3.2.1.1. Đa dạng về lớp
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã phân tổng số loài cây được sử dụng làm thuốc thành hai lớp: Lớp Ngọc lan và lớp Hành. Sự khác biệt về số lượng họ, chi, loài giữa hai lớp được thể hiện thông qua bảng sau.
Bảng 3.1. Sự đa dạng về họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
Họ Chi Loài Bậc phân loại Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 43 78,18 67 69,79 76 69,09 Lớp Hành (Liliopsida) 12 21,82 29 30,21 34 30,91 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 55 100 96 100 110 100
Biểu đồ 3.1. Sự đa dạng về họ, chi, loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ cho thấy sự phân bố các taxon trong 2
lớp ưu thế về lớp Ngọc lan:
+ Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 76 loài, chiếm 69,09% tổng số loài; Số chi là 67 chi, chiếm 69,79% tổng số chi; họ 43 chiếm 78,18% tổng số họ. Ở lớp này nhiều loài có giá trị như: Bù dẻ trườn (Uvaria microcarpa Champ.ex Benth.), Sói đứng (Chloranthus elatior (Link.), Màng tang (Litsea cubeba (Pers.), Dây sâm nam (Cissampelos pareira (L.), Dây xanh (Cocculus orbiculatus (Linn) DC.), Bình vôi hoa đầu (Stephaniacephalantha), Ngái lông (Ficus hirta Vahl.), Rum thơm (Poikilospermum suaveolens
(Blume) Merr.)…
+ Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỉ lệ thấp hơn chỉ với 34 loài, chiếm 30,91% tổng số loài; Số chi là 29 chi, chiếm 30,21% tổng số chi; họ 12 chiếm 21,82% tổng số họ. Ở lớp này nhiều loài có giá trị như: Phất dũ sậy (Dracaena angustifolia Roxb), Râu hùm (Tacca chantrieri Andre.), Riềng tàu (Alpinia oblongifolia Hayata.), Sa nhân (Amomum villosum Lour.), Bồng nga
truật (Boesenbergia rotunda (L.) Mansf, Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm), Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl), Cói túi quả mọng (Carex baccans Nees)…
3.2.1.2. Đa dạng về bậc họ
Kết quả điều tra cũng đã xác định ở khu bảo tồn Sao La trong tổng số 55 họ thực vật được sử dụng làm thuốc có 10 họ có số lượng loài nhiều nhất (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
Số lượng loài
% (so với tổng số loài trong toàn
ngành)
1 Zinggiberaceae Họ Gừng 12 10,91
2 Rubiaceae Họ Cà phê 8 7,27
3 Orchidaceae Họ Lan 6 5,45
4 Menispermaceae Họ Tiết dê 6 5,45
5 Arecaceae Họ Cau 4 3,64 6 Moraceae Họ Dâu tằm 4 3,64 7 Annonaceae Họ Na 4 3,64 8 Apocynaceae Họ Trúc đào 3 2,73 9 Asclepiadaceae Họ Thiên lý 3 2,73 10 Cyperaceae Họ Cói 3 2,73 Tổng số 10 họ chiếm 18,18 tổng số họ trong toàn ngành 53 48,18
Biểu đồ 3.2. Các họ đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La
Nhận xét:
10 họ chiếm 18,18% tổng số họ toàn ngành. Trong 10 họ có 53 loài chiếm 48,18% tổng số loài toàn ngành
+ Lớp Ngọc lan có 6 họ trong 10 họ. Họ nhiều loài nhất là họ Cà phê (Rubiaceae) 8 loài, tiếp theo là họ họ Tiết dê (Menispermaceae) 6 loài, họ Dâu tằm (Moraceae), họ Na (Annonaceae) đều với 4 loài, cuối cùng là các họ Trúc đào (Apocynaceae), Họ Thiên lý (Asclepiadaceae) đều có số lượng ít nhất là 3 loài.
+ Lớp Hành gồm 4 họ trong 10 họ đa dạng nhất. Trong đó họ có số loài đa dạng nhất là họ Gừng (Zinggiberaceae) 12 loài, sau đó là họ Lan (Orchidaceaee) với 6 loài tiếp đến là họ Cau (Arecaceae) với 4 loài, cuối cùng là họ cói (Cyperaceae) với 3 loài
3.2.1.3. Đa dạng về bậc chi
Với 10 chi đa dạng nhất của hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La
Họ
STT Chi
Tên Việt Nam Tên khoa học
Số lượng loài % (so với tổng số loài trong toàn ngành)
1 Ficus Họ Dâu tằm Moraceae 4 3,64
2 Alpinia Họ Gừng Zinggiberaceae 4 3,64 3 Ophiorrhiza Họ Cà phê Rubiaceae 2 1,82
4 Desmos Họ Na Annonaceae 2 1,82
5 Uvaria Họ Na Annonaceae 2 1,82
6 Stephania Họ Tiết dê Menispermaceae 2 1,82
7 Rubus Họ Hoa hồng Rosaceae 2 1,82
8 Impatiens Họ Bóng nước Balsaminaceae 2 1,82 9 Curcuma Họ Gừng Zingiberaceae 2 1,82 10 Dendrobium Họ Lan Orchidaceae 2 1,82
10 chi đa dạng nhất chiếm 10,42% tổng số chi trong
toàn ngành 24 21,82
Biểu đồ 3.3. Các chi đa dạng nhất về cây thuốc của ngành Ngọc lan ở khu bảo tồn Sao La
Nhận xét:
10 chi chiếm 10,42% tổng số chi toàn ngành. Trong 10 chi có 24 loài chiếm 21,82% số loài trong toàn ngành.
Tại khu vực nghiên cứu, các chi đã ghi nhận có nhiều cây thuốc bao gồm: Chi Ficus và Alpinia đều chiếm số lượng nhiều nhất là 4 loài tiếp đến là các chi Ophiorrhiza, Desmos, Uvaria, Stephania, Rubus, Dendrobium, Curcuma, Impatiens với 2 loài
Trong nguồn cây thuốc ở Khu BTTN Sao La còn nhiều chi, họ cây thuốc đơn loài. Đây cũng là những đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ, nếu như khu vực mất các loài này sẽ làm suy giảm tính đa dạng của các bậc taxon cây thuốc bậc cao hơn.