Qui trình kế toán nguyên liệu, vật liệu xuất kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bakehouse việt nam​ (Trang 78)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

4.2.2.2. Qui trình kế toán nguyên liệu, vật liệu xuất kho

4.2.2.2.1. Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu xuất kho

Kho hàng tại nhà hàng Saigon Centre:

Cuối mỗi tháng, căn cứ vào báo cáo doanh thu của tháng, báo cáo hàng hủy và định mức nguyên vật liệu cần thiết dùng để sản xuất ra một món ăn, kế toán chi phí sẽ tiến hành tính ra số lượng nguyên vật liệu cần dùng để sản xuất ra thành phẩm và đồng thời lập lệnh sản xuất trên phần mềm kế toán Misa. Kế toán nguyên vật liệu dựa vào lệnh sản xuất đã được lập trước đó kiểm tra lượng nguyên vật liệu xuất ra dùng cho sản xuất có bị âm hay ko, nếu nguyên vật liệu xuất kho bị âm kế toán sẽ tiến hành điều chĩnh lại lượng nguyên vật liệu xuất bằng cách xuất kho nguyên vật liệu khác thay thế có cùng tính chất.

Sau khi điều chĩnh lại lượng nguyên vật liệu bằng cách xuất thay nguyên vật liệu khác trên lệnh sản xuất, kế toán nguyên vật liệu lưu lại lệnh sản xuất và tiến hành lập phiếu xuất kho cho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất.

Sau đó vào cuối mỗi tháng, kế toán từ sổ chi tiết sẽ lập bảng báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu.

Ví dụ:

Ngày, diễn giải, số phiếu lệnh xuất kho dùng cho bộ phận bếp nóng

Từ lệnh xuất kho, sau khi kiểm tra và điều chỉnh lượng nguyên vật liệu xuất kho âm, kế toán bấm lưu, cất và đồng thời tiến hành lập phiếu xuất kho sản xuất.

Hạch toán mặc định trên phần mềm là: TK Nợ 6211

TK Có 1521/1522

Cuối tháng, kế toán tiến hành tính giá xuất kho ( phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ) theo chương trình đã cài sẵn.

Sau khi tính giá xuất kho, giá xuất kho sẽ tự động cập nhật lên phiếu xuất kho.

Hình 4.12: Phiếu xuất kho tại bộ phận bếp nóng tháng 02/2017

4.2.2.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu xuất kho

Công ty hạch toán nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, do đó nguyên vật liệu nhập kho không bao gồm thuế GTGT.

Tài khoản sử dung:

TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK này dùng để phản ánh các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp tạo nên sản phẩm. TK này có 2 TK chi tiết là 6211 và 6212. TK 6211 dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất, TK 6212 dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị hủy.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký chung để hạch toán.

Các sổ sách sử dụng đối với các nghiệp vụ về vật tư:

✓ Sổ chi tiết tài khoản 152 ✓ Sổ cái tài khoản 152

✓ Bảng tổng hợp nhập – xuất-tồn. ✓ Bảng kê nhập – xuất – tồn

Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu xuất kho:

Đối với nguyên vật liệu xuất kho, cuối tháng sau khi tổng hợp được số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng kế toán mới tiến hành xác định giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu trong kỳ.

Như ví dụ đã trình bày ở trong phần tính giá nguyên vật liệu, ta có:

Đơn giá bình quân cuối kỳ của thăn ngoại bò Úc tươi AMG là: 320 VND/g

Trong kỳ, các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu chủ yếu là xuất dùng trực tiếp cho chế tạo thành phẩm.

Ví dụ:

Ngày 28/02/2017 xuất 47.249g thăn ngoại bò Úc dùng cho sản xuất tại bộ phận bếp nóng.

Nghiệp vụ phát sinh được hạch toán như sau:

Nợ TK 621:15.119.994 Có TK 152:15.119.994

4.2.2.3. Kế toán kiểm kê nguyên liệu, vật liệu

Mục đích của việc kiểm kê nguyên vật liệu là để xác định lại số lượng, giá trị và chất lượng nguyên vật liệu còn tồn kho, phát hiện chênh lệch giữa sổ sách với thực tế nhằm bảo vệ tài sản và chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty.

Hiện nay, công ty đã tổ chức kiểm kê toàn bộ NVL cuối mỗi tháng một lần tại các kho trong doanh nghiệp. Số liệu kiểm kê trên sổ sách kế toán phải được chuẩn bị từ trước theo từng loại nguyên vật liệu, từng kho hàng và từng bộ phận quản lý vật liệu để phân nhóm kiểm kê. Thông thường trước khi kiểm kê phải xác định được lượng nguyên vật liệu tồn kho ở thời điểm kiểm kê trên sổ sách. Đồng thời tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại trong các kho. Kết quả kiểm kê sẽ được ghi vào Biên bản kiểm kê hàng tồn kho. Trong biên bản này sẽ ghi rõ từng loại vật tư được kiểm kê về số lượng, đơn giá, lượng tồn thực tế và trên sổ sách cũng như mức chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Căn cứ vào

kết quả kiểm kê để xác định các nguyên nhân thừa thiếu của NVL từ đây đưa ra các biên pháp xử lý thích hợp.

Biên bản kiểm kê không chỉ có nhiệm vụ kiểm đếm số chính xác của NVL, mà còn phải xác định chính xác phẩm chất, tình trạng hiện có của chúng. Kết quả kiểm kê được phản ánh trên Biên bản kiểm kê. Kết quả kiểm kê được tổng hợp, báo cáo lãnh đạo công ty xem xét và cho phương án xử lý theo quy định chung. Biên bản kiểm kê là cơ sở để kế toán ghi sổ kế toán cho niên độ tiếp theo.

Trên thực tế, trong quá trình kiểm kê tại kho của công ty, việc thừa – thiếu NVL không nhiều, chênh lệch giữa số lượng NVL ghi chép ở phòng kế toán và số lượng thực tế tại kho không lớn, chủ yếu là do sai sót, nhầm lẫn giữa các mặt hàng trong ghi chép các nghiệp vụ nhập – xuất kho của thủ kho. Các khoản chênh lệch này thường được kế toán của công ty hạch toán vào các TK 632, 711; một số trường hợp bắt bồi thường (sử dụng TK 334, 1388…).

Chương 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Nhận xét

5.1.1. Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam

Trong suốt quá trình từ khi thành lập Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam luôn có hướng phát triển tốt, trải qua nhiều giai đoạn khó khăn phức tạp, Công ty đã có nhiều bước tiến rõ rệt về nhiều mặt:

✓ Sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

✓ Đảm bảo cho đời sống của công nhân viên ngày càng tốt hơn.

✓ Không ngừng tăng cường đầu tư vốn vàp việc xây dựng cơ sở vật chất và tích cực mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày một hoàn chỉnh hơn. ( như mua lò nướng, tủ trưng bày bánh, máy móc thiết bị văn phòng…)

✓ Hoàn chỉnh từng bước việc tổ chức sắp xếp lực ượng sản xuất với những mô hình thực sự có hiệu quả theo từng giai đoạn.

✓ Đào tạo và lựa chọn đội ngũ nhân viên có đủ năng lực và trình độ để đáp ứng mọi yêu cầu sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện tại.

Với bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp lãnh đạo công ty trong việc giám sát, quản lý kinh tế, công tác tổ chức sản xuất, tổ chức hạch toán được tiến hành hợp lý, khoa học, phù hợp với điều kiện hiện nay.

5.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tại Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam 5.1.2.1 Ưu điểm: 5.1.2.1 Ưu điểm:

Về công tác tổ chức kế toán:

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Trong phòng tài chính kế toán , các nhân viên kế toán có trình độ, nhiệt tình, nhạy bén trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp thông tin kế toán.Mỗi kế toán viên được phân công nhiệm vụ với từng phần công việc cụ thể một cách hợp lý. Các kế toán viên phải chịu trách nhiệm trước kế toán

trưởng về phần công việc của mình, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác cho từng đối tượng sử dụng.

Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán:

Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán tại Công ty đang áp dụng theo đúng chế độ hiện hành.

Hệ thống chứng từ được lập, kiểm tra, luân chuyển phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, đảm bảo nhanh chóng phản ánh tình hình biến động của Công ty.

Hình thức kế toán tại Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Đây là hình thức đơn giản và phù hợp với quy mô của doanh nghiệp.Hệ thống sổ sách báo cáo của Công ty cũng khá linh hoạt và đầy đủ, phù hợp với chế độ quy định của nhà nước.

Về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu:

Về phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên, với phương pháp này thì nguyên vật liệu được quản lý chặt chẽ không chỉ theo dõi số tồn mà còn theo dõi tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng hóa nhằm cung cấp thông tin một cách thường xuyên, kịp thời

Sổ kế toán tổng hợp mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung, đây là hình thức ghi sổ đơn giản, phù hợp với Công ty và đặc biệt có nhiều thuận lợi khi sử dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ.

Về công tác thu mua, bảo quản nguyên vật liệu:

Đối với công tác thu mua: Công ty có bộ phận thua mua tương đối linh hoạt, am hiểu về chất lượng và thị trường nên việc thu mua nguyên vật liệu tương đối ổn định. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên ký hợp đồng với các nhà cung cấp có mặt hàng tốt, chất lượng cao, giá cả phù hợp, luôn đảm bảo đúng, đủ về số lượng cũng như quy cách phẩm chất của nguyên vật liệu, giao hàng dúng hẹn và kịp thời để Công ty có thể sử dụng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm được tiến hành.

Đối với công tác bảo quản: Công ty có hệ thống kho được tổ chức một cách khoa học, bảo quản hợp lý theo tính năng công dụng cũng như yêu cầu bảo quản của từng nguyên vật liệu phù hợp với tính chất hóa lý của từng loại vật liệu.

Về việc phân loại nguyên vật liệu:

Công ty dựa vào bộ chữ số và tính chất để đánh kí hiệu mã vật tư cho các loại nguyên vật liệu một cách có trình tự. Việc phân loại này rất thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.

Về phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu:

Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quền cuối kỳ. Phương pháp này có ưu điểm là phù hợp với Công ty có số lần nhập xuất nguyên vật liệu nhiều, bên cạnh đó có những nghiệp vụ phát sinh hàng đã về đó và nhập kho Công ty nhưng đến cuối tháng nhà cung cấp mới xuất hóa đơn.

Về hệ thống máy vi tính & phần mềm:

Công ty có hệ thống máy vi tính nối mạng đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý cũng như cho công tác kế toán trong Công ty. Phần mềm Misa có tính năng tự động lập các sổ chi tiết, sổ cái, báo cáo tổng hợp nhập – xuất – tồn, sổ Nhật ký chung…

5.1.2.2. Nhược điểm

- Hiện nay, kho nguyên vật liệu tại nhà hàng Saigon Centre của công ty vẫn chưa được quản lý tốt. Số lượng nguyên vật liệu xuất ra hàng ngày tại kho nhà hàng vẫn chưa kiểm soát tốt, dễ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu trong kho.

- Một số loại nguyên vật liệu vẫn còn tồn động nhiều hoặc để lâu trong kho nhưng vẫn nhập thêm hàng hóa về, dẫn đến tình trạng hàng hóa tồn động lâu ngày trong kho. Đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm nếu không bảo quản tốt sẽ dẫn đến hư hỏng, hết hạn sử dụng.

- Công tác kiểm kê tại Công ty vẫn chưa thực hiện tốt, biên bản kiểm kê tại kho nhà hàng của công ty vẫn chưa tách ra hàng nhập khẩu và hàng mua trong nước. Điều đó gây ảnh hưởng đến công tác kiểm kê và đối chiếu với sổ sách, chứng từ của kế toán.

- Bên cạnh đó, việc quy đổi đơn vị tính trên Misa còn gặp nhiều bất tiện. Nếu có nhiều loại vật liệu có cùng tên và tính giống nhau sẽ được gộp thành một mã, tuy nhiên số lương và quy cách cho một đơn vị lại khác nhau, gây bất tiện trong việc quy đổi đơn vị hạch toán nguyên vật liệu nhập kho.

5.2. Kiến nghị về công tác kế toán:

- Để quản lý tốt kho hàng tại nhà hàng của Công ty, hàng ngày các bộ phận tại nhà hàng khi có nhu cầu xuất sử dụng nguyên vật liệu phải gửi báo cáo về phòng kế toán tại văn phòng Công ty, hoặc gửi báo cáo lượng hàng sản xuất và báo cáo hàng hủy mỗi ngày.

- Với số lượng nguyên vật liệu phong phú và đa dạng tại Công ty thì phải xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ. Cần trang bị các dụng cụ cần thiết để có thể cân, đo, đếm cụ thể các loại vật tư. Để thuận tiện cho công tác quản lý vật liệu được thống nhất chặt chẽ, đối chiếu kiểm tra được dễ dàng và dễ phát hiện khi sai sót và thuạn tiện cho việc kiểm tìm kiếm thông tin về một loại vật liệu nào đó, biên bản kiểm kê của công ty nên được chia ra giữa hàng nhập khẩu và hàng mua trong nước giữa các bộ phận với nhau.

KẾT LUẬN

Trong suốt khoảng thời thực tập vừa qua dưới sự giúp đỡ của thầy cô cùng các anh chị trong Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập và làm việc tại Công ty, em đã được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực tế từ các anh trong công ty, tuy bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, bở ngỡ và không tránh khỏi những sai lầm khi bước đầu tiên tiếp cận với thực tế. Nhưng với sự hỗ trợ hết mình của các anh chị trong công ty đã giúp em có được những trải nghiệm và bài học bổ ích, có thể đem những kiến thức đã học trên giảng đường để áp dụng vào thực tế, tiếp cận với các hoạt động của thực tế của Công ty.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Kỳ cùng các anh chị trong Công ty TNHH Bakehouse Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này trong suốt khoảng thời gian vừa qua.

PHỤ LỤC Phụ lục 1. Hoá đơn GTGT

Phụ lục 2. Phiếu giao hàng/ Delivery note Phụ lục 3. Giấy thông tin nguồn gốc sản phẩm Phụ lục 4. Đơn đặt hàng/ Purchasing Order Phụ lục 5. Tờ khai hải quan

Phụ lục 6. Phiếu nhập kho

Phụ lục 7. Giấy đề nghị thanh toán Phụ lục 8. Phiếu chi

Phụ lục 9. Phiếu chuyển tiền Phụ lục 10. Sổ chi tiết NVL Phụ lục 11. Sổ cái NVL

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách tham khảo:

[1]. TS. Nguyễn Quang Thu (2007). Giáo trình quản trị tài chính căn bản. Nhà xuất

bản Thống kê.

[2]. Bùi Văn Dương (chủ biên) và những người khác (2011), Giáo trình “Kế toán tài chính phần 1 & 2”. NXB Lao động.

[3]. TS. Dương Thị Mai Hà Trâm và những người khác.Giáo trình “Kế toán tài chính

1,2 & 3”. Đại học Công Nghệ TP.HCM (Lưu hành nội bộ).

[4]. TS. Phan Mỹ Hạnh và những người khác. Giáo trình “Thuế 1 & 2”. Đại học Công Nghệ TP.HCM (Lưu hành nội bộ).

Tài liệu tham khảo của cơ quan kiến tập:

[1]. Công Ty TNHH Bakehouse Việt Nam. Báo cáo tài chính năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH bakehouse việt nam​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)