(1) Nguyễn Thị Ánh Xuân, (2004), luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ” thì đối với việc đo
lường nhận thức về dịch vụ bảo hiểm nhân thọ có bốn yếu tố chính, gồm yếu tố lợi ích bảo vệ, lợi ích tiết kiệm, lợi ích đầu tư và lợi ích tinh thần. Bốn yếu tố này cùng với mức độ ủng hộ của cha mẹ, vợ chồng, con cái và bạn bè được đưa vào phương trình hồi quy nhằm giải thích những yếu tố chính tác động đến xu hướng mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng. Kết quả sau khi chạy hồi quy ở hai nhóm khách hàng đưa đến sau:
Đối với nhóm khách hàng chưa mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, trong nhóm các yếu tố được đưa vào khảo sát, sự ủng hộ của cha mẹ có mức độ ảnh hưởng đến xu hướng mua mạnh nhất. Kế đến là yếu tố tinh thần, sự ủng hộ của vợ chồng và sau cùng là yếu tố bảo vệ. Sự gia tăng mức độ ủng hộ của cha mẹ đối với dịch vụ bảo hiểm nhân thọ hoặc sự gia tăng giá trị của yếu tố tinh thần hoặc mức độ ủng hộ của vợ chồng hoặc yếu tố bảo vệ đều làm gia tăng xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
Đối với nhóm khách hàng đã mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, trong nhóm các yếu tố được đưa vào khảo sát, sự ủng hộ của vợ chồng có mức độ ảnh hưởng
mạnh nhất đến xu hướng mua. Cũng như nhóm khách hàng chưa mua bảo hiểm nhân thọ, nhóm khách hàng đã mua bảo hiểm nhân thọ đều có chung nhận xét lợi ích tinh thần ảnh hưởng đến xu hướng mua nhiều hơn lợi ích bảo vệ hay lợi ích đầu tư. Riêng lợi ích tiết kiệm là một lợi ích căn bản của dịch vụ bảo hiểm nhân thọ nhưng không được khảo sát trong phương trình hồi quy. Có thể người trả lời chưa quan tâm đúng mức đến yếu tố tiết kiệm có thể ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.
(2) Lưu Thị Thu Thủy, (2011), đề án “ Điều tra khảo sát nhu cầu, khả năng
của đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện KVPCT”. Kết quả nghiên cứu
cho thấy phần lớn những NLĐ được phỏng vấn đều mong muốn tham gia BHXH, BHYT tự nguyện nhưng vì phải đưa ra lựa chọn trong tình hình tài chính có hạn. Khả năng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện của NLĐ KVPCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, hình thức làm việc, hiểu biết, thu nhập và mức độ ổn định về thu nhập
(3) Đặng Thị Ngọc Diễm, (2010), đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về: “Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện
(BHYT TN) của người dân nông thôn hiện nay”. Theo tác giả một yếu tố giúp
người dân tiếp cận và sử dụng BHYT TN đó là yếu tố về truyền thông. Có thể nói, ngày nay truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con nguời. Tác giả cũng khẳng định vai trò của yếu tố tâm lý của nguời dân cũng tác động đến việc tiếp cận và tham BHYT TN. Trong đó có thể thấy là hiệu ứng lan truyền trong dân cư khi một số nguời trong cộng đồng đã được hưởng lợi từ thẻ BHYT một cách thiết thực và cụ thể. Chính sách nhà nuớc về BHYT nói chung và BHYT TN nói riêng đã và đang có những thay đổi phù hợp hơn với diều kiện thực tế của sự phát triển và tình hình thực tế của nguời dân. Ngoài những yếu tố đã đuợc đề cập ở trên, một yếu tố cũng rất quan trọng trong việc quyết định người dân có tiếp cận tham gia và sử dụng BHYT TN hay không? Ðó là yếu tố về dịch vụ y tế khám chữa bệnh cho nguời dân tại các cơ sở y tế, đặc biệt là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu.
(4) Trương Thị Phượng(2012) luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người lao động KVPCT tại tỉnh Phú Yên. Đề tài đã thực hiện một quy trình nghiên cứu chặt chẽ, dựa trên mẫu đại diện của NLĐ khu vực này, đã xây dựng và điều chỉnh thành công các thang đo trên cơ sở dựa vào mô hình hành vi dự định (TPB). Kết quả phân tích cũng khẳng định rằng, 6 nhân tố của mô hình nghiên cứu đề xuất đều có ảnh hưởng dương đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ KVPCT. Bên cạnh đó, các thang đo lường đều thể hiện tốt các đặc điểm đo lường tâm lý. Độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo các cấu trúc khái niệm đều vượt quá các mức được đề nghị. Mặc dù nghiên cứu về ý định, hành vi mua hàng, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng là phổ biến trên thế giới cũng như trong nước, nhưng việc lần đầu tiên chủ đề này được thực hiện tại tỉnh Phú Yên làm cho nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định, góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về ý định hành vi vào việc giải thích ý định tham gia BHXH TN của NLĐ KVPCT. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp cụ thể để cải thiện, nâng cao hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng cũng như ý định của NLĐ tại tỉnh Phú Yên, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh “truyền thông”, “thu nhập” và “ Nhận thức” là quan trọng để nâng cao ý định của người dân. Với những kết quả này, đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Bảng 2.1 Tóm tắt một số nghiên cứu trong nước có liên quan
STT Tác giả Bài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng
1 Nguyễn Thị Ánh Xuân, (2004)
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ
-Mức độ ảnh hưởng của cha mẹ. - Lợi ích đầu tư.
-Lợi ích tinh thần.
2 Lưu Thị Thu Thủy, (2011)
Điều tra khảo sát nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia BHXH,BHYT tự nguyện KVPCT
- Trình độ học vấn. - Tính chất nghề nghiệp. - Hình thức làm việc. - Hiểu biết, thu nhập.
- Mức độ ổn định về thu nhập.
3 Đặng Thị Ngọc Diễm,
Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng bảo hiểm
-Yếu tố tâm lý -Dịch vụ y tế.
(2010) y tế tự nguyện (BHYT TN) của người dân nông thôn hiện nay
-Yếu tố về truyền thông -Vai trò của nhân viên BHYT
4 Trương Thị Phượng (2012)
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của NLĐ KVPCT tại tỉnh Phú Yên -Nhận thức ASXH -Thái độ -Hiểu biết về BHXH TN -Thu Nhập -Truyền thông (Ngưồn: tác giả tự tổng hợp)