Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc tại KBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 54)

Sao La, Tha Thiên Huế

Với kinh nghiệm để lại từ tổ tiên, mỗi gia đình trong khu vực đều biết sử dụng từ vài đến vài chục loài cây thuốc để chăm sóc sức khỏe ban đầu, chữa các chứng bệnh thường gặp như cảm lạnh, sốt, ho, đau bụng .... Cách sử

dụng này tác động hầu như không đáng kể đến tài nguyên cây thuốc ở khu bảo tồn.

Cách khai thác: Người dân thường vào rừng thu hái cây thuốc về chữa bệnh thì không ảnh hưởng nhiều đến tài nguyên cây thuốc, nhưng đã cố một bộ phận không nhỏ người dân khai thác để bán, điều này đã làm suy giảm và gây cạn kiệt một số loài cây thuốc.

Bên cạnh đó, đời sống nhân dân ngày càng phát triển, các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn, do vậy đồng bào dân tộc gần đây có xu hướng chữa trị bệnh bằng các phương pháp tây y hiện đại, số lượng đồng bào sử dụng phương pháp chữa bệnh cổ truyền ngày càng giảm.

3.3.2. Các mi đe da đối vi tài nguyên cây thuc

Chiến tranh qua đi để lại nhiều tổn thất lớn cho đất nước nói chung và KBT Sao La, Thừa Thiên Huế nói riêng, nhiều khu vực dọc đường mòn Hồ Chí Minh bị cày xới đã tác động đến sự sinh tồn của nhiều loài cây thuốc. Một số loài có thể đã tuyệt chủng trước khi được tìm thấy.

Sau chiến tranh:

- Tình trạng phá rừng, xâm lấn đất lâm nghiệp để sản xuất cây lương thực, làm mất môi trường sống của các loài cây thuốc.

- Dân số sống trong Khu bảo tồn và dân số ở các xã lân cận tăng lên, nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng tăng. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đây là thách thức không nhỏ đối với công tác bảo tồn đi đôi với đảm bảo sinh kế cho người dân.

- Nạn khai thác ồ ạt các loài cây thuốc để sử dụng làm thuốc bán làm suy giảm nghiêm trọng số lượng loài cây thuốc, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

- Vấn đề nhận thức của cộng đồng địa phương chưa cao, tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm cùng với ý thức thi hành luật pháp chưa nghiêm.

- Xu hướng hiện nay của thế hệ trẻ ít quan tâm đến việc học hỏi tri thức sử dụng cây thuốc của cha ông.

- Sự phát triển của ngành y tế cơ sở với các loại thuốc tây có sẵn, tiện dùng đã làm giảm rất mạnh nhu cầu sử dụng cây thuốc chữa bệnh.

3.3.3. Các gii pháp bo tn

3.3.3.1. Giải pháp kỹ thuật

- G iải pháp bảo tồn nguyên vị (In-situ conservation) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ conservation) các loài thực vật có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng.

- Tiếp tục kiểm kê tài nguyên cây thuốc, xây dựng tài liệu về cây thuốc trong khu vực (bao gồm vùng bảo vệ và vùng đệm): Tiến hành điều tra trong các thôn bản chưa điều tra, điều tra bổ xung trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt. Việc xây dưng tài liệu về cây thuốc có thể ở mức độ đơn giản là danh mục cây thuốc, bao gồm tên khoa học, tên địa phương và sách về cây thuốc. Việc tư liệu hóa kỹ lưỡng tri thức sử dụng cây làm thuốc của các cộng đồng cần được tiến hành thận trọng, có chú ý tới khía cạnh đạo đức vì tri thức sử dụng đã được tư liệu hóa này có thể được các công ty dược, cá nhân sử dụng phát triển thành những dược phẩm mới có khả năng chữa bệnh cao.

3.3.3.2. Giải pháp xã hội

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng cần được chú trọng thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc.

- Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cần đi đôi những chính sách hỗ trợ đối với người dân thông qua kế hoạch hoạt động trên nguyên tắc có sự quản lý, giám sát thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo đời sống của nhân dân. Tiến hành xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng cho cộng đồng nhằm chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nói chung bảo vệ tài nguyên cây thuốc nói riêng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

1. Xây dựng Danh lục thực vật làm thuốc thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) là 110 loài thuộc 96 chi, 55 họ, 2 lớp là lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) và lớp Hành (Liliopsida).

2. Đa dạng về lớp: Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 76 loài, chiếm 69,09% tổng số loài; Số chi là 67 chi, chiếm 69,79% tổng số chi chiếm 69,79% tổng số chi; họ 43 chiếm 78,18% tổng số họ; Lớp Hành (Liliopsida) có 34 loài, chiếm 30,91% tổng số loài; Số chi là 29 chi, chiếm 30,21% tổng số chi; họ 12 chiếm 21,82% tổng số họ

3. Có 10 họ với số loài đa dạng nhất chiếm 18,18% tổng số họ, có 53 loài chiếm 48,18% tổng số loài ngành Ngọc lan

4. Có 10 chi đa dạng nhất chiếm 10,42% tổng số chi, có 24 loài chiếm 21,82% tổng số loài của toàn ngành Ngọc lan

5. Đa dạng về dạng sống: Nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo, có 47 loài; Nhóm cây gỗ có tới 26 loài; Nhóm cây dây leo 19 loài; Ít nhất là nhóm cây bụi, cây bì sinh chỉ 4 loài

6. Phát hiện được 5 loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (2007)

7. Mô tả chi tiết 8 loài có giá trị, trong đó 5 loài có giá trị bảo tồn.

8. Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc: rễ củ, thân rễ với 55 loài;lá 25 loài; toàn cây có 25 loài; thân, cành, vỏ thân với 17 loài; Quả 13 loài. Cây làm thuốc từ hoa, nụ hoa, tinh dầu chiếm tỉ lệ không đáng kể

9. Đề xuất 2 nhóm giải pháp bảo tồn cho khu vực nghiên cứu là giải pháp kĩ thuật và giải pháp xã hội

Kiến nghị

1. Kết quả nghiên cứu cung cấp tính đa dạng cây thuốc, định hướng việc bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm ở khu bảo tồn phục vụ công tác phòng và chữa bệnh cho người dân

2. Một số cây thuốc quí cần được tiếp tục nghiên cứu để bảo tồn và sử dụng có hiệu quả. Chính vì vậy, tác giả đề nghị cần tiếp tục điều tra chi tiết và hệ thống hơn về nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.

CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Vu Tien Chinh, Tran Thi Phuong Anh, Dau Ba Thin, Le Dinh Chac,

Nguyen Thi Dep, Trinh Ba Hung, 2017. GENUS Pycnarrhena Miers ex

Hook. f. & Thomson, (MENISPERMACEAE) IN FLORA OF VIETNAM, Issues of Basic Research in Life Sciences. Proceedings, the 2017th National Conference on Life Sciences. pp. 74-80.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Andrew Chevallier Fnimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), NXB

Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

2. Trần Thị Phương Anh (2008), Nghiên cứu phân loại họ Cau Arecaceae ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

3. Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Như Khanh (1979), Phương pháp nghiên cứu thực vật, tập 1, (Tài liệu dịch từ tiếng Nga), NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên, 2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam,

tập II, tập III NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân, Dương Đức Tiến, Đạng Ngọc Thanh, Lê Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Đỏ, Thực vật chí Việt Nam, tập 1-9, NXB Khoa học và Kĩ thuật.

6. Đỗ Huy Bích và cộng sự (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

7. Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Viện Dược liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần II- Thực vật, NXB, Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

9. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1- 2, NXB Y học, Hà Nội.

11. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội.

12. Lưu Đàm Cư (2002), Thực vật dân tộc học- Tài liệu giảng dạy cao học, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật.

13. Lưu Đàm Cư (2004), Cây thuốc truyền thống của người Dao, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Báo cáo khoa học hội nghị toàn quốc, nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, định hướng y dược học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

14. Lê Trần Đức (1970), Thân thế và sự nghiệp Hải Thượng Lãn Ông, NXB Y học Hà Nội.

15. Lê Trần Đức (1983), Nguyễn Đình Chiểu với Ngư tiều Y thuật, NXB Y học Hà Nội.

16. Lê Trần Đức (1990), Lược sử thuốc Nam và dược học Tuệ Tĩnh, NXB Y học, TP Hồ Chí Minh

17. Lê Trần Đức (1995), Y dược học dân tộc- Thực tiễn trị bệnh, NXB Y học Hà Nội.

18. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3 NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

19. Đỗ Tất Lợi (2000), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB, Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

20. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002, 2003), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở

Việt Nam, tập 1,2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Vũ Văn Quân (2017), Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ngành Ngọc lan(Magnoliophyta) của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

23. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Bước đầu điều tra một số loài cây thuốc dân tộc có khả năng chứa trị bệnh ung thư ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.

24. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật học Dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông- Nghệ An, NXB Nông Nghiệp.

25. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

26. Trần Bích Thủy (2017), "Điều tra, nghiên cứu tính đa dạng thực vật thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) tại Khu bảo tồn Sao La, tỉnh Thừa Thiên- Huế", Luận văn thạc sĩ, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

27. Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược thần hiệu (bản dịch, tái bản lần thứ 4), NXB Y học, Hà Nội.

28. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, tập 2, NXB, Khoa học và Kỹ thuật.

29. Cao Thị Hải Xuân (2006), Đánh giá tính đa dạng sinh học nguồn tài nguyên cây thuốc của VQG Cát Bà và vùng đệm (Hải Phòng) làm cơ sở

cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững, Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp.

Tiếng Anh:

30. Anon (1996), Recordinh and using indigenous knowledge, A manual, IIRR, Silang, Cravite, Philippines.

31. PROSEA (1999), Plant Resources of South - East Asia 12: Medicial and Poisonous plants 1, Borgo Indonesia.

32. Vu, T.C., & Do, V.H., (2005). The genus Fibraurrea Lour. (Menispermaceae Juss.) for the Flora of Viet nam. Bulletin of Science of No. 2 Pedagogical University. 101- 104.

33. Vu, T.C., & Tran, T.B., (2007). Species relationship of genus Cyclea (Menispermaceae Juss.) in Vietnam. Proceeding of the 2nd National Scientific Conferrence on Ecology and Biological Resources. 42 - 44. 34. WHO, IUCN & WWF (1993), Guidelines on the Conservation of

Medicinal Plants, The, Trustees, Royal Botanical Grarden Press (St. Louis U.S.A)

35. Wikinson, H.P., (1978), Leaf Anatomy of the tribe Coscinieae Hook. f. Thoms, (Menispermaceae) Royal Botanic Gardens, Kew. 32(2): 347-360. 36. Wilkinson, H.P., (1986), Leaf anatomy of Tinomiscium and Fibrautea

(Menispermaceae tribe Fibraurea) with special Leference to Laticifers Astrosclereids, Royal Botanical Gardens, Kew Bulletin. 41(1). 153- 168. 37. Vu, T.C., Bui, H.Q., Tran, T.B., Tran, T.P.A., Xia, N.H., Tran, V.K.,

(2013), The Conservation of Menisprermaceae Species for Flora of Vietnam. Proceedings of the 5th National Scientific Conference on Ecology and Biological Resources Hanoi, Agricultural Publishing House: (ISBN). 978-604-60-0730-2.

38. Vu Tien Chinh (2014). Taxonomic Revision of the Family Menispermaceae in Vietnam. South China Botanical Garden, Chinese Academy of Sciences. 1-298.

Tiếng Pháp:

39. Crévót Ch. Et A. Pétélot (1928), Catalogue des produits de L’Indochine, 5, Produits medicinaux, Paris.

40. Pétélot A. (1954), Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam, Archives des Recherches Agronomiques et Pastorales du Vietnam, Paris

Tiếng Trung:

41. Wu, C.Y. (1984), Index Florae Yunnanensis, The People’s Publishing House, Yunnan, China. I: 150- 158.

Trang web:

42. http://www.botanyvn.com (Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam) 43. http://www.caythuocquy.info.vn (Tạp chí cây thuốc quý).

44. http://www. tracuuduoclieu.vn (Tra cứu dược liệu) 45. http://www.vi.wikipedia.org (Bách khoa toàn thư mở). 46. http://ydvn.net (Y dược Việt Nam)

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

Mẫu biểu 01: PHIẾU ĐIỀU TRA THU MẪU CÂY THUỐC

1. Số hiệu mẫu:...; Tên địa phương: ... 2. Thời gian thu mẫu, ngày...tháng...năm... 3. Địa điểm: Thôn...xã...; Tọa độ... 4. Người thu mẫu :... 5. Đặc điểm sinh cảnh (thảm thực vật, đất đai, độ ẩm, độ cao...):... 6. Đặc điểm đặc trưng của cây thu mẫu:... 7. Các thông tin khác: ...

Phụ lục 2:

Mẫu biểu 02: DANH LỤC CÂY THUỐC TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Bộ phận dùng Dạng sống Môi trường sống 1 2 3 ... n

Phụ lục 3:

Mẫu biểu 03: CÁC LOÀI CÂY THUỐC QUÝ HIẾM TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

TT Tên Khoa học Tên Việt Nam SĐVN, 2007

1 2 3 …..

Phụ lục 4:

DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT HẠT KÍN LÀM THUỐC

Ở KHU BẢO TỒN SAO LA, THỪA THIÊN- HUẾ Ghi chú:

+ CD: Công dụng; BP: Bộ phận; DC: dạng cây; MTS: Môi trường sống;

+ Chú gii các ký hiu dng cây thc vt: G. Cây thân gỗ; B. Cây thân

bụi; T. Cây thân cỏ; L. Cây thân leo; . Cây bì sinh

Trong thời gian làm tốt nghiệp và điều tra nghiên cứu tại khu bảo tồn Sao La. Chúng tôi đã thu thập mẫu và kế thừa các tài liêu để nghiên cứu tại khu bảo tồn Sao La , kết quả số loài thực vật trong lớp hai mầm và lớp một lá mầm như sau: 110 loài, 96 chi thuộc 55 họ.

Trong đó:

+ Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 76 loài, chiếm 69,09% tổng số loài; Số chi là 67 chi, chiếm 69,79% tổng số chi chiếm 69,79% tổng số chi; họ 43 chiếm 78,18% tổng số họ;

Lớp Hành (Liliopsida) có 34 loài, chiếm 30,91% tổng số loài; Số chi là 29 chi, chiếm 30,21% tổng số chi; họ 12 chiếm 21,82% tổng số họ

- Dạng cây được sử dụng làm thuốc + Cây thân thảo 47

+ Cây thân gỗ 26 + Cây thân leo 19 + Cây bụi 13 + Cây bì sinh 4 - Các bộ phận sử dụng: + Rễ, rễ củ, thân củ, vỏ rễ : 55 + Lá: 25 + Toàn cây: 25 + Thân, cành, vỏ thân: 17 + Quả: 13 + Hoa, nụ hoa: 4 + Tinh dầu: 5

DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT HẠT KÍN LÀM THUỐC

Ở KHU BẢO TỒN SAO LA, THỪA THIÊN- HUẾ

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Bộ phận dùng Dạng sống Môi trường sống MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 1. Alangiaceae Họ Thôi ba (1chi, 1 loài) 1 Alangium barbatum (R. Br.) Baill. Thôi ba nhỏ; Cây quang; Lăng quăng Vỏ, rễ làm thuốc chữa thấp khớp Vỏ rễ L Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, nơi có tầng đất dầy phong hóa từ đa granit; Bụi rậm ven đường

2. Anacardiaceae Họ Xoài (1chi, 1 loài)

2

Allospondias lakonensis

(Pierre) Stapf.

Giâu gia xoan; Sơn cóc; Giâu gia nhà; Giâu gia thơm

Quả chín có mùi rượu thơm ăn được Quả G Thường gặp ở rừng thứ sinh của rùng mưa nhiệt đới

3 Desmos dumosus (Roxb.) Saff.

Hoa dẻ; Giẻ bụi, giẻ có lông

Trị đau phong thấp, sốt rét, Thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh

Rễ, cành, lá B Cây ưa ẩm, mọc trên

đất rừng, ven rừng và lùm bụi

4

Desmos pedunculosus (A. DC.) Ban. Hoa giẻ cánh to; Ngẵn chày; Gié có cuống; Thau ả mai Chữa tê thấp, mụn nhọt, sốt rét, trịđòn ngã tổn thương Lá, rễ L Cây mọc ỏ lùm bụi trong rừng, thường ở độ cao 100 - 300m trở lên 5 Uvaria microcarpa Champ. ex Benth. Bù dẻ trườn; Bồ quả trái nhỏ Sắc uống trị tiêu hóa kém (đầy bụng, ỉa chảy); đòn ngã tổn thương (đau lưng) Lá, rễ G Mọc ở rừng thứ sinh, lùm bụi, đồi hoang, ở độ cao dưới 300m 6

Uvaria rufa Blume. Bù dẻ hoa đỏ; Bồ quả hoe, dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)