Đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 37 - 39)

Mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường và được thể hiện qua dạng sống. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về dạng sống của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác, sử dụng.

Dạng sống của cây thuốc thành 5 nhóm là thân gỗ, thân bụi, thân cỏ, thân leo và thân bì sinh. Kết quả như sau:

Bảng 3.4. Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc được sử dụng ở khu bảo tồn Sao La

TT Kiểu dạng sống Số lượng loài Tỷ lệ% (so với tổng số loài trong toàn ngành)

1 Thân thảo 47 42,73

2 Cây thân gỗ 26 23,64

3 Cây thân leo 19 17,27

4 Cây bụi 13 11,82

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện dạng thân của các cây thuốc ở khu bảo tồn Sao La

Nhn xét: Qua bảng trên cho thấy, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất

là cây thân thảo, có 47 loài. Các cây thuộc nhóm này thường mọc rải rác ven rừng, nơi đất ẩm, ven sông, suối, mọc hoang bãi, ven đường đi, bờ ruộng…. tập trung ở một số họ như họ Mía dò (Costaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Lan (Orchidaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Bóng nước (Balsaminaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae)…..

Tiếp theo là nhóm cây gỗ có tới 26 loài, nhóm này là các đại diện thường sống trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, đồi thấp… như họ Dâu tằm (Moraceae), họ Chè (Theaceae), họ Dung (Symplocaceae), họ Hồng xiêm (Sapotaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae)…

Sau đó là nhóm cây dây leo 19 loài có các đại diện như: họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Thôi ba (Alangiaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Khoai lang (Convolvulaceae)…

Nhóm cây bụi chiếm tỉ lệ ít hơn chỉ với 13 loài, điển hình là: họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Côm (Elaeocarpaceae), họ Long não (Lauraceae)… chúng tường mọc rải rác hoặc tập trung dưới rừng nguyên sinh, thứ sinh, nơi đất ẩm, ven sông, suối.

Lượng cây bì sinh chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ với 4 loài như loài Thạch học (Dendrobium nobile (Lindl.), Thạch hộc lá dao (Dendrobium terminale (Parish & Reichb). F.), Lan kiếm (Cymbidium aloifolium (L.) Sw.)….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc thuộc ngành ngọc lan (magnoliophyta) tại khu bảo tồn sao la, tỉnh thừa thiên huế​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)