Đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 40 - 43)

Việc nghiên cứu về các bộ phận sử dụng giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hướng được khi phân tích về thành phần hoá học cũng như dược tính của từng cây thuốc. Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây được dùng vào những mục đích khác nhau, mặt khác cùng bộ phận của cùng một cây cũng có những tác dụng khác nhau tùy theo cách vận dụng của các thầy thuốc. Các bộ phận sử dụng làm thuốc được trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.6. Đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc TT Các bộ phận sử dụng Số loài % so với tổng số loài trong toàn ngành 1 Rễ củ (bao gồm cả thân củ) 55 50,00 2 Lá 25 22,73 3 Toàn cây 25 22,73 4 Thân, cành, vỏ thân 17 15,45 5 Quả 13 11,82

6 Nhựa mủ, tinh dầu 5 4,55

7 Hoa, nụ hoa 4 3,64

Tổng số 144

Biểu đồ 3.5. Đa dạng về các bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc

Từ kết quả bảng trên cho thấy bộ phận được sử dụng nhiều nhất là rễ củ với 55 loài. Rễ có thể được dùng sắc uống, hoặc giã nát đắp hoặc tán bột để rắc, bôi, uống, có thể ngâm rượu, nấu cao… như: Hoa giẻ cánh to (Desmos

pedunculosus (A. DC.) Ban.), Bù dẻ trườn (Uvaria microcarpa (Champ.) ex Benth.), Dây xanh (Cocculus orbiculatus (Linn.)DC.), Hoàng đằng (Fibraurea recisa (Pierre.)), Bình vôi hoa đầu, Ngái lông (Ficus hirta (Vahl.), Ngái (Ficus hispida (L. f.), Rum thơm (Poikilospermum suaveolens (Blume.) Merr.), Chặc chìu (Tetracera scandens (L.), Khôi tía (Ardisia silvestris Piard), Phất dũ sậy (Dracaena angustifolia (Roxb.), Kim cang (Tacca chantrieri

(Andre.), Mía dò (Costus speciosus (Koenig.) Smith.). Rễ, thân rễ có thể được dùng riêng hay phối hợp với các bộ phận khác để chữa bệnh. Có thể nói rễ cây được sử dụng khá đa dạng cả về cách thức sử dụng lẫn công dụng.

Bên cạnh đó thì toàn bộ cây và lá cũng được sử dụng làm thuốc có tới 50 loài. Một số loài điển hình như: Bù dẻ trườn (Uvaria microcarpa (Champ.) ex Benth.), Sói đứng (Chloranthus elatior (Link.), Tiêu thượng mộc (Piper arboricola (C.) DC.), Dây sâm nam (Cissampelos pareira (L.), Sung rỗ (Ficus variolosa (Lind.) ex Benth), Bạch dương; Cáng lò (Betula alnoides

(Buch.)Ham.) in DC.); Linh (Eurya japonica (Thunb.), Eurya japonica

(Thunb.), (Schima wallichii (DC.) Korth.), Ban nhật (Hypericum japonicum

(Thunb.), Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard.) H. J. Lam.), Lá khôi (Ardisia silvestris (Piard.), Sống sắn dây (Acacia pennata (L.) Willd.), Thài lài lá dài (Millettia leucantha (Kurz.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.). Lá thường chữa mụn nhọt, tiêu chảy, trị sốt rét, lợi tiểu, trị rắn cắn, viêm loét dạ dày, trị giun…; Cả cây chữa cảm mạo, phong tê thấp, trị vết thương hở, viêm gan giai đoạn sớm, trị kiết lị….

Các bộ phận của thân, cành, vỏ thân cũng có rất nhiều công dụng với 17 loài trong tổng số loài, một số loài điển hình như: Dọc; Mạy bao (Garcinia multiflora (Champ.) ex Benth.), Thường sơn (Dichroa febrifuga (Lour.), Đùm đũm hương (Rubus cochinchinensis (Tratt.), Sống sắn dây (Acacia pennata

(L.) Willd.), Sống rắn sừng nhỏ (Albizia corniculata (Lour.) Druce.), Bóng nước chìa khóa (Impatiens claviger (Hook.) F.), Nhài lá mác (Jasminum

lanceolarium (Roxb.). Thân, cành, vỏ thân thường được sử dụng làm thuốc chữa vết thương do chảy máu, lợi niệu, chốc lở, mụn nhọt, viêm ruột, tiêu hóa kém, trị ho…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)