Mô tả một số loài cây thuốc tại KBT Sao La, Thừa ThiênHuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 43 - 54)

3.2.5.1. Tên khoa học: Rauvolfia cambodianaPierre ex Pitard

- Tên Việt Nam: Ba gạc lá to - Họ: Trúc đào - Apocynaceae.

- Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi cao 0,5-1,5 m hoặc hơn, phân cành, dễ

gãy; vỏ lúc non màu xanh, nhiều bì khổng, lúc già màu xám mốc; biểu bì dày, có những vết nứt dọc. Lá có cuống dài 1-2 cm; mọc vòng 3, tập trung ở đầu cành; phiến lá thuôn rộng hoặc hình mác dài; nhọn đầu; 12-30 x 3-6 cm. Cụm hoa dạng xim ngù mọc đầu cành hay nách lá; cuống cụm hoa mập; hoa hình ống, màu hồng tía, dài 1,4-2 cm, hơi phình ra ở nửa trên của ống; họng có lông; đài 5; 5 cánh hoa hơi tròn, màu trắng; Nhị 5, đính ở họng; Bầu 2 ô; đĩa ôm tới 1/2 bầu; vòi nhuỵ nhỏ, đầu nhuỵ hình trụ tròn. Quả hạch gồm 2 phân quả hình trứng, dính nhau ở gốc; khi chín màu đốm bạc. Hạt hình thoi dẹt, vỏ có vân nổi. Toàn cây có nhựa mủ trắng, nhất là ở ngọn và lá non.

- Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả từ tháng 4-9. Tái sinh tự nhiên

chủ yếu từ hạt và sau khi bị chặt. Cây ưa sáng, thường mọc trên đất feralit nâu đỏ và bazan. Mọc rải rác ở rừng thứ sinh, nương rẫy cũ, đôi khi gặp cả ở rừng xen Tre nứa; ở độ cao 400-800 m.

- Phân bố: Tại KBT Sao La

- Công dụng: Rễ có chứa một số alcaloid dùng làm thuốc chữa cao

huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp. Ngoài ra chữa lỵ. Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.

- Tình trạng bảo tồn: Thuộc loài Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam.

- Mối đe dọa: Tuy phân bố ở nhiều điểm, nhưng nơi sống thường xuyên bị xâm hại do nạn phá rừng làm nương rẫy; dẫn tới bị thu hẹp về phân bố. Ngoài ra do khai thác quá mức là những nguyên nhân dẫn đến nguy cấp

Hình 3.1. Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pitard)

3.2.5.2. Tên khoa học: Stephania cepharantha Hayata - Tên Việt Nam: Bình vôi hoa đầu

- Họ: Tiết dê - Menispermaceae - Đặc điểm nhận dạng:

Dây leo thân cỏ khoảng 4-5m, có rễ phình to thành củ. Lá đơn, mọc cách, mép lá nguyên, ở cuống dài 6 - 10cm; phiến lá hình tam giác tròn đến gần tròn, đường kính 5 - 11cm, chóp lá thường có mũi ngắn, gốc lá bằng hoặc hơi lõm; gân hình chân vịt gồm 9 - 11 chiếc đều xuất phát từ điểm đính của cuống lá. Cụm hoa dạng đầu, do nhiều xim tán có cuống rất ngắn hợp thành. Hoa đơn tính khác gốc. Hoa đực có 6 lá đài hình thìa xếp thành 2 vòng; cánh hoa màu vàng cam, hình quạt tròn cong dạng vỏ hến. Nhị hợp thành cột nhỏ, cao khoảng 3mm. Hoa cái có 1 lá đài và 2 cánh hoa; lá đài hình trái xoan tròn hoặc hình trứng; cánh hoa hình quạt tròn, màu vàng cam. Bầu hình trứng có

vòi xẻ 4 - 5 thuỳ dạng sợi hoặc hình dùi. Quả hình trứng ngược, rộng 7 mm, hơi dẹt ở 2 bên.

- Sinh học và sinh thái: Cây ra hoa và kết hạt tháng 2 đến tháng 8 . Là

loại cây ưa sáng và ẩm, tuy nhiến cũng có khả năng chịu nắng hạn và chịu bóng. Loài cây này thường mọc trong vúi đá vôi rừng thứ sinh.

- Phân bố: KBT Sao La

- Công dụng: Rễ có tác dụng an thần, gây ngủ; ngoài ra dùng làm

thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu phù, giảm đau

- Tình trạng bảo tồn: Trong Sách Đỏ Việt Nam thuộc loài nguy cấp (EN) - Mối đe dọa: Nơi cư trú bị xâm hại do nạn chặt phá rừng; Cây bị đào

rễ để làm thuốc nên nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Quần thể: Còn rất ít trong rừng

Hình 3.2. Bình vôi hoa đầu (Stephania cephantha Hayata)

3.2.5.3. Tên khoa học: Codonopsis javanica(Blume) Hook.f. - Tên Việt Nam: Đảng sâm

- Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo sống nhiều năm, thân leo dài độ 2-3m. Rễ củ hình trụ dài, phía dưới phân nhánh, màu vàng nhạt. Thân và củ có mủ trắng. Lá đơn, mọc đối, hình trứng hoặc hình tim, cỡ 2-5x2-4,5 cm, mỏng, có màu xanh nhạt, mặt dưới có lông nhung trắng, mép lá nguyên hay có răng cưa tù; cuống lá dài 3-7 cm. Hoa đơn, hình chuông, màu trắng hay vàng nhạt, họng có mầu tím, mọc nách lá. Tràng hình tam giác nhọn, 5 thùy, hình tam giác nhọn. Nhị 5. Bầu 5. Bầu 5 ô. Đài 5 thùy, hình mác nhọn, hơi dính nhau ở gốc. Quả nang có 5 cạnh, khi chín màu tím mang đài tồn tại. Hạt nhiều, tròn nhỏ.

- Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 12-1. Tái sinh bằng hạt vào mùa xuân. Mọc ở nơi bóng ẩm ven rừng thứ sinh, rú bụi ở độ cao 900 - 22000m.

Hình 3.3. Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.) - Phân bố: Tìm thấy tại KBT Sao La

- Công dụng: Cây thuốc được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Rễ củ làm

thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, đại tiện lỏng, viêm thượng thận, chữa ho tiêu đờm, lợi tiểu.

- Tình trạng bảo tồn: Thuộc loài Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam.

- Mối đe dọa: Khai thác quá mức.

3.2.5.4. Tên khoa học: Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm - Tên Việt Nam: Gừng gió.

- Họ: Gừng - Zingiberaceae.

- Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo có bẹ, cao 1-1,2 m. Thân rễ dạng ống, nhiều nhánh, màu vàng nhạt, rồi nhạt dần thành trắng, có mùi thơm, vị đắng. Lá xếp sít nhau, phiến lá hình bầu dục dài, cỡ 20-32 x 4-5 cm, 2 nửa phiến thường hay rủ xuống theo gân giữa, có mũi nhọn ở đầu, thót hẹp dần về phía gốc, nhẵn mặt trên, mặt dưới có ít lông, nhiều hơn ở phía gốc; không cuống; lưỡi lá nguyên, dạng trái xoan dài 0,8-2,5 cm, tròn đầu, mỏng dễ rách, có lông ở phía gốc; bẹ lá nhẵn, trừ phần trên sát lưỡi lá và 2 bên mép. Cụm hoa mọc từ thân rễ, hình trứng hay trứng rộng, đôi khi hình trụ khi hoa nở phồng ra ở nửa trên, cỡ 6-8 x 3-3,5 cm; cuống cụm hoa to, thẳng, cỡ 10-30 cm; các vảy ôm lấy cuống cụm hoa, dạng trái xoan, dài 3-5 cm, có sọc, nhẵn hay có ít lông, không lợp lên nhau, những cái phía trên dài hơn những cái dưới. Lá bắc dạng trái xoan rộng, cỡ 3,5-4 x 2,8-3 cm, xếp lợp lên nhau, 3-5 lá bắc dưới cùng thường không có hoa, mép dạng màng mỏng, thường có màu xanh hay màu hồng nhạt, phía gốc màu trắng, có ít lông hay gần như nhẵn ở mặt lưng. Đài hoa dạng ống, mỏng, dài 1-1,2 cm, xẻ sâu xuống thành dạng mo, màu trắng. Phần dưới tràng dạng ống, dài đến 2 cm, màu trắng; phần trên chia thành 3 thùy, các thùy dạng mũi mác, màu trắng, dài 1,3-1,5 cm. Cánh môi cỡ 1,5-1,7 x 1,5 cm, màu vàng nhạt, chia thành 3 thùy; thùy lưng rộng gấp 2 lần 2 thùy bên, rách mép-tù; 2 thùy bên nguyên, ngắn hơn 3 lần, đầu tù. Nhị có chỉ nhị dạng bản mỏng, ngắn hơn bao phấn; bao phấn 2 ô, dài 1,1-1,3 cm, dài hơn phần phụ trung đới kéo dài. Nhị lép như là một phần của 2 thùy bên của cánh môi. Bầu hình trụ, dài 1-2 mm, màu trắng. Quả nang hình bầu dục, hạt đen, ít, có áo hạt trắng.

- Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 5-7. Thường phát triển tốt nơi

đất mùn ẩm, ven suối, khe đá, dọc sườn núi ẩm, dưới bóng thưa của các loại cây bụi hay gỗ nhỏ .

- Phân bố: Khu bảo tồn Sao La, ngoài ra còn thấy mọc hoang dại và

được trồng nhiều ở các tỉnh của Việt Nam và nhiều nước Đông nam Á khác.

- Giá trị sử dụng: Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân để giúp

cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng. (V. V. Chi, 1991). Củ (thân rễ) thơm, cay, được dùng làm thuốc tiêu thực, trị phong hàn, đi tả, tê thấp, ho suyễn, ho đờm, đi lỵ lâu ngày, rễ Gừng khô làm tăng trí nhớ. Ngoài ra còn được dùng nhiều làm gia vị, củ phơi khô làm mứt, và được dùng làm thuốc nhuộm. Củ còn được dùng trị nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa, bụng đầy trướng, vỏ củ chữa phù thũng. Củ Gừng còn được phối hợp trong các bài thuốc chữa trúng phong, cấm khẩu, thổ tả nguy cấp, tiểu tiện không lợi, trúng hàn thổ tả, đại tiện ra máu, chữa đau ở tim, ho lâu ngày, hen, chữa mụn ổ gà ở nách, phong hủi, phù khi có mang, cam tẩu mã, sâu bọ chui vào tai. (Đ. T. Lợi, 1999). Nước Gừng sống làm tăng cường tuần hoàn máu, mê man, kéo đờm, ngất xỉu. Gừng khô làm thông mạch, ra mồ hôi. (P. Thiệp, 2000). Gừng than chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết. Lá Gừng bọc thức ăn thức ăn đỡ ôi thiu. Ở Trung Quốc, Gừng được dùng làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng và dễ tiêu. Được chỉ định trong bệnh tả (phối hợp với dược khác), thấp khớp mãn tính, nhức đầu kiểu đau dây thần kinh và co cứng, hen phế quản, buồn nôn, nô, viêm phế quản. Thân rễ được dùng làm thuốc chống cảm lạnh và nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi. Rễ Gừng khô làm tăng trí nhớ, Gừng phối hợp với một số dược khác được chỉ định trong bệnh tăng nhãn áp.

Hình 3.4. Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) J.E.Sm)

3.2.5.5. Tên khoa học: Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam.

- Tên Việt Nam: Sến mật

- Họ Hồng xiêm: Sapotaceae

- Đặc điểm nhận dạng: Cây cao 30m đến 35m. Thân gỗ to, đường kính thân 0,5 - 0,7m. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình bầu dục hay hình trứng ngược, dài 6-15cm, rộng 2-6cm, gân bên 13- 15 đôi; đầu lá tù, mũi nhọn rộng. Cụm hoa mọc thành chùm thường gồm 2-3 hoa, mọc ở nách lá phía đỉnh cành. Đài hoa có lông, 4 thùy bằng nhau. Tràng hoa nhẵn, màu trắng vàng, có 6 -10 thùy hình thuôn. Nhị 12-22, chỉ nhị ngắn. Quả hình bầu dục hay hình cầu dài 2,5 - 3cm. Hạt hình trứng.

- Sinh học và sinh thái: Ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3, kết quả vào

tháng 11 đến tháng 12.

- Phân bố: Mọc rải rác tron rừng rậm nhiệt đới, nơi đất ẩm. - Tình trạng bảo tồn: EN

Hình 3.5. Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H.J. Lam)

3.2.5.6. Tên khoa học: Ardisia silvestrisPitard

- Tên Việt Nam: Khôi tía - Họ Đơn nem: Myrsinaceae

Cây cao 30- 50cm. Thân nhẵn không lông, thân non có sẹo, có vỏ màu xám. Lá đơn mọc cách, gần sít nhau ở ngọn, phiến hình mác ngược hay hình trứng; Kích thước 20 - 40x 6 - 12cm, chóp lá nhọn, gốc thon dài và men rộng ở gốc, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu hơn ở dưới hoặc có màu đỏ tím, mép khía răng cưa nhỏ; gân bên 28 - 32 đôi. Cụm hoa xim, thành chùm dài 5 - 10cm, trục chính mang 4- 6 trục thứ cấp, cum hoa tán có đơn vị 5 - 10 hoa . Hoa mẫu 5.. Cánh hoa xoan, ngọn giáo, tù, có tuyến. Nhị có chỉ nhị ngắn. Bầu hình trứng, vòi mảnh, đầu nhụy hình chấm. Lá đài thuôn, nhọn, ở mép có lông mi, có răng, có tuyến. Quả cao kích thước 6-9mm, hình cầu, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu.

- Sinh học và sinh thái: Tháng 5 - 7 ra hoa, kết quả tháng 10 đến tháng

2 năm sau.

- Phân bố: KBT Sao La

- Công dụng: Lá làm thuốc chữa đau bụng, đau dạ dày; lá còn dùng nấu nước tắm chữa sài lở và giã đắp nhọt cho trẻ em. Rễ được dùng uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

- Tình trạng bảo tồn: Thuộc loài Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam.

- Mối đe dọa: Số lượng giảm mạnh do khai thác quá mức - Quần thể: Dưới tán rừng có thể bắt gặp

Hình 3.6. Khôi tía (Ardisia silvestris Pitard)

3.2.5.7. Tên khoa học: Smilax corbularia Kunth Subsp.

- Tên Việt Nam: Kim Cang lá quế - Họ: Kim cang- Smilacaceae.

- Đặc điểm nhận dạng: Dây leo cao 4-8m, nhánh không gai. Lá hình

mũi mác hay thon, đáy tròn, đầu tù, dài 6-14cm, rộng 1,5-6cm, mặt trên bóng, mặt dưới màu mốc trắng; gân 3-5, một cặp sát mép; cuống lá dài 1-1,5cm; tua cuốn chỉ còn là một mũi cứng hay không có, ít khi dài. Cụm hoa là tán đơn mang 15-30 hoa trên cuống đài 1cm; nụ tròn, to 2mm, lá đài cao 2,5mm; hoa đực có 6 nhị, không có chỉ nhị; hoa cái có bầu hình trứng, không có vòi nhuỵ, đầu nhuỵ tròn

- Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 5-8, có quả tháng 7-10; Mọc

trong rừng ẩm và các trảng cây bụi từ vùng thấp tới vùng cao 1600m.

- Phân bố: Rải rác khắp cả nước: Khu bảo tồn Sao La và một số tỉnh

như Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam, Đà Nẵng, Kon Tum, Khánh Hoà, Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.

- Công dụng: Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà

nấu nước uống bổ gân cốt, nước sắc của thân uốn kích thích tiêu hóa, thân rễ dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp.

Hình 3.7. Kim Cang lá quế (Smilax corbularia Kunth Subsp)

3.2.5.8. Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott - Tên Việt Nam: Thiên nhiên kiện

- Họ: Ráy- Araceae - Đặc điểm nhận dạng.

Cây thân cỏ sống nhiều năm, cao 50-60 cm. Thân rễ to, cứng chắc, đường kính 3-4 cm, mặt ngoài màu nâu đen, tiết diện tròn, có mùi thơm, khi bẻ ngang bên trong màu trắng ngà sau chuyển vàng nâu rồi nâu sậm, có nhiều

xơ lởm chởm như bàn chải, màu trắng sau chuyển màu vàng ngà. Lá đơn, xếp so le,, mọc từ thân rễ. Phiến lá hình đầu tên, ngọn lá có đuôi, dài 22-26 cm, rộng 20-24 cm, nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên màu xanh lục sậm láng bóng hoặc đôi khi vàng xanh, mặt dưới màu nhạt hơn; bìa lá nguyên, hơi gợn sóng; gân lá hình lông chim, có 1 đôi gân gốc và 5-6 đôi gân bên nổi rõ ở mặt dưới; mỗi bên gân gốc gồm 3 gân họp vào nhau; gân gốc và gân bên đều cong hướng về ngọn lá. Cụm hoa ở nách lá, 8 bông mo chia làm 2 cụm nhỏ, lúc non có hình thoi, được mang bởi một cuống dài 7-10 cm; dưới gốc mỗi bông mo có một phiến mỏng hình bầu dục thuôn dài, đầu nhọn, dài 6 cm, ngang 1 cm, mặt ngoài có 2 nếp gấp dọc nổi rõ, màu hồng nhạt phía gốc và đậm về phía ngọn; cuống bông mo hơi xốp, mặt ngoài láng, phía gốc màu hồng nhạt, phía ngọn màu xanh lục. Mo lúc đầu bọc kín bông nhưng sau đó mở ra bằng một đường dọc nên có dạng thuyền, dài 4-5 cm, màu xanh lục, mặt ngoài láng, phần gốc phớt hồng. Bông có nhiều chất dính, dài 35-42 mm, đoạn 2mm ở gốc không mang hoa, đoạn mang hoa có đường kính 7 mm ở gốc và thuôn nhọn về phía ngọn, đoạn hoa cái ở dưới dài 13-15 mm, đoạn hoa đực ở trên dài 25 mm.

Hoa rất nhỏ. Hoa đực trần, xếp khít vào nhau; nhị 3, dính ở bao phấn thành một khối hình đa giác, màu trắng, khi già chuyển vàng rồi đen; chỉ nhị rất ngắn, gần như không có; bao phấn 2 ô, xếp song song, hướng ngoài, nứt dọc, đính gốc; hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình gần tròn hay hình bầu dục, có rãnh ở giữa, đường kính 12,5-17,5 µm. Hoa cái trần; gốc mỗi hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)