Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 25)

1.2.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư tại các xã vùng đệm

Không có dân cư sinh sống tại vùng lõi khu bảo tồn, người dân chỉ sinh sống tại vùng đệm với 4 xã có 1.384 hộ với 6.749 khẩu. Mật độ dân số trung bình rất thấp 8 người/km2, xã A Roàng có mật độ dân cao nhất 40 người/km2, xã Hương Nguyên có mật độ thấp nhất là 3 người/km2.

Có 3 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh là chủ yếu chiếm 36,4% sau đó là người người Tà Ôi chiếm 34%, người Cà Tu ít nhất chiếm 29,6%. Người Kinh chủ yếu sinh sống ở các xã Dương Hoà, Thượng Quảng. Người Tà Ôi sinh sống chủ yếu trên địa bàn xã A Roàng; người Cà Tu sinh sống chủ yếu ở các xã Hương Nguyên, Thượng Quảng.

Số người trong độ tuổi lao động ở các xã vùng đệm là 2.865 người chiếm 42,5% số dân trong khu vực, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2 người trong độ tuổi lao động. Người dân chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp (90,1% số lao động). Những ngành nghề còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ: thương mại dịch vụ 4,0%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 2% và lao động khác 3,9%.

Cư dân ở vùng đệm có tới 25% lao động thiếu việc làm và họ thường vào rừng khai thác lâm sản nói chung, cây thuốc nói riêng để đảm bảo kế sinh nhau, đây là nguy cơ tiềm ẩn làm giảm tính đa dạng sinh học trong vùng

1.2.2.2. Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập

Tổng diện tích tự nhiên 4 xã trong vùng đệm của Khu bảo tồn là 80.279 ha, trong đó: đất nông nghiệp 1.214,9 ha, chiếm 1,5%; đất lâm nghiệp là 63.711,5 ha, chiếm 79,4%; đất phi nông nghiệp là 1.311,7 ha, chiếm 1,6% ; đất chưa sử dụng 14.040,9 ha, chiếm 17,5% diện tích tự nhiên.

Vì phần lớn người dân làm nông nghiệp nên thu nhập bình quân trên địa bàn rất thấp là 6,42 triệu đồng/người/năm. Cụ thể thu nhập bình quân các xã tại thời điểm nghiên cứu như sau: xã A Roàng là 2,8 triệu đồng/người; Hương Nguyên 3,0 triệu đồng/người; Thượng Quảng 3,6 triệu đồng/người; Dương Hoà 4,5 triệu đồng/người; 47% số hộ thuộc diện nghèo, cao hơn tỷ lệ bình quân của huyện A Lưới (35,3%), cũng như Nam Đông (18,8%).

1.2.3. Cơ s h tng, văn hoá, giáo dc

1.2.3.1. Giao thông

Các xã vùng đệm đều có đường bê tông, đường nhựa . Trong vùng đề xuất Khu bảo tồn Sao La, Thừa Thiên-Huế có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 32,5 km, đường bê tông và trải nhựa, có thể lưu thông quanh năm. Mặc dù vậy, vào mùa mưa hiện tượng sạt lở thường xuyên xảy ra, gây cản trở giao thông. Tuyến đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng đã góp phần đáng kể phát triển kinh tế xã hội trong vùng, nhưng tiếng ồn do động cơ ô tô gây ra sẽ có ảnh hưởng không tốt tới đời sống của các sinh vật trong khu bảo tồn.

1.2.3.2. Thuỷ lợi

Ngoài công trình thuỷ lợi Tả Trạch, vùng đệm của Khu bảo tồn chỉ có công trình thuỷ lợi nhỏ, theo kết quả thống kê khu vực có 9 hồ đập nhỏ với công suất thiết kế tưới 200 ha, công suất thực tế là 150 ha, đảm bảo cung cấp

nước cho khoảng 50% diện tích lúa nước. Hệ thống kênh mương trong khu vực phần lớn là mương đất, chủ trương kiên cố hoá đã được thực hiện từ lâu, nhưng hiện tại mới chỉ có khoảng 20% kênh mương được bê tông.

1.2.3.3. Giáo dục

Hệ thống trường học đầy đủ cho các cấp học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông phải ra các trường tại trung tâm huyện để học. Hiện tại, cơ sở vật chất của các trường học đang được nâng cấp và xây mới, các em không còn phải học ca ba. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường đạt 97%. Tất cả các xã đã hoàn thành phổ cập tiểu học và đang hướng tới phổ cập trung học cơ sở.

1.2.3.4. Y tế

Mỗi xã đều có một trạm xá, có trạm quân y của đoàn Kinh tế quốc phòng 92. Bình quân mỗi xã có 4 cán bộ y tế và mạng lưới y tá thôn bản. Bình quân trên địa bàn vùng đệm cứ 400 - 500 người dân có một y, bác sĩ; 500 - 600 người dân/một giường bệnh. Tuy vậy vềtrang thiết bị khám và chữa bệnh của các trạm còn rất nhiều khó khăn, trang thiết bị cũng như thuốc men chỉ đảm bảo chữa trị các bệnh thông thường hoặc là chỉ đủ sơ cứu ban đầu cho các bệnh nhân nặng, sau đó phải chuyển lên tuyến trên điều này gây khó khăn cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá về đa dạng loài: Thu thập và xử lý mẫu vật, xác định tên, xây dựng danh lục và đánh giá tính đa dạng cây thuốc thuộc khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá mức độ đe doạ đối với loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cu

Các cây thuốc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu.

2.2.2. Phm vi nghiên cu

- Phạm vi về nội dung gồm 2 nội dung nghiên cứu chính: Điều tra, đánh giá tính đa dạng về các taxon cây thuốc tại khu vực nghiên cứu; Đánh giá mức độ đe doạ đối với loài cây thuốc trong khu vực nghiên cứu.

- Phạm vi về không gian: vùng lõi và vùng đệm Khu BT Sao La. - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 10 /2017 đến tháng 10/2018.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu phân loại, đánh giá tính đa dạng thành phần loài thực vật làm thuốc, đưa ra các biện pháp bảo tồn.

2.3.1. Phương pháp nghiên cu đa dng tài nguyên cây thuc ti

Khu BT Sao La

- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đã và đang nghiên cứu về nhóm tài

nguyên cây thuốc.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết quả điều tra được.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Thước dây, máy GPS, Máy ảnh. - Chuẩn bị các tư trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực địa.

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu: Nguyễn Tiến Bân (1997); Phạm Hoàng Hộ (1991-1993); Nguyễn Nghĩa Thìn (1999); Võ Văn Chi (2003); Luận văn của Nguyễn Văn Quân (2017), Trần Bích Thuỷ (2017); Các bài báo cáo khoa học của khu bảo tồn, kỷ yếu, tạp chí khoa học, internet [42], [43], [44], [45], [46], [47],…

2.4.1.2. Điều tra thực địa tuyến

- Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn.

- Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Trên mỗi tuyến cắt ngang chọn các ô tiêu chuẩn là những điểm chốt đặc trưng nhát để nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc (Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)) [25]. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. Dùng máy định vị GPS để xác định phân bố của các loài trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực vật rừng của Khu BT Sao La. Dùng máy ảnh để lưu lại hình ảnh của các loài cây thuốc trên tuyến điều tra.

- Điều tra, thu mẫu cây thuốc: Mẫu các loài cây thuốc thu được tại khu vực nghiên cứu đều được làm tiêu bản, các nội dung ghi chép lý lịch mẫu theo mẫu biểu 01. Các tiêu bản phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả ; các cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ thu từ 3-5 cây (mẫu) sống gần nhau. Các mẫu thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản 30 x 42cm. Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường.

Các thông tin về thực vật cần có như: dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả.... Trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ... nếu có thể nhận biết được. Trong khi đi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo và được ngâm trong dung dịch cồn 40-450, sau đó được sấy khô tại phòng thí nghiệm.

2.3.1.3. Thu thập số liệu, tài liệu

Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy như các báo cáo khoa học của Khu bảo tồn, kỷ yếu, tạp chí khoa học, internet, ….

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh người dân và các cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu để sư tầm, phát hiện các cây thuốc người dân sử dụng. Mỗi cây thuốc đều có mẫu và ghi chép các thông tin cần thiết nhất như: công dụng, bộ phận sử dụng, môi trường sống.

2.3.1.4. Xử lí số liệu

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia đặc biệt là các mẫu vật để xác định tên khoa học các mẫu đã thu hái.

- Phương pháp xử lý mẫu vật chỉnh lý tên khoa học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [25]. Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại phòng Khoa học - Ban quản lý Khu BT Sao La. Nội dung công việc gồm: Ép mẫu và sấy mẫu. Sau đó, các tiêu bản tiêu được thu thập ngoài thực địa tiếp tục xử lý trong phòng thí nghiệm tại Phòng quản lý Bộ sưu tập mẫu vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các mẫu sau khi sấy khô lưu trữ ở phòng lạnh 18-200C. Phiếu điều tra thu mẫu cây thuốc theo biểu mẫu 01.

- Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên và xây dựng danh lục theo các tài liệu chính "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" (Nguyễn Tiến Bân (2003) [4]; Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [18]. Danh lục ngành Ngọc lan được sắp xếp các họ, chi, loài theo vần ABC. Danh lục cây thuốc trong khu bảo tồn được lập theo mẫu biểu 02.

- Các loài cây thuốc quý hiếm nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam là những loài có tên trong tài liệu: Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, 2007. Các loài cây thuốc quý hiếm được lập theo mẫu biểu 03.

2.3.2. Phương pháp xây dng đề xut các bin pháp bo tn tài

nguyên cây thuc cho khu vc nghiên cu

2.3.2.1. Căn cứđề xuất giải pháp

- Kết quả điều tra nghiên cứu của luận văn

- Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc - Các mối đe doạ đối với tài nguyên cây thuốc.

2.3.2.2. Phương pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc

Đề xuất hai phương pháp bảo tồn tài nguyên cây thuốc như sau: (1) Các nhóm giải pháp kỹ thuật.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng danh lục cây thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế tại khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong thời gian làm tốt nghiệp và điều tra nghiên cứu tại khu bảo tồn Sao La đã thu thập mẫu và kế thừa các tài liệu để xử lý, trình bày, xác định tên khoa học và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 phần Phụ lục 4.

Trong phần Danh lục các loài thực vật (Phụ lục 4) được sắp xếp theo hệ thống của bộ Sách "Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam" [4]. Danh lục được xây dựng và sắp xếp theo vần A, B, C theo họ, chi, loài.

Chúng tôi đã thống kê được 110 loài, 96 chi, 55 họ của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có giá trị được sử dụng làm thuốc tại khu vực nghiên cứu.

3.2. Đa dạng tài nguyên cây thuốc ở khu Khu BT Sao La, tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

3.2.1. Đa dng taxon thc vt làm thuc ti khu vc nghiên cu

3.2.1.1. Đa dạng về lớp

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã phân tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc thành hai lớp: Lớp Ngọc lan và lớp Hành. Sự khác biệt về số lượng họ, chi, loài giữa hai lớp được thể hiện thông qua bảng sau.

Bảng 3.1. Sự đa dạng về họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Họ Chi Loài Bậc phân loại Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 43 78,18 67 69,79 76 69,09 Lớp Hành (Liliopsida) 12 21,82 29 30,21 34 30,91 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 55 100 96 100 110 100

Biểu đồ 3.1. Sự đa dạng về họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu

Nhn xét: Qua bảng và biểu đồ cho thấy sự phân bố các taxon trong 2

lớp ưu thế về lớp Ngọc lan:

+ Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 76 loài, chiếm 69,09% tổng số loài; Số chi là 67 chi, chiếm 69,79% tổng số chi; họ 43 chiếm 78,18% tổng số họ. Ở lớp này nhiều loài có giá trị như: Bù dẻ trườn (Uvaria microcarpa Champ.ex Benth.), Sói đứng (Chloranthus elatior (Link.), Màng tang (Litsea cubeba (Pers.), Dây sâm nam (Cissampelos pareira (L.), Dây xanh (Cocculus orbiculatus (Linn) DC.), Bình vôi hoa đầu (Stephaniacephalantha), Ngái lông (Ficus hirta Vahl.), Rum thơm (Poikilospermum suaveolens

(Blume) Merr.)…

+ Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ lệ thấp hơn chỉ với 34 loài, chiếm 30,91% tổng số loài; Số chi là 29 chi, chiếm 30,21% tổng số chi; họ 12 chiếm 21,82% tổng số họ. Ở lớp này nhiều loài có giá trị như: Phất dũ sậy (Dracaena angustifolia Roxb), Râu hùm (Tacca chantrieri Andre.), Riềng tàu (Alpinia oblongifolia Hayata.), Sa nhân (Amomum villosum Lour.), Bồng nga

truật (Boesenbergia rotunda (L.) Mansf, Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm), Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl), Cói túi quả mọng (Carex baccans Nees)…

3.2.1.2. Đa dạng về bậc họ

Kết quả điều tra cũng đã xác định ở khu bảo tồn Sao La trong tổng số 55 họ thực vật được sử dụng làm thuốc có 10 họ có số lượng loài nhiều nhất (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Số lượng loài

% (so với tổng số loài trong toàn

ngành)

1 Zinggiberaceae Họ Gừng 12 10,91

2 Rubiaceae Họ Cà phê 8 7,27

3 Orchidaceae Họ Lan 6 5,45

4 Menispermaceae Họ Tiết dê 6 5,45

5 Arecaceae Họ Cau 4 3,64 6 Moraceae Họ Dâu tằm 4 3,64 7 Annonaceae Họ Na 4 3,64 8 Apocynaceae Họ Trúc đào 3 2,73 9 Asclepiadaceae Họ Thiên lý 3 2,73 10 Cyperaceae Họ Cói 3 2,73 Tổng số 10 họ chiếm 18,18 tổng số họ trong toàn ngành 53 48,18

Biểu đồ 3.2. Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La

Nhn xét:

10 họ chiếm 18,18% tổng số họ toàn ngành. Trong 10 họ có 53 loài chiếm 48,18% tổng số loài toàn ngành

+ Lớp Ngọc lan có 6 họ trong 10 họ. Họ nhiều loài nhất là họ Cà phê (Rubiaceae) 8 loài, tiếp theo là họ họ Tiết dê (Menispermaceae) 6 loài, họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae) đều với 4 loài, cuối cùng là các họ Trúc đào (Apocynaceae), Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) đều có số lượng ít nhất là 3 loài.

+ Lớp Hành gồm 4 họ trong 10 họ đa dạng nhất. Trong đó họ có số loài đa dạng nhất là họ Gừng (Zinggiberaceae) 12 loài, sau đó là họ Lan (Orchidaceaee) với 6 loài tiếp đến là họ Cau (Arecaceae) với 4 loài, cuối cùng là họ cói (Cyperaceae) với 3 loài

3.2.1.3. Đa dạng về bậc chi

Với 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La

Họ

STT Chi

Tên Việt Nam Tên khoa học

Số lượng loài % (so với tổng số loài trong toàn ngành)

1 Ficus Họ Dâu tằm Moraceae 4 3,64

2 Alpinia Họ Gừng Zinggiberaceae 4 3,64 3 Ophiorrhiza Họ Cà phê Rubiaceae 2 1,82

4 Desmos Họ Na Annonaceae 2 1,82

5 Uvaria Họ Na Annonaceae 2 1,82

6 Stephania Họ Tiết dê Menispermaceae 2 1,82

7 Rubus Họ Hoa hồng Rosaceae 2 1,82

8 Impatiens Họ Bóng nước Balsaminaceae 2 1,82 9 Curcuma Họ Gừng Zingiberaceae 2 1,82 10 Dendrobium Họ Lan Orchidaceae 2 1,82

10 chi đa dạng nhất chiếm 10,42% tổng số chi trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)