Đặc điểm hình thái của cây Màn màn vàng (Cleome viscosa L.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ màn màn (capparaceae juss ) ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1.4. Đặc điểm hình thái của cây Màn màn vàng (Cleome viscosa L.)

* Đặc điểm hình thái ngoài: (Hình 4.13).

Hình 4.13. Hình ả nh loài Màn màn vàng

A. dạng số ng; B. cành mang hoa; C. quả

(Người chụp: Đinh Thị Huyền Chuyên.

Nơi chụp: Thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên)

Cây thảo sống hằng năm cao tới 80cm. Cành nhánh có rãnh dọc và phủ lông mềm, dính. Lá kép chân vịt, gồm 3-5 lá chét. Hoa mọc thành chùm dài ở ngọn cây. Hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa dài 7-12mm, 7-30 nhị với bao phấn xanh. Quả loại quả cải dài 5-9cm, hạt cỡ 1,5mm. Cây ra hoa quả quanh năm.

* Đặc điểm hình thái hiển vi:

Rễ:( Hình 4.14)

Hình 4.14. Cấu tạo giải phẫu rễ cây Màn màn vàng

A - rễ cây cắ t ngang; B - phần vỏ; C - phần trụ 1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Tầng phát sinh; 4. Gỗ thứ cấp

Quan sát hình ảnh vi phẫu rễ cây Màn màn vàng cắt ngang (A) ta thấy cấu tạo rễ cây gồm các phần rất rõ rệt. Phần vỏ (B) ngoài cùng là lớp tế bào ngoại bì cấu tạo bởi một lớp tế bào có thành tế bào hóa bần (1) nên bắt màu

xanh nhạt có lông hút. Mô mềm vỏ (2) gồm 7-9 lớp tế bào xếp sít nhau không theo một trật tự nhất định và có độ dày khoảng 3,6m. Tầng phát sinh (3) bao quanh gỗ thứ cấp (4) nằm ở phía trong. Phần trụ giữa có các bó gỗ xếp theo

hướng xuyên tâm.

- Thân (Hình 4.15): Cắt ngang thân cây (A) Màn màn vàng ta thấy thân màn màn vàng không tròn nhẵn mà gồ ghề tạo thành nhiều gờ lồi hẳn ra phía ngoài. Phủ ngoài thân là một lớp tế bào biểu bì (2)gồm những tế bào hình bầu dục. Nhiều tế bào biểu bì kéo dài ra phía ngoài làm thành các lông tiết (1) đa

bào, đỉnh lông tiết hơi tròn. Nằm sát biểu bì gồm một số lớp tế bào mô dày xốp

(5). Đây là những tế bào hình đa giác xếp sít nhau thành dày lên ở các khoảng

bào. Trên thân Màn màn vàng, các đám mô dày xốp chủ yếu tập trung ở phần lồi ra của thân. Các lớp tế bào mô mềm vỏ (3) hình đa giác nằm đan xen với các đám tế bào mô cứng (4) tạo thành vòng mô cứng không liên tục bao quanh

phần trụ giữa.

Hình 4.15. Cấu tạo giải phẫu thân cây Màn màn vàng

A - Thân cây cắt ngang; B - Một phần thân cây cắt ngang; C - Phần góc lồi thấy rõ các mô dày xốp; D - Bó dẫn nằm đối diện với phần góc lồi

1. Lông tuyến; 2. Biểu bì; 3. Mô mềm vỏ; 4. Đám mô cứng; 5. Mô dày xốp; 6. Libe; 7. Gỗ

Trụ giữa chiếm thể tích lớn trên lát cắt ngang gồm 25 bó dẫn hở. Bó libe (6) hình bầu dục bắt màu hồng nằm ở phía ngoài. Bó gỗ (7) hình tam giác đỉnh

nhọn hướng vào trong. Xen giữa gỗ và libe là tầng phát sinh gồm các tế bào dẹt có màng rất mỏng. Mô mềm ruột nằm ở phần giữa thân gồm các tế bào hình đa giác có kích thước khác nhau, tế bào lớn ở phần giữa, phần ngoại biên các tế

bào bé hơn. Mô mềm ruột chiếm phần lớn thể tích thân Màn màn vàng.

(Hình 4.16): Cắt ngang lá của Màn màn vàng ta thấy bao bọc phía ngoài cùng là lớp tế bào biểu bì có những tế bào kéo dài tạo thành lông (1) tiết.

Phiến lá cũng có các tế bào nhu mô gồm mô giậu (7) ở phía trên chứa nhiều

diệp lục và mô xốp (6) ở phía dưới. Các bó dẫn nằm trong khối mô mềm (2).

Các bó dẫn xếp thành hình cung mặt lõm quay lên trên, phía trong là 3 bó gỗ (5) xếp canh nhau. Phía ngoài là các bó libe (4) tương ứng. Giáp với các bó libe

là đám tế bào mô cứng (3).

Hình 4.16. Cấu tạo giải phẫu lá cây Màn màn vàng

A - lá cây cắt ngang; B - lát cắt cấu tạo gân chính; C - lát cắt cấu tạo phiến lá 1. Lông tuyến; 2. Mô mềm; 3. Đám mô cứng; 4. Libe; 5. Gỗ; 6. Mô xốp; 7. Mô giậu

(Người chụp: Đinh Thị Huyền Chuyên)

Cấu tạo rễ của cả 4 loài nghiên cứu đều có cấu tạo đặc trưng của rễ cây hai lá mầm. Phần trụ giữa chiếm thể tích lớn hơn phần vỏ, các bó gỗ đều xếp theo kiểu hướng tâm.

So sánh cấu tạo thân của 4 loài nghiên cứu trong họ Màn màn chúng tôi nhận thấy cả 4 loài nghiên cứu đều chỉ có 1 lớp tế bào biểu bì. Ở loài Dùi trống

và Trứng cuốc đã xuất hiện lớp bần bảo vệ. Màn màn tím và Màn màn vàng là hai loài thân thảo nên biểu bì mỏng hơn so với 2 loài cây thân gỗ là Trứng cuốc và Dùi trống. Kích thước và số lớp tế bào ở các loại mô khác là khác nhau ở mỗi loài. Tuy nhiên Màn màn tím và Màn màn vàng có một số điểm gần tương đồng như số bó dẫn, số lớp tế bào mô mềm vỏ. Do hai loài có dạng sống, điều kiện sinh thái gần tương tự như nhau nên có cấu tạo thân giống nhau.

Cấu tạo phiến lá cả 4 loài nghiên cứu đều gồm các phần: biểu bì trên, mô giậu, mô xốp, biểu bì dưới. Gân chính đều có các bó dẫn nằm trong khối mô mềm. Các bó dẫn đều xếp kiểu hình cánh cung. Phía dưới gân chính cả 4 loài đều có các lớp tế bào mô dày làm nhiệm vụ nâng đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ màn màn (capparaceae juss ) ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)