Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện thanh trì, thành phố hà nội​ (Trang 70)

2.2.3.1. Thuận lợi

- Các chính sách thu hút và ƣu đãi đầu tƣ phù hợp cùng với việc bố trí sử dụng đất sản xuất kinh doanh hợp lý, thuận lợi đã thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, có hiệu quả và bền vững.

- Thực hiện việc giao đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản ổn định cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa đã làm cho ngƣời dân năng động hơn, bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý, khôi phục và phát triển nhiều vƣờn cây ăn quả, phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao; duy trì và hình thành các vùng trồng rau, hoa, cây cảnh; vì vậy đã nâng cao giá trị trên một ha đất sản xuất nông nghiệp.

- Cụm công nghiệp, trung tâm thƣơng mại - dịch vụ, làng nghề... đã phát huy hiệu quả không chỉ đóng góp trực tiếp nguồn thu vào ngân sách Nhà nƣớc mà còn kích cầu các hoạt động sản xuất và tiêu dùng khác.

- Hệ thống giao thông bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy đƣợc đầu tƣ nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho giao thông mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và thành phố nói chung.

- Các công trình văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao, thƣơng mại, du lịch đã đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức và phát triển tƣơng đối hoàn diện, từng bƣớc nâng cao dân trí, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Việc mở rộng và xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các nhà chung cƣ cao tầng đã giải quyết nhà ở ổn định cho ngƣời dân trên địa bàn huyện nói riêng và của thành phố nói chung.

2.2.3.2. Khó khăn

- Một số tổ chức, cá nhân chƣa thực sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất đã dẫn đến sử dụng đất tùy tiện, sai mục đích, gây lãng phí đất, vi phạm quy hoạch đƣợc phê duyệt.

- Trong quá trình sử dụng đất một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ việc bảo vệ cảnh quan môi trƣờng đất dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng đất, hủy hoại tài nguyên đất đai.

- Thiếu các giải pháp đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp nhƣ chƣa giải quyết tốt giữa khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trƣờng sinh thái... đã ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện.

- Việc chỉnh trang, xây dựng các khu dân cƣ đô thị và nông thôn còn hạn chế. Nhiều nơi chƣa có quy hoạch chi tiết khu dân cƣ, gây khó khăn cho việc quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc...

- Đất ở tại đô thị và nông thôn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng, chƣa có cơ chế phù hợp để giải quyết nhu cầu về đất ở co ngƣời thuộc diện chính sách, ngƣời có thu nhập thấp...

- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế... chƣa đƣợc bố trí nguồn vốn đầu tƣ hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác.

- Hàng năm ngƣời nông dân mất dần đất canh tác (nhất là ở các xã nhƣ Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt) dẫn đến dƣ thừa lao động nông nghiệp trong khi chuyển đổi nghề nghiệp còn khó khăn, chƣa kịp thời.

2.3. Đánh giá t nh h nh cấp giấy chứng nhận quyền s dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thanh Tr

2.3.1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thanh Trì năm 2017 nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thanh Trì năm 2017

 Trình tự, thủ tục cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân đối với trƣờng hợp hợp thức hóa quyền sử dụng đất

- Hồ sơ gồm có: + Đơn xin cấp GCN;

+ Một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại điều 118 của Luật đất đai (nếu có);

+ Biên bản xác minh định giới, mốc giới thửa đất (do đơn vị đo đạc bản đồ lập);

+ Văn bản ủy quyền xin cấp GCN (nếu có); - Việc cấp GCN đất ở quy định nhƣ sau:

+ Bộ phận tiếp nhận 01 cửa của huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, chuyển Phòng TNMT hoặc Văn phòng đăng ký đất đai giải quyết và trả kết quả theo quy định.

+ Thời hạn cấp GCN không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn chỉnh. Đối với những trƣờng hợp còn có vƣớng mắc cần phải thẩm tra, công khai hóa thì thời gian thẩm tra, công khai hóa không quá 15 ngày làm việc.

+ Đối với trƣờng hợp không đủ điều kiện cấp GCN thì sau 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan cấp GCN phải thông báo cho ngƣời xin cấp GCN bằng văn bản để biết rõ lý do.

Riêng cấp GCN ở những hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại các xã, thị trấn theo kế hoạch cấp đồng loạt thì việc nộp hồ sơ và trình xét duyệt nguồn gốc đất đƣợc lập tại UBND các xã, thị trấn sau đó chuyển lên Phòng TNMT để thẩm định trình UBND huyện cấp giấy chứng nhận.

 Cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá QSDĐ - Hồ cấp GCN cho ngƣời trúng đấu giá QSDĐ ở, gồm có: + Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá QSDĐ ở; + Đơn xin cấp GCN ở;

+ Biên bản bàn giao ranh giới, mốc giới thửa đất đấu giá ngoài thực địa; + Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính;

+ Việc cấp GCN ở đƣợc quy định nhƣ sau:

 Tổ chức đƣợc giao nhiệm vụ đấu giá QSDĐ phải thực hiện đúng kế hoạch đấu giá đƣợc duyệt, chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý đất đai và ngƣời trúng đấu giá tiến hành các thủ tục bàn giao đất và trao GCN cho ngƣời trúng thầu đấu giá QSDĐ.

 Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức đấu giá, không quá 15 ngày làm việc, Phòng TNMT phải cấp GCN cho ngƣời đã trúng đấu giá. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vƣớng mắc, các cơ quan có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản cho ngƣời trúng đấu giá QSDĐ biết rõ lý do.

 Trình tự, thủ tục cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân đƣợc giao đất và thuê đất

- Hồ sơ xin cấp GCN gồm:

+ Quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền; + Đơn xin cấp GCN;

+ Biên bản bàn giao mốc giới;

+ Các chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính;

+ Ngƣời đƣợc giao đất, thuê đất có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ tại tổ chức bộ phận tiếp nhận 01 cửa của UBND huyện.

+ Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng làm các thủ tục cấp GCN cho các đối tƣợng trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.[16]

Dựa vào quy trình trình tự thủ tục trên, huyện Thanh Trì đã làm khá tốt trình tự, thủ tục cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Một số trƣờng hợp làm chậm tiến độ cấp GCN là do cần xác minh nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất hoặc chƣa có bản đồ địa chính, chƣa có sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng trên đất.... nên đã kéo dài thời gian cấp GCN.

2.3.2. Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Trì tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Trì

2.3.2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên đ a bàn huyện Thanh Trì

Thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 và Nghị định số 85/CP ngày 25/8/1993 của Chính phủ; Quyết định số 1615/QĐ-UB ngày 12/6/1995 và Quyết định 4171/QĐ-UB ngày 01/10/1998 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Tại thời điểm triển khai giao đất theo Nghị định 64/CP toàn huyện Thanh Trì có 24 xã và 01 thị trấn, trong đó 24 xã đã lập xong phƣơng án giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân. Năm 2003, thực hiện Nghị định 132/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính đã cắt chuyển 09 xã thuộc huyện Thanh Trì để thành lập quận Hoàng Mai. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Thanh Trì còn lại 15 xã và 01 thị trấn.

Huyện đã cấp 24163 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 23.250 hộ đạt tỷ lệ 97,35. Tuy nhiên diện tích này các hộ vẫn đang sử dụng và thực hiện nghĩa vụ hàng năm và đất vẫn thuộc đất công ích do UBND xã quản lý.

Tổng số thửa đất cần cấp Giấy chứng nhận là 140.730 thửa. Kết quả thực hiện đƣợc tổng kết trong bảng sau:

STT Đơn vị hành chính

Số th a đất nông nghiệp (th a) Số hộ gia đ nh, cá nhân (hộ) Diện tích (ha) Tổng số th a cần cấp GCN Số th a đã cấp GCN Tỷ lệ số th a đã cấp GCN (%) Tổng số hộ cần cấp GCN Tổng số hộ đã cấp GCN Tỷ lệ số hộ đã cấp GCN (%) Tổng diện tích cần cấp GCN Diện tích đã cấp Tỷ lệ diện tích đã cấp (%) 1 Tam Hiệp 7122 7093 99,59 1469 1465 99,73 147,4103 146,7943 99,58 2 Thanh Liệt 9286 9158 98,62 1030 1006 97,67 247,804 243,5556 98,29 3 Tân Triều 5372 5300 98,66 2700 2650 98,15 116,79 114,5900 98,12 4 TT Văn Điển 0 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Đông Mỹ 2721 2682 98,57 1148 1137 99,04 145,0042 142,8049 98,48 6 Vạn Phúc 7841 7825 99,80 1776 1773 99,83 224,3649 223,9554 99,82 7 Yên Mỹ 4709 4709 100,00 823 823 100,00 96,6768 96,6768 100,00 8 Duyên Hà 4554 4554 100,00 891 891 100,00 99,3941 99,3941 100,00 9 Tả Thanh Oai 11708 11658 99,57 2522 2472 98,02 478,0429 447,4641 93,60 10 Hữu Hòa 7520 7156 95,16 1247 1182 94,79 192,3704 130,9944 68,09 11 Đại Áng 19591 19590 99,99 1617 1616 99,94 355,0651 354,7310 99,91 12 Vĩnh Quỳnh 18485 18485 100,00 2987 2987 100,00 296,6978 296,6978 100,00 13 Ngũ Hiệp 4162 4115 98,87 1153 1142 99,05 155,927 126,3069 81,00 14 Tứ Hiệp 15389 7498 48,72 1440 1028 71,39 259,51 137,4100 52,95 15 Liên Ninh 9474 9442 99,66 1669 1667 99,88 213,2242 212,7264 99,77 16 Ngọc Hồi 12796 12788 99,94 1412 1411 99,93 152,7164 152,5899 99,92 Tổng 140730 132053 93,83 23884 23250 97,35 3180,9981 2926,6916 92,01

Dựa vào số liệu Bảng 2.5, ta thể hiện đƣợc tình hình diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng theo địa bàn từng xã, thị trấn của huyện Thanh Trì năm 2017 nhƣ sau:

99.58 98.29 98.12 0 98.48 99.82 100 100 93.6 68.09 99.91 100 81 52.95 99.77 99.92 0 20 40 60 80 100 120

Tam Hiệp Thanh Liệt Tân Triều TT Văn Điển

Đông Mỹ Vạn Phúc Yên Mỹ Duyên Hà Tả Thanh Oai

Hữu Hòa Đại Áng Vĩnh

Quỳnh

Ngũ Hiệp Tứ Hiệp Liên Ninh Ngọc Hồi

Tỷ lệ diện tích đã cấp

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất nông nghiệp đã được cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân theo từng xã, thị trấn của huyện Thanh Trì năm 2017

Qua bảng 2.5 và Hình 2.3, ta thấy đƣợc huyện Thanh Trì đã cấp đƣợc 132053 thửa đất trên tổng số 140730 thửa đất nông nghiệp, đạt 93.83%; số thửa đất trên đã cấp cho 23250 hộ gia đình, cá nhân trên tổng số 23884 hộ gia đình cá nhân, đạt 97.35%; tổng số diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận là 2926,6916 ha, đạt 92,01% diện tích cần đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; cụ thể nhƣ sau:

- 03 xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vĩnh Quỳnh đã hoàn thành 100% việc cấp GCN cho các thửa đất cần cấp GCN do đây là các xã nằm xa trung tâm huyện, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, kinh tế phi nông nghiệp phát triển chậm hơn so với các xã khác. UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình phát triển sản xuất rau an toàn, trồng cây ăn quả nhƣ bƣởi, ổi... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho nhân dân trong xã. 03 xã trên đã hoàn thành 100% việc cấp GCN cho các hộ gia đình, cá nhân trong xã, trong đó là các xã Yên Mỹ (823/823 hộ), Duyên Hà (891/891 hộ) và Vĩnh Quỳnh (2987/2987 hộ). Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy là do: chính quyền địa phƣơng ở các xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Đông Mỹ, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh do đã hoàn thiện đƣợc hệ thống hồ sơ địa chính, chủ động trong việc hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy chứng nhận cho nhân dân, trình tự cấp Giấy chứng nhận bớt rƣờm rà, cán bộ địa chính xã tận tình với công việc của mình, thƣờng xuyên phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai cho ngƣời dân trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trong các buổi họp toàn dân, thƣờng xuyên đi kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của nhân dân, giúp ngƣời dân hiểu rõ về quyền và lợi ích của việc cấp Giấy chứng nhận, tìm cách giải quyết các trƣờng hợp kê khai đăng ký thiếu thông tin.

- Đa số các xã đã cơ bản đƣợc hoàn thành việc cấp GCN nhƣ xã Đại Áng (với tỷ lệ số thửa đƣợc cấp đạt 99,99%), xã Vạn Phúc (với tỷ lệ số thửa đƣợc cấp đạt 99,80%), xã Ngọc Hồi (với tỷ lệ số thửa đƣợc cấp đạt 99,94%), xã Tam Hiệp (với tỷ lệ số thửa đƣợc cấp đạt 99,59%), xã Đông Mỹ (với tỷ lệ số thửa đƣợc cấp đạt 98,57%)...

Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân còn 8677 thửa chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn huyện, trong đó có 86 thửa ngƣời sử dụng đất không kê khai, còn lại chủ yếu do một số nguyên nhân cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả đất sản xuất nông nghiệp đã đăng kí kê khai nhƣng chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn các xã của huyện Thanh

Tr giai đoạn 2013 – 2017 TT Tên xã Tổng diện tích (ha) Tổng số hộ gia đ nh, nhân Tổng số th a Lý do (th a) Ngƣời s dụng đất không kê khai Giao đất thiếu so với phƣơng án giao đất Giao bổ sung TB, thu hồi Lý do khác 1 Tam Hiệp 0,616 4 29 0 29 0 0 0 2 Thanh Liệt 4,2484 24 128 20 0 0 0 108 3 Tân Triều 2,2 50 72 0 0 0 0 72 4 TT Văn Điển 0 0 0 0 0 0 0 0 5 Đông Mỹ 2,1993 11 39 0 39 0 0 0 6 Vạn Phúc 0,4095 3 16 0 16 0 0 0 7 Yên Mỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 8 Duyên Hà 0 0 0 0 0 0 0 0 9 Tả Thanh Oai 30,5788 50 50 0 0 15 12 23 10 Hữu Hòa 61,376 65 364 22 0 38 0 304 11 Đại Áng 0,3341 1 1 0 1 0 0 0 12 Vĩnh Quỳnh 0 0 0 0 0 0 0 0 13 Ngũ Hiệp 29,6201 11 47 16 1 0 0 30 14 Tứ Hiệp 122,1 12 7891 0 0 0 7.891 0 15 Liên Ninh 0,4978 2 32 20 10 2 0 0 16 Ngọc Hồi 0,1265 1 8 8 0 0 0 0 Tổng 254,3065 634 8677 86 96 55 7903 537

Dựa vào số liệu Bảng 2.6, ta nhận thấy trong số các nguyên nhân chính + Giao đất thiếu so với phƣơng án: 96 thửa.

+ Giao bổ sung: 55 thửa.

+ Có thông báo, quyết định thu hồi: 7903 thửa.

Trong đó, xã Tứ Hiệp có 7891 thửa chƣa đƣợc cấp GCN do đã có thông báo, quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án nhƣ dự án xây dựng đƣờng liên xã, khu đấu giá Tứ Hiệp - Ngũ Hiệp...

+Lý do khác: 537 thửa.

Các xã đạt tỷ lệ thấp nhƣ xã Tứ Hiệp là do hơn nửa số thửa cần đăng ký cấp Giấy chứng nhận đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của UBND huyện Thanh Trì. Ngoài ra, một số hộ gia đình, cá nhân chƣa đủ điều kiện để đƣợc cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện thanh trì, thành phố hà nội​ (Trang 70)