Mô hình nghiên cứu của đề tài căn cứ Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of planned behaviour) của Ajzen (1985) với biến phụ thuộc là ý định mua và 3 biến độc lập là Thái độ với hành vi, Chuẩn chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi.
Đồng thời, Tổng quan nghiên cứu đã bổ sung các biến sau được tổng hợp xem xét từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây và tác giả đã tham khảo ý kiến chuyên gia (chi tiết phụ lục 1) sau đó rút ra từ yêu cầu đặc trưng của đề tài thực hiện:
- Kiến thức tài chính.
- Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính. - Nhận thức về thu nhập.
Từ đó, mô hình đề xuất của tác giả bổ sung thêm biến Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính và Nhận thức về thu nhập với các nhận định sau:
- Nhân tố Kiến thức tài chính bao hàm nhân tố Nhận thức về thu nhập. Từ đó, trong điều kiện nghiên cứu đề tài, tác giả đưa nhân tố Nhận thức về thu nhập
vào mô hình đề xuất sẽ cụ thể hơn.
- Nhân tố Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính là phù hợp cho loại hình bảo hiểm này. Do vậy, tác giả đưa nhân tố này vào mô hình đề xuất.
(Nguồn: đề xuất của tác giả)
Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc: Ý định mua .
Biến độc lập: - Thái độ đối với hành vi. - Chuẩn chủ quan .
- Nhận thức kiểm soát hành vi.
- Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính. - Nhận thức về thu nhập .
Các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
H2: Gia đình, bạn bè và những người quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
Nhận thức kiểm soát hành vi H1 Chuẩn chủ quan Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính
Thái độ đối với hành vi
Nhận thức về thu nhập Ý ĐỊNH MUA BHHT TN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN H2 H3 H4 H5
H4: Khả năng chấp nhận rủi ro tài chính có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
H5: Nhận thức về thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến ý định mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện..