Đặc điểm hình thái của cây trứng cuốc (Stixis fasciculata G.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ màn màn (capparaceae juss ) ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 44)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.1.1. Đặc điểm hình thái của cây trứng cuốc (Stixis fasciculata G.)

* Đặc điểm hình thái ngoài: Cây bụi đứng, thường ít phân cành, cành thường có lỗ vỏ. Lá đơn, hình bầu dục hơi thuôn dài, mọc cách, không có lá kèm, có lông, gân chính ở mặt trên thường nổi mụn nhỏ; cuống lá thường dày ở đỉnh. Cụm hoa chùm tập hợp thành chùy ở nách lá và ở đỉnh. Đài gồm 5-6 lá đài, xếp thành 2 vòng, hợp một phần ở gốc, có lông. Không có cánh tràng. Cuống nhị nhụy ngắn. Nhị 15-50, các nhị ở ngoài thường ngắn hơn các nhị ở phía trong. Cuống bầu thường dài bằng chỉ nhị. Bầu có lông, 3-4 ô, mỗi ô mang 4-10 noãn, vòi nhụy 1-4. Quả hạch, hình bầu dục, vỏ quả thường có nhiều vết đốm, đỉnh quả thường có vòi nhụy tồn tại. Hạt 1-3, hình bầu dục (hình 4.1).

Hình 4.1. Ảnh hình thái cây Trứng cuốc

A. Dạng sống; B. Cành mang hoa; C. Cành mang quả

(Người chụp: Đinh Thị Huyền Chuyên. Nơi chụp: Tân Thịnh - Định Hóa - Thái Nguyên)

* Đặc điểm hình thái hiển vi

Ngoài cùng là lớp bần (1) gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật dày 4m xếp chồng lên nhau theo một trật tự nhất định thực hiện chức năng bảo vệ các tế bào ở phía trong. Tiếp đến là một số lớp tế bào mô mềm vỏ (2) dày khoảng 2m bao bọc lấy phần trụ giữa của rễ cây. Phần trụ giữa chiếm phần lớn diện tích lát cắt ngang, phía ngoài là libe thứ cấp (3), tầng trước phát sinh (4) nằm

giữa li be và gỗ, gỗ thứ cấp chiếm khối lượng chính trong phần trụ gồm các

mạch gỗ (6) và tia gỗ (5), trong cùng là gỗ sơ cấp (7) và những tế bào mô mềm

ruột chiếm diện tích rất nhỏ.

Hình 4.2. Cấu tạo giải phẫu rễ cây Trứng cuốc

1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Libe thứ cấp; 4. Tầng trước phát sinh; 5. Gỗ thứ cấp; 6. Mạch gỗ; 7. Gỗ sơ cấp

(Người chụp: Đinh Thị Huyền Chuyên)

- Thân (hình 4.3).

Phủ ngoài thân là một lớp tế bào biểu bì đã hóa bần (1) dày 1,5m nhiều tế bào biểu bì kéo dài ra phía ngoài làm thành các lông bảo vệ (2). Phía trong

biểu bì là 3 lớp tế bào mô dày xốp (3) . Đây là những tế bào hình trứng và hình đa giác, xếp sít nhau thành dày lên ở phía các khoảng gian bào. Các lớp tế bào

mô mềm vỏ (4) gồm những tế bào hình tròn dày tới 5m xếp lộn xộn, càng năm sâu vào phía trong kích thước tế bào càng to dần.

Trụ giữa chiếm thể tích lớn trên lát cắt ngang (73 m) gồm nhiều bó dẫn hở, cùng với các tia ruột xen với các bó dẫn đảm nhận việc dẫn truyền nước lên lá và chất hữu cơ đi nuôi cây. Xen giữa gỗ và libe là tầng trước phát sinh (6)

gồm các tế bào dẹt có màng rất mỏng. Các bó dẫn xếp thành 1 vòng đều đặn gần như liên tục (chỉ để lại những tia ruột rất hẹp). Ở Trứng cuốc có khoảng 30 bó libe-gỗ. Tia libe là mô mềm của libe thứ cấp (5) nằm xen kẽ giữa các bó dẫn xếp thành dải xuyên tâm nối tiếp với các tia gỗ thứ cấp (7) chạy từ ruột ra. Mô

mềm ruột (8) nằm ở phần giữa thân gồm các tế bào hình đa giác có kích thước

khác nhau, tế bào lớn ở phần giữa, phần ngoại biên các tế bào bé hơn. Đây là các tế bào sống thực hiện chức năng chủ yếu là dự trữ.

Hình 4.3. Cấu tạo giải phẫu thân cây Trứng cuốc

1. Bần; 2. Lông; 3. Mô dày xốp; 4. Mô mềm vỏ; 5. Libe thứ cấp; 6. Tầng phát sinh; 7. Gỗ thứ cấp; 8. Mô mềm ruột

(Người chụp: Đinh Thị Huyền Chuyên)

(hình 4.4): Cấu tạo phiến lá trứng cuốc (A) gồm các phần rất rõ rệt: Biểu bì trên (1) gồm một lớp tế bào có cutin bao phủ. Tiếp đến là hai lớp tế bào mô giậu (2) xếp sít nhau. Giáp với biểu bì dưới là 3-4 lớp tế bào mô xốp (3) xếp

lộn xộn tạo ra những khoảng trống giúp CO2 khuyếch tán dễ dàng vào nhu mô thịt lá để quang hợp. Biểu bì dưới (4) là một lớp tế bào phía ngoài bao phủ bởi cutin trừ khí khổng.

Gân chính trứng cuốc (B) gồm các phần sau: biểu bì trên (1) là một lớp

tế bào. Mô dày (2) nằm sát lớp biểu bì làm nhiệm vụ nâng đỡ gồm 2-3 lớp tế

bào hình đa giác. Mô mềm (3), (6) chiếm phần lớn diện tích lát cắt ngang bao

bọc lấy các bó dẫn gồm các tế hình trứng sắp xếp không theo trật tự nhất định. - Các bó dẫn nằm trong khối mô mềm. Các bó dẫn xếp thành hình cung mặt lõm quay lên trên. Trong mỗi bó dẫn phần gỗ (5) nằm ở phía mặt trong

(mặt lõm của cung), libe (4) ở mặt ngoài (mặt lồi của cung).

Hình 4.4. Ảnh giải phẫu lá cây Trứng cuốc

A. Phiến lá (1. Biểu bì trên; 2. mô giậu; 3. Mô xốp; 4. Biểu bì dưới) B. Gân chính (1,7. Biểu bì; 2. Mô dày; 3,6. Mô mềm; 4. Libe; 5. Gỗ)

(Người chụp: Đinh Thị Huyền Chuyên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ màn màn (capparaceae juss ) ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 44)