Phương pháp nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 28 - 31)

Khu BT Sao La

- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đã và đang nghiên cứu về nhóm tài

nguyên cây thuốc.

- Chuẩn bị đầy đủ các loại bảng biểu, sổ ghi chép để ghi lại những kết quả điều tra được.

- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Thước dây, máy GPS, Máy ảnh. - Chuẩn bị các tư trang cá nhân phục vụ cho quá trình điều tra ngoài thực địa.

2.3.1.1. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu: Nguyễn Tiến Bân (1997); Phạm Hoàng Hộ (1991-1993); Nguyễn Nghĩa Thìn (1999); Võ Văn Chi (2003); Luận văn của Nguyễn Văn Quân (2017), Trần Bích Thuỷ (2017); Các bài báo cáo khoa học của khu bảo tồn, kỷ yếu, tạp chí khoa học, internet [42], [43], [44], [45], [46], [47],…

2.4.1.2. Điều tra thực địa tuyến

- Điều tra theo tuyến vạch sẵn trên bản đồ địa hình, tuyến cần được lựa chọn dựa trên các đường mòn có sẵn để dễ tiếp cận khu vực hơn.

- Các tuyến điều tra có chiều dài không giống nhau được xác định đảm bảo đi qua tất cả các trạng thái rừng. Trên mỗi tuyến cắt ngang chọn các ô tiêu chuẩn là những điểm chốt đặc trưng nhát để nghiên cứu đa dạng tài nguyên cây thuốc (Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)) [25]. Tuyến điều tra được đánh dấu trên bản đồ và đánh dấu trên thực địa bằng sơn hoặc dây nilon có màu dễ nhận biết. Dùng máy định vị GPS để xác định phân bố của các loài trên các tuyến điều tra vào bản đồ thảm thực vật rừng của Khu BT Sao La. Dùng máy ảnh để lưu lại hình ảnh của các loài cây thuốc trên tuyến điều tra.

- Điều tra, thu mẫu cây thuốc: Mẫu các loài cây thuốc thu được tại khu vực nghiên cứu đều được làm tiêu bản, các nội dung ghi chép lý lịch mẫu theo mẫu biểu 01. Các tiêu bản phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả ; các cây lớn thu từ 3-5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ thu từ 3-5 cây (mẫu) sống gần nhau. Các mẫu thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản 30 x 42cm. Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường.

Các thông tin về thực vật cần có như: dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả.... Trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ... nếu có thể nhận biết được. Trong khi đi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo và được ngâm trong dung dịch cồn 40-450, sau đó được sấy khô tại phòng thí nghiệm.

2.3.1.3. Thu thập số liệu, tài liệu

Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy như các báo cáo khoa học của Khu bảo tồn, kỷ yếu, tạp chí khoa học, internet, ….

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh người dân và các cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu để sư tầm, phát hiện các cây thuốc người dân sử dụng. Mỗi cây thuốc đều có mẫu và ghi chép các thông tin cần thiết nhất như: công dụng, bộ phận sử dụng, môi trường sống.

2.3.1.4. Xử lí số liệu

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia đặc biệt là các mẫu vật để xác định tên khoa học các mẫu đã thu hái.

- Phương pháp xử lý mẫu vật chỉnh lý tên khoa học theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [25]. Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại phòng Khoa học - Ban quản lý Khu BT Sao La. Nội dung công việc gồm: Ép mẫu và sấy mẫu. Sau đó, các tiêu bản tiêu được thu thập ngoài thực địa tiếp tục xử lý trong phòng thí nghiệm tại Phòng quản lý Bộ sưu tập mẫu vật, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Các mẫu sau khi sấy khô lưu trữ ở phòng lạnh 18-200C. Phiếu điều tra thu mẫu cây thuốc theo biểu mẫu 01.

- Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên và xây dựng danh lục theo các tài liệu chính "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" (Nguyễn Tiến Bân (2003) [4]; Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) [18]. Danh lục ngành Ngọc lan được sắp xếp các họ, chi, loài theo vần ABC. Danh lục cây thuốc trong khu bảo tồn được lập theo mẫu biểu 02.

- Các loài cây thuốc quý hiếm nằm trong diện bảo tồn ở Việt Nam là những loài có tên trong tài liệu: Sách Đỏ Việt Nam, phần II - Thực vật, 2007. Các loài cây thuốc quý hiếm được lập theo mẫu biểu 03.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)