5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam ban đầu thành lập là một công ty TNHH 1 thành viên ngoài quốc doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313652821 do sở kế hoạch và đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp 16/02/2016. Lĩnh vực chính của công ty là nhà hàng và dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, chuyên phục vụ các sản phẩm của Pháp như: bánh mì, bánh crepe, bánh mì sandwich, bánh macarons, bánh ngọt, coffee, rượu vang….
3.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, đại diện cho công ty trước pháp luật, trực tiếp
điều hành, đề ra các chiến lược phát triển cho công ty, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. Là người trực tiếp tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, lựa chọn và đề ra các quyết định phương án.
BP.Nhân sự: tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các
việc trong lĩnh vực lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.
BP.Thu mua: hỗ trợ công ty trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng, tìm kiếm
nhà cung cấp và cung ứng vật lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty.
BP.Kế toán: giúp công ty nắm bắt được tình hình tài chính của công ty, giúp ban
lãnh đạo công ty trong việc quản lý, sử dụng vốn và nguồn vốn.Tổ chức công tác thu thập, xử lý thông tin liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phòng kế toán còn lên kế hoạch chính cho từng tuần, tháng, quý, năm và báo cáo các thông tin tài chính kế toán.
Giám đốc
BP. Kỹ thuật IT BP.Marketing
g
BP.Nhân sự BP.Thu mua BP.Kế toán
Bar Take-away
Pastry & Bakery Hot Kitchen
BP.Marketing: tham mưu cho Giám đốc về chiến lược phát triển thị trường, phát
triển thương hiệu của công ty. Đề xuất các biện pháp hiệu quả nhằm tăng hiệu quả công việc, tiết giảm chi phí không cần thiết. Trực tiếp chỉ đạo và quản lý, điều hành và theo dõi tiến độ thực hiện của các nhân viên trong phòng Marketing, chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu và hiệu quả hoạt động phòng Marketing.
BP.Kỹ thuật IT: là phòng tham mưu, giúp cho Giám đốc về lĩnh vực công nghệ
thông tin của toàn công ty, bao gồm: hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, các giải pháp công nghệ thông tin nhằm tối ưu hoá hệ thống, bảo mật và an toàn dữ liệu. Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống và các ứng dụng về công nghệ thông tin của công ty, đảm bảo sự vận hành liên tục và hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống.
Nhà hàng Paul (Hot Kitchen, Pastry & Barkery, Bar, Take-away): sản xuất, chế
biến và phục vụ các món ăn cho khách hàng.
3.4. Giới thiệu về bộ phận kế toán của công ty 3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 3.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam
3.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh
Kế toán trưởng: Thực hiện các quy định Pháp luật về kế toán, tài chính trong bộ phận
kế toán, tổ chức điều hàng bộ máy kế toán, lập báo cáo tài chính, giám sát việc dùng nguồn tài sản, tài chính trong doanh nghiệp, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà kế toán viên đã làm.
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ kho KT nguyên vật liệu KT chi phí KT Doanh thu
Kế toán tổng hợp: Kiểm soát theo dõi và chịu trách nhiệm các báo cáo tổng hợp hàng
tháng, quý, báo cáo thuế và các báo cáo phân tích như doanh thu, chi phí, báo cáo xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Kế toán các khoản phải thu: theo dõi, cập nhập khoản thu khách hàng, tính toán và in
hóa đơn đỏ cho khách hàng, cập nhật báo cáo doanh thu hằng ngày.
Kế toán chi phí: Theo dõi chi phí phát sinh, định mức các khoản chi phí cố định; tập hợp, phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm; theo dõi và ghi nhận khoản mục TSCĐ, CCDC phát sinh.
Kế toán nguyên vật liệu: Kiểm tra, ghi chép đầy đủ kịp thời tình hình nhập – xuất kho
nguyên vật liệu, theo dõi giá các NVL cần sử dụng. Kiểm tra và theo dõi các khoản thanh toán cho nhà cung cấp.
Thủ kho: Theo dõi và chịu trách nhiệm việc nhập xuất tồn NVL, hàng hóa trong kho,
báo cáo hàng tồn kho hàng tuần, hàng tháng.
3.4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật ký chung.
3.4.4. Chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ mở sổ và khoá sổ: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là tiền Việt Nam.
- Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan do Bộ tài chính ban hành.
- Phương pháp kế toán ghi TSCĐ: nguyên tắc đánh giá tài sản theo chủ trương của Nhà nước và có giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá.
- Hình thức xuất nhập hàng hoá: bình quân gia quyền - Phương pháp kê khai: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán thuế: theo phương pháp khấu trừ.
Chương 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH BAKEHOUSE VIỆT NAM
4.1. Nguồn nguyên vật liệu của Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam
4.1.1. Phân loại nguyên liệu, vật liệu tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam
Để phân loại nguyên vật liệu có nhiều cách khác nhau như: phân loại theo mục đích sử dụng, phân loại theo nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, theo vai trò của nguyển vật liệu... mỗi một cách lại có ưu điểm và nhược điểm riếng. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng công ty mà có chính sách quản lý, phân loại nguyên vật liệu cho phù hợp. Do Công ty có lượng nguyên vật liệu nhập khẩu khá nhiều nên nguyên vật liệu tại Công ty được phân theo nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào.
Nguyên vật liệu mua vào:
o Trong nước: tôm, thịt, cá, phô mai, kem, sữa,đường… o Nhập khẩu: vỏ bánh, các loại bột, kem làm bánh, trà… Nguyên vật liệu tự chế: vỏ bánh, kem, fondant,…..
4.1.2. Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam Bakehouse Việt Nam
➢ Đặc điểm:
Một trong những điều kiện thiết yếu của quá trình sản xuất là nguyên vật liệu được thể hiện dưới dạng vật chất chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và giá trị của nó được dịch chuyển ngay vào thành phẩm. Tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam do đặc điểm là Công ty là nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, chuyên sản xuất các món bánh và dịch vụ ăn uống nên nguyên vật liệu chính mà Công ty sử dụng mang đặc thù riêng: các loại đường, tinh bột, bơ, sữa, phô mai… Với số lượng sản xuất lớn và nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau nên nguyên vật liệu của Công ty rất đa dạng. Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là các mặt hàng thực phẩm, có thời hạn sử dụng ngắn nên yêu cầu bảo quản cao, nếu để quá hạn hoặc bảo quản không tốt sẽ bị biến đổi tính chất làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, qua đó ảnh hưởng tới uy tín của Công ty.
Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam là một công ty chuyên về lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, các mặt hàng sản phẩm của công ty thuộc nhiều loại như: bánh mì, bánh mứt, macarons, spaghetti, súp, bánh ngọt.... Công ty sử dụng nhiều loại NVL như thịt, cá trứng, sữa, đường, bột mì…hầu hết NVL ở công ty đều thuộc hàng thực phẩm có tính chất hóa, lý khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường và nhiệt độ bảo quản. Do vậy công tác quản lý NVL ở công ty được thực hiện rất chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng NVL, lại vừa bảo đảm tính tiết kiệm, tính hiệu quả trong sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất việc hư hỏng, thất thoát vật liệu.
Công tác quản lý NVL ở công ty được thực hiện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, và sử dụng.
✓ Khâu thu mua: khi nhận được yêu cầu mua hàng từ các bộ phận bếp ngoài nhà hàng, phòng thu mua sẽ lên kế hoạch và tìm kiếm các nhà cung cấp. Vật liệu khi nhập về kho đều phải được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại.
✓ Khâu bảo quản: nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là thực phẩm rất dễ hỏng, khó bảo quản nên khâu bảo quản của công ty rất được chú trọng. Các loại thực phẩm như rau, củ, trúng,sữa phải được bảo quản ở nhiệt độ mát; thực phẩm tươi được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh, các loại thức uống bảo quản ở nhiệt độ khô mát. Đặc biệt là các nguyên liệu nhập khẩu phải được bảo quản ở nhiệt độ đông thích hợp để tránh hư hỏng.
✓ Khâu sử dụng: việc sử dụng nguyên vật liệu dựa trên lượng định mức cần thiết để chế biến ra các món ăn hàng ngày.
➢ Vai trò:
Việc kiểm tra chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm (giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm sản xuất), là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác quản lý kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu về giá thành, một trong những giải pháp tối ưu cho vấn đề này là Công ty phải chú ý tới công tác quản lý đầu và đầu ra của nguyên vật liệu. Hai công tác này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì: đối với Công ty sản xuất thì chi phí vật liệu
chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất. Do cả số lượng và chất lượng đều bị chi phối bởi số nguyên vật liệu tạo ra nó. Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng cao, đúng qui cách chủng loại thì mới hạ thấp định mức tiêu hap trong quá trình sản xuất khi nó tạo ra sản phẩm mới.
4.1.3. Yêu cầu quản lý và công tác quản lý nguyên liệu, vật liệu tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam TNHH Bakehouse Việt Nam
Quản lý nguyên vật liệu là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, quản lý tốt các khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng tốt nguyên vật liệu sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành và do đó làm tăng lợi nhuận của Công ty. Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm nên công tác quản lý và thu mua nguyên vật liệu tại Công ty được thực hiện rất kỹ càng. Các kế hoạch về thu mua, dự trữ được Công ty chuẩn bị cẩn thận, hợp lý và có hiệu quả
Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam là một công ty chuyên về lĩnh vực nhà hàng và các dịch vụ ăn uống, các mặt hàng sản phẩm của công ty thuộc nhiều loại như: bánh mì, bánh mứt, macarons, spaghetti, súp, bánh ngọt.... Công ty sử dụng nhiều loại NVL như thịt, cá trứng, sữa, đường, bột mì…hầu hết NVL ở công ty đều thuộc hàng thực phẩm có tính chất hóa, lý khác nhau, thời hạn sử dụng khác nhau nên phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường và nhiệt độ bảo quản. Do vậy công tác quản lý NVL ở công ty được thực hiện rất chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng NVL, lại vừa bảo đảm tính tiết kiệm, tính hiệu quả trong sử dụng, hạn chế đến mức thấp nhất việc hư hỏng, thất thoát vật liệu.
Công tác quản lý NVL ở công ty được thực hiện ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, và sử dụng.
✓ Khâu thu mua: khi nhận được yêu cầu mua hàng từ các bộ phận bếp ngoài nhà hàng, phòng thu mua sẽ lên kế hoạch và tìm kiếm các nhà cung cấp. Vật liệu khi nhập về kho đều phải được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng và chủng loại.
✓ Khâu bảo quản: nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là thực phẩm rất dễ hỏng, khó bảo quản nên khâu bảo quản của công ty rất được chú trọng. Các loại thực phẩm như rau, củ, trúng, sữa phải được bảo quản ở nhiệt độ mát; thực phẩm tươi
được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh, các loại thức uống bảo quản ở nhiệt độ khô mát. Đặc biệt là các nguyên liệu nhập khẩu phải được bảo quản ở nhiệt độ đông thích hợp để tránh hư hỏng.
✓ Khâu sử dụng: việc sử dụng nguyên vật liệu dựa trên lượng định mức cần thiết để chế biến ra các món ăn hàng ngày.
4.2. Thực trạng kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam Nam
4.2.1. Đặc điểm về tính giá nguyên liệu, vật liệu
4.2.1.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam, nguyên vật liệu được mua cả từ trong nước và ngoài nước. Công tác tính giá nguyên vật liệu tại Công ty được tính theo nguyên tắc giá gốc trong chuẩn mực “Hàng tồn kho” theo Thông tư 200/2014 do Bộ tài chính ban
hành.
Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá gốc không bao gồm thuế GTGT. Cụ thể đối với từng đối tượng hàng hóa như sau:
➢ Hàng mua trong nước:
Giá thực tế NVL nhập
kho
=
Giá mua trên hóa đơn chưa thuế
GTGT
+ Chi phí thu mua trực tiếp -
Các khoản giảm giá, chiết khấu
Trong đó:
- Giá mua trên hóa đơn chưa thuế GTGT: là giá được ghi trên hóa đơn mua hàng.
- Chi phí thu mua trực tiếp: là các chi phí phát sinh trong quá trình mua nguyên vật liệu nhập kho như chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, bảo quản…
- Các khoản được giảm trừ: là giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại.
Tùy theo từng hợp đồng đã ký kết với nhà cung cấp mà các loại chi phí thu mua có thể được cộng hoặc không được cộng vào giá thực tế của NVL nhập kho. Nếu chi phí vận chuyển do bên bán chịu thì giá thực tế NVL mua ngoài nhập kho không bao gồm chi phí vận chuyển. Việc tính giá NVL do công ty tự tìm hiểu sao cho nguồn nào là lợi nhất.
Ngày 04/04/2017 theo hóa đơn GTGT số 0038420, Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam mua của Công ty TNHH Thực phẩm Vina Siam:
- Sườn cừu: số lượng 4,772kg ; đơn giá 640.000 VND
- Thăn ngoại bò Úc tươi Teys White: số lượng 9,2 kg ; đơn giá là 320.000 VND.
- Trai đông lạnh: số lượng 2 gói (1kg/gói) ; đơn giá 193.000
Hàng được giao tận kho của Công ty, chi phí vận chuyển đã được tính vào giá mua. (Hóa đơn GTGT 0038420: Phụ lục 1)
Kế toán tính giá nhập kho như sau:
Trị giá sườn cừu nhập kho: 4.772 x 640 = 2.944.000 VND
Trị giá thăn ngoại bò Úc tươi Teys White nhập kho: 8.615 x 320 = 2.756.800 VND
Trị giá trai đông lạnh nhập kho: 2.000 x 193 = 386.000 VND
Tương tự, kế toán tính giá nhập kho cho các NVL còn lại dựa vào hóa đơn – chứng