Tan máu Bệnh paget Béo phì
Bệnh tăng sinh Lympho Bệnh Glucogenosis Thức ăn giàu purin. III,V,VII
GIẢM THẢI ACID URIC
Nguyên phát vô căn Nhiễm ceton do đói Dùng thuốc Salicilate
Suy thận Ngộ độc Barili 2g/ngày
Thận đa nang Sarcoidosis Lợi tiểu
Đái tháo nhạt Cường cận giáp Rượu
Tăng huyết áp Suy giáp Levodopa
Nhiễm toan : Nhiễm độc thai nghén Ethambutol
* Acid lactic Hội chứng Bartter Pyrazinamid
* Ceton trong ĐTĐ Hội chứng Down Acid Nicotinic
Cyclosporine
Glucose-6-Phosphotase Phosphate aldolase
- HGPT: Hypoxanthin - Guanin - Phosphoribosyl - Transferase. PRPP: Phosphoribosylpyrophosphat