Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện thanh trì, thành phố hà nội​ (Trang 40 - 43)

tài sản khác gắn liền với đất tại Việt Nam

Luật đất đai năm 2013 ra đời, các chính sách cấp Giấy chứng nhận đang đi vào cuộc sống. Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đã phát huy hiệu quả, tạo sự thống nhất trong quản lý nhà, đất.

Việc cấp Giấy chứng nhận của nƣớc ta đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; đã thực hiện đƣợc cải cách hành chính trong nhiều khâu đặc biệt là nhiều địa phƣơng đã có kinh nghiệm để đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian

cấp Giấy chứng nhận. Có đƣợc kết quả này là do: Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật; thực hiện chính sách một cửa; công tác cấp Giấy chứng nhận gắn với lợi ích thiết thực của ngƣời dân nên đƣợc ngƣời dân ủng hộ.

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội Khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/04/2013 về tập trung chỉ đạo và tăng cƣờng biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đến nay, trên địa bàn cả nƣớc đã căn bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu với tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt 94.9% diện tích cần cấp. Kết quả cấp giấy chứng nhận cụ thể đối với từng loại đất nhƣ sau:

Bảng 1.1. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền s dụng đất lần đầu trên địa bàn cả nƣớc

STT Loại đất Số giấy cấp Diện tích cấp Tỷ lệ

1 Đất sản xuất nông nghiệp 20.178.450 8.843.980 90.1

2 Đất lâm nghiệp 1.971.820 12.268.740 98.1

3 Đất nuôi trồng thủy sản 917.900 554.296 85.1

4 Đất ở nông thôn 12.923.130 516.240 94.4

5 Đất ở đô thị 5.338.865 129.595 96.7

6 Đất chuyên dùng 276.299 611.720 84.8

7 Đất cơ sở tôn giáo 19.000 12.040 81.1

(Theo Tổng cục quản lý đất đai)

Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận vẫn còn chậm nhất là đối với các loại đất chuyên dùng và đất ở đô thị. Nguyên nhân cấp Giấy chứng nhận chậm chủ yếu là do:

+ Không có giấy tờ hợp lệ. có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, vi phạm pháp luật đất đai; các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc đƣợc giao đất không thu tiền sử dụng đất không tự giác thực hiện kê khai đăng ký đất đai; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chậm kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận do phải chuyển sang thuê đất; các nông, lâm trƣờng chƣa rà soát xác định ranh giới, mốc giới, giải quyết tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai.

+ Việc chỉ đạo triển khai thực hiện cấp Giấy chứng nhận ở một số địa phƣơng còn chậm, chƣa quyết liệt, thƣờng xuyên, chƣa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện ở các cấp huyện, xã; một số giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ chƣa đƣợc triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao.

+ Các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các địa phƣơng còn rất thiếu cán bộ chuyên môn so với yêu cầu nhiệm vụ; các phƣơng tiện kỹ thuật cần thiết cho hoạt động chuyên môn còn nhiều khó khăn.

+ Kinh phí đầu tƣ của Trung ƣơng và địa phƣơng cho thực hiện đo đạc, cấp Giấy chứng nhận chƣa đáp ứng nhu cầu.

+ Một số quy định hiện hành liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân còn chƣa hợp lý.

+ Một số địa phƣơng quy định dừng việc chứng thực hợp đồng giao dịch các quyền của ngƣời sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã sang cơ quan công chứng thực hiện chƣa phù hợp với thực tế nhất là các xã ở các huyện miền núi, trung du, vùng sâu, vùng xa (chƣa có tổ chức công chứng hoạt động).

+ Ách tắc trong cấp giấy cho bên mua nhà tại các dự án phát triển nhà ở, nhất là nhà chung cƣ, do phần lớn căn hộ đã qua “mua bán trao tay” mà không làm thủ tục đúng quy định.

+ Còn nhiều địa phƣơng chƣa có bản đồ địa chính, nhất là ở khu vực đồng bằng và các nông, lâm trƣờng; nhiều khu vực đã có bản đồ địa chính nhƣng đã có nhiều biến động mà không đƣợc chỉnh lý biến động, nhất là ở vùng ven các đô thị.

Ngoài ra hiện nay còn tồn tại tình trạng tồn đọng Giấy chứng nhận đã ký nhƣng ngƣời sử dụng không đến lấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện thanh trì, thành phố hà nội​ (Trang 40 - 43)