Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ màn màn (capparaceae juss ) ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi núi (chiếm tới 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu, đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau.

Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên.

Loại đất này phân bố chủ yếu dọc sông Cầu, sông Công, và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc Thị xã Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ, Thành phố Sông Công, thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau màu).

Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên.

Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh. Đất bằng hiện nay đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất

này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây trồng ngắn ngày.

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4380 ha, chiếm 1,24% diện

tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

Đất đỏ trên đá vôi: diện tích 6.289 ha, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên.

Phân bố ở huyện Võ Nhai và Phú Lương. Nhìn chung đây là loại đất tốt nhưng có kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới thịt trung bình, mức độ bão hòa bazo khá, ít chua.

Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65%

diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích tự nhiên lớn nhất. Phân bố thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glay hóa mạnh.

Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát: diện tích 42.052 ha, chiếm 11,88

% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất đồi núi có diện tích lớn thứ hai sau đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, phân bố rải rác tất cả các huyện, thị trong tỉnh và thường có độ dốc dưới 250, diện tích trên 250 chỉ có khoảng 23%. Loại đất này trên tầng đất mặt thường có màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, có nhiều sạn thạch anh, đất chua.

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 14.776 ha, chiếm 4,71% diện tích

tự nhiên, phân bố ở Phú Lương, Phổ Yên, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình và Đại Từ. Đất thường có độ dốc ca thấp, 58 % diện tích có độ dốc <80 rất thích hợp với trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Đất vàng đỏ trên đá macma axit: diện tích 30.784 ha, chiếm 8,68% diện

tích tự nhiên, phân bố ở Đại Từ và Định Hóa. Đây là loại đất dễ bị xói mòn, rửa trôi vì lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, đất chua và khoảng 50% diện tích có độ dốc >250.

Theo số liệu thống kê đất đai, tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên như sau: Tổng diện tích tự nhiên 355.435,20 ha.

- Đất nông nghiệp 276.197,07 ha (78.05%) - Đất phi nông nghiệp 41.461,51 ha (11,73%) - Đất chưa sử dụng 35.776,62 ha (10,12%) Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 78,05%.

Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 99.385,87 ha chiếm 28,12%. Đất lâm nghiệp có rừng toàn tỉnh có 172.631,82 ha; trong đó có 91.678,85 ha rừng sản xuất, 52.332,23 ha đất rừng phòng hộ và 28.612,52 ha đất rừng đặc dụng. Đất chuyên dùng có 19.837,37 ha, đất ở có 10.081,52 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, hoạt tính kháng khuẩn và khả năng nhân giống 1 số loài cây thuốc thuộc họ màn màn (capparaceae juss ) ở tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 38)