3 Thiên nhiên tượng trưng cho dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồng đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 82 - 106)

8. Bố cục luận văn

3.2. 3 Thiên nhiên tượng trưng cho dân tộc

HĐQÂTT ca ngợi sự giàu đẹp của đất nước thông qua những bài thơ miêu tả thiên nhiên. Trong tập thơ này những bài thơ viết về thiên nhiên với mục đích ngợi ca đất nước, dân tộc chiếm số lượng nhiều nhất: 42 bài. Miêu tả thiên nhiên, dùng thiên nhiên để “tả cảnh ngụ tình”. Thiên nhiên trong HĐQÂTT gắn bó với nhiều địa danh lịch sử, những chiến tích hào hùng của dân tộc. Những trang thơ ấy giống như một cuốn nhật kí nhỏ, qua đó giúp ta nhận ra được những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước con người và hơn cả những hình ảnh thiên nhiên đó mang một nét đẹp, một ý nghĩa riêng là ngợi ca dân tộc.

Thơ thiên nhiên trong HĐQÂTT có sự xuyên thấm, hòa đồng giữa tinh thần dân tộc và tư tưởng Nho giáo, giữa vẻ đẹp mĩ lệ của đất nước với sự tự hào, ngợi ca về truyền thống lịch sử dân tộc. Nói cách khác, niềm tự hào dân

tộc ở các thi sĩ trong Hội Tao Đàn có cơ sở từ truyền thống văn hóa - lịch sử vững chắc và ở sự cổ kính, uy nghi vượng khí non sông:

“Dăng ngang biển chòn vờn lớn, Cao chọc trời, ngần ngật xanh. Muôn kiếp chầu về đến Bắc Cực, Ngàn thu chống khỏe cõi Nam Minh”

(Song Ngư sơn)

Các bài thơ đề vịnh sơn thủy trong tập thơ HĐQÂTT đã vươn lên cái tầm thời đại chứ không bó hẹp trong sự thưởng ngoạn phong cảnh thuần túy: Đất nước hiện ra với tất cả vẻ đẹp của một kì quan hùng vĩ chan hòa âm thanh và màu sắc của cảnh vật. Sức sống mãnh liệt trào dâng của một dân tộc đã từng chiến thắng quân thù và đang xây dựng cuộc sống của mình. Điều này được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “Muôn kiếp chầu về đến Bắc Cực/ Ngàn thu chống khỏe cõi Nam Minh”

Các bài thơ như “Nam Công sơn”, “Bạch Đằng giang”… đều là vịnh về những cảnh trí non song gắn với sự kiện lịch sử, với những chiến tích hào hùng của ông cha. Lòng tự hào dân tộc được gửi gắm vào từng câu chữ của bài thơ.

“Lẻo lẻo doành xanh nước tựa dầu, Trăm ngòi ngàn lạch chảy về đâu. Rửa không thay thảy thằng Ngô dại, Dịa mọi lâng lâng khách Việt hầu. Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạnh đó, Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu. Bốn phương kình bằng thóc, Thong thả dầu ta bủa lưới câu”.

(Bạch Đằng giang)

Bài thơ “Bạch Đằng giang” là một trong những bài thơ hay nhất trong cả tập thơ. Sông Bạch Đằng là con sông thuộc thị xã Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Bắt nguồn từ Lục Đầu Giang, chảy ra cửa biển Nam Triệu, đây là dòng

sông gắn với cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta. Nơi đây đã ba lần vùi xác bọn phong kiến xâm lược phương Bắc. Con sông Bạch Đằng được biết đến như một chúng nhân lịch sử. Vào năm 938, Ngô Quyền giết được tướng nhà Nam Hán- Lưu Hoằng Tháo. Năm 980, cũng tại nơi đây Lê Đại Hành giết được tướng nhà Tống- Hầu Nhân Bảo. Năm 1288- Trùng Hưng thứ tư, Trần Quốc Tuấn bắt sống được Ô Mã Nhi, tướng nhà Nguyên. Chúng đều là những danh tướng lừng lẫy lừng lẫy của Trung Quốc sang Việt Nam với âm mưu xâm chiếm bờ cõi nhưng sông Bạch Đằng đã chôn xác chúng và làm chúng được phen kinh hãi. Con sông đúng là “chốn địa linh” đã ba lần chiến thắng chống giặc ngoại xâm thể hiện ý chí quật khởi của dân tộc ta. Để một trăm năm sau chiến thắng sông Bạch Đằng các dân tộc bước vào thời kì xây dựng kinh tế, vui hưởng thái bình đã đổi thay.

Hai câu thơ cuối:

“Bốn phương kình bằng thóc, Thong thả dầu ta bủa lưới câu”

Là niềm tự hào về đất nước, dân tộc với tư cách là vị quân chủ nhưng không hề thấy sự kiêu căng. Thay vào đó là tư thế thanh thản buông câu trên dòng sông chiến địa có phần mang dáng dấp của một thi nhân minh triết.

Đọc những vần thơ trên ta lại nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

“Sóc phong suy hải khí lăng lăng,

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng. Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc, Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng”.

(Bạch Đằng giang khẩu)

Các thi sĩ trong hội Tao Đàn đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên kì vĩ của đất nước với lịch sử hào hùng dân tộc. Sự kì vĩ của sông Bạch Đằng được tô đậm bao nhiêu thì chiến tích của ông cha ta, sự tự hào, tự tôn của dân tộc ta càng vẻ vang bấy nhiêu.

Nước ta đạo Phật khá phát triển, chùa chiền miếu mạo được xây dựng trên cả nước. Những ngôi chùa đền ấy đã trở thành cảm hứng sáng tác cho các thi sĩ thời Hồng Đức. Trong cảm quan lịch sử các thi nhân Tao Đàn ca ngợi những công trình linh thiêng này như ngợi ca dân tộc, một triều đại mang đậm dấu ấn của lịch sử:

“Kiền khôn vẹn thiểu một bầu đông, Nây nẩy siêu nhiên chỉn lạ lung. Hương vũ trăng thiền soi vặc vặc, Vân song tiu ngọc nện boong boong. Trì thanh leo lẻo ngư long hội,

Non diễu trùng trùng cẩm tú phong.

(Chùa Thiên Phúc)

Chùa Thiên Phúc tuy nhỏ nhưng đẹp vô cùng. Thiên nhiên hiện lên trong cảm quan lịch sử vừa có nét siêu thoát, nghiêm trang mà khỏe khắn, chân chất. Dưới ngòi bút tài hoa của các nhà thơ Tao Đàn tạo vật nơi này hiện lên vô cùng sinh động từ màu sắc âm thanh, đến đường nét và hình khối. Chúng quyện lấy nhau như một bản hợp xướng hài hòa trong một khung cảnh vừa trang nghiêm song lại rất diễm lệ.

Ở một bài thơ khác ta lại bắt gặp giữa chốn phồn hoa đô hội một vẻ đẹp lộng lẫy của một đạo quán:

“Là tuông dành quế chùa lai láng, Gấm trải đường hoa khách dập dìu”.

(Quán Trấn Vũ)

Đó còn là nét đẹp của một ngôi chùa cổ:

“Hoa nở châu rơi màu hổ phách, Rêu in cỏ mọc thức đồi mồi”.

Hay trong bài “Chùa Non Nước”

“Nơi gọi bồng nơi gọi nhược, Hai bên hợp làm non nước. Đá chồng hòn thấp hòn cao, Sóng trục lớp sau lớp trước. Phật hư vô cảnh thiếu thừa.

Khách danh lơi, buồm xuôi ngược. Vẳng nghe trên gác boong boong, Lẩn thẩn dưới chùa lần bước.”

Chùa Non Nước được lý giải khá độc đáo, đó là nơi bồng, nơi nhược hợp nhau mà thành. Cảnh chùa được các thi nhân nhìn với con mắt yêu đời nên mang một phong vị thật lạ lùng. Cảnh vật được nhìn với cặp mắt lạc quan nên cấu trúc câu thơ cũng thật khỏe khoắn 3/3 khác với giọng u trầm chốn thiên môn. Hai câu thơ: “Nơi gọi bồng nơi gọi nhược/ Hai bên hợp làm non

nước”giống như một bức tranh sơn thủy hùng tráng. Nước thì cuồn cuộn sóng

đuổi, non thì hùng vĩ cheo leo. Hai câu cuối tiếng chuông boong boong trên mái chùa vẳng lên làm con người chợt tỉnh giấc mộng mà “lẩn thẩn bước”. Đọc những vần thơ trong bài thơ này ta như thấy rõ được sự say đắm của họ trước cảnh tươi đẹp của thiên nhiên. Lòng tự hào dân tộc như nhìn rõ được sự đắm say của họ trước những thắng cảnh vừa mĩ lệ vừa hùng vĩ của tổ quốc.

Ngoài ra có thể kể đến nhiều những đền miêu, ngôi chùa trên lãnh thổ ở nước ta như đền Trấn Vũ, chùa Pháp Vân, chùa Non Nước, chùa Thiên Phúc…những công trình kiến trúc này không chỉ chứa yếu tố thẩm mĩ tráng lệ: “Trân trâu tráng lệ tâng tầng xếp, Kim ngọc đoan trang rực rỡ in.” mà còn thấy được sự linh thiêng cũng như dấu ấn chung của kiến trúc phương Đông. Như vậy, bằng việc miêu tả hệ thống đền chùa trong tập thơ HĐQÂTT không chỉ làm hiện lên cảnh đẹp giang sơn mà còn phần nào nói lên lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc ta.

Niềm tự hào về non sông gấm vóc được thể hiện dải dọc khắp chiều dài Đại Việt ta. Dù là cửa biển, dòng sông, ngọn núi, ngôi đền những cảnh vật ấy đều có hồn và uy linh giống như linh hồn của cả một dân tộc nhỏ mà vô cùng kiên cường gan góc, giàu đẹp. Có thể nói nhà vua Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn đã họa hình giang sơn bằng thơ văn. Đất nước trong hiện tại và trong quá khứ: “Lê Thánh Tông đã là một con người không phải đi tìm hình của nước mà là đi họa hình đất nước. Những bức tranh về Nam quốc, Nam thiên là một hình tượng đầu tiên có giá trị gây ấn tượng về non sông Tổ quốc mà nhà thơ

đã đem đến cho người đọc”[25,tr 11]. Như vậy trong tập thơ HĐQÂTT đã thể

hiện được tình cảm chân thực của các thi sĩ với cảnh vật thiên nhiên. Vịnh về thiên nhiên như một cách các thi sĩ gửi gắm tình yêu của mình vào đất nước, quê hương. Thiên nhiên ở đây chính là một phần của dân tộc, tượng trưng cho vẻ đẹp của dân tộc. Các nhà thơ đã có sự rung cảm chân thành để viết nên những câu thơ với mục đích ngợi ca dân tộc là như vậy.

Qua nghiên cứu có thể thấy, trong HĐQÂTT, thiên nhiên có vị trí đặc biệt quan trọng. Thiên nhiên không chỉ giao hòa cùng con người mà còn là một phần quan trọng giúp các thi sĩ thể hiện những tâm tư, cảm xúc, tình ý của mình. Thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho con người. Điều này thể hiện tình yêu thiên nhiên của các thi sĩ cũng như vị trí đặc biệt quan trọng của thiên nhiên đối với các thi sĩ của hội Tao Đàn. Tuy nhiên, xét từ điểm nhìn phê bình sinh thái, dường như các thi sĩ Hồng Đức hầu như chưa có ý thức tự giác sinh thái. Họ đề cao thiên nhiên, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, tìm thấy sự đồng nhất giữa thiên nhiên với vẻ đẹp của con người, của thời đại, của dân tộc. Nhưng thực tế, họ chưa đặt ra vấn đề bảo vệ thiên nhiên, chưa có ý thức sinh thái. Nếu như sự tương giao hài hòa giữa con người và thiên nhiên thể hiện thẩm mĩ sinh thái đẹp đẽ của các thi sĩ hội Tao Đàn thì những vần thơ đề vịnh phần nào vẫn mang đậm phong cách của nhà Nho khi viết về thiên nhiên, thiên nhiên bên cạnh là chính nó thì còn là đối tượng để các nhà Nho nói chí, tải đạo.

Tiểu kết

Tìm hiểu mối quan hệ thiên nhiên - con người trong HĐQÂTT, chúng tôi nhận thấy: thiên nhiên trong tập thơ phần nhiều là thiên nhiên ước lệ mang tính phổ biến của văn chương nhà Nho, của thơ Đường luật, nhưng vẫn mang tính dân tộc khá đậm nét. Dưới ngòi bút của các thi sĩ trong hội Tao Đàn, thiên nhiên - con người có mối quan hệ tương dung giao hòa cùng nhau. Điều này thể hiện rất rõ tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, tư tưởng hòa hợp “khí” của con người vào “khí” của vũ trụ.

Thơ thiên nhiên trong HĐQÂTT có sự xuyên thấm, hòa đồng với tinh thần dân tộc, với vẻ đẹp mĩ lệ của đất nước, với tinh thần triều đại Hồng Đức. Các bài thơ đề vịnh trong tập thơ đã vươn lên tầm thời đại chứ không bó hẹp trong sự thưởng ngoạn phong cảnh thuần túy. Xét từ quan điểm phê bình sinh thái, điểm tiến bộ trong những vần thơ đề vịnh này là thiên nhiên trong tập thơ được coi là biểu tượng cho những gì đẹp đẽ nhất của con người, của thời đại, của dân tộc. Con người vì đó mà trân trọng, yêu mến thiên nhiên, hướng tới sự hài hòa và thống nhất với vũ trụ và vạn vật. Đây là đặc điểm phong cách của HĐQÂTT nói riêng và của thơ trung đại nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu như hiện nay, để bảo vệ thiên nhiên, để bảo vệ sự sống của chính mình, con người cần có ý thức sinh thái rõ ràng hơn.

KẾT LUẬN

1. Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành đang phát triển rộng rãi và năng động trên thế giới hiện nay. Với sứ mệnh đặc thù của mình, phê bình sinh thái đã mở ra cho phê bình văn học một hướng phát triển mới và thú vị. Những vấn đề mà phê bình sinh thái đang rất quan tâm hiện nay là vấn đề luân lí học sinh thái, thẩm mĩ sinh thái, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, mơ hồ sinh thái… Luận văn đã tiếp thu một số thành tựu của phê bình sinh thái vào nghiên cứu HĐQÂTT, hy vọng bước đầu đã đem lại một số cách lí giải mới về tập tác phẩm quen thuộc này.

2. Từ góc nhìn phê bình sinh thái, luận văn đã phân tích HĐQÂTT ở hai khía cạnh chính: Hệ sinh thái trong tập thơ và Mối quan hệ thiên nhiên - con người trong tập thơ. Bằng ngôn ngữ mộc mạc các thi sĩ trong hội Tao Đàn đã tái hiện những bước chu chuyển của vũ trụ qua bức tranh thiên nhiên bốn mùa, qua vòng tuần hoàn tháng năm, ngày - đêm. Điều đó thể hiện sự tôn trọng tự nhiên, lắng nghe tiếng nói của tự nhiên của các thi sĩ trong tập thơ. HĐQÂTT cũng đã tái hiện hệ thực vật, động vật tương đối đa dạng phong phú gần gũi, đã phần nào thể hiện được sự đa dạng sinh học trong môi trường sống ở miền Bắc nước ta đương thời. Chúng ta đều biết, các thi sĩ trong hội Tao Đàn đều là những quần thần tin cậy của Lê Thánh Tông, đại đa số họ đều là quan chức của triều đình, đều sống trong không gian văn hóa cung đình. Dù vậy, trong những cuộc vui thi tửu của mình, họ vẫn ghi lại những loài động vật, thực vật bình dị và quen thuộc, họ đã dùng ngòi bút của mình để tái hiện nhịp thiên nhiên tuần hoàn… Điều này thể hiện rõ thẩm mĩ sinh thái đáng ghi nhận của các tác giả tập thơ.

3. Phê bình sinh thái vốn rất quan tâm tới mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Trong tập thơ này các thi nhân đã thể hiện rất rõ tình yêu thiên nhiên của mình. Các bài thơ có chứa những hình tượng thiên nhiên đã thể hiện sự dung nhập giao dung giữa thiên nhiên - con người. Vì dung nhập hài hòa với

vạn vật mà con người không chế ngự tự nhiên, trái lại họ luôn hòa vào môi sinh, thuận theo nhịp chu chuyển của đất trời. Trong quan hệ thiên nhiên - con người, các tác giả hội Tao Đàn coi thiên nhiên chính là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp: Thiên nhiên tượng trưng cho vẻ đẹp minh quân lương thần; Thiên nhiên tượng trưng cho xã hội thái bình thịnh trị; Thiên nhiên tượng trưng cho vẻ đẹp đất nước. Điều này thể hiện sự tôn sùng tự nhiên của văn hóa văn học Việt Nam thời trung đại. Cũng cần lưu ý rằng, dù tôn sùng tự nhiên, yêu thiên nhiên nhưng các tác giả hội Tao Đàn chưa đặt ra vấn đề sinh thái. Họ cũng chưa có ý thức rõ ràng trong vấn đề bảo vệ môi sinh.

4. Cho dù những sáng tác của Lê Thánh Tông và các thi sĩ trong hội Tao Đàn ra đời cách đây từ rất lâu, nhưng khi nhìn lại các tác phẩm ấy dưới góc nhìn sinh thái chúng ta vẫn thấy được ý nghĩa thời sự của nó trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu hiện nay. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, với lối hối hả của khoa học công nghệ, chúng ta đã phá hủy tự nhiên, đã coi thiên nhiên là công cụ để phục vụ cho cuộc sống của mình. Những tác phẩm trong HĐQÂTT góp phần hình thành trong chúng ta ý thức sinh thái tốt đẹp: đề cao chỉnh thể sinh thái, tôn trọng sự đa dạng sinh học, tuân theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên, sống hài hòa tương giao cùng thiên nhiên, thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tôn trọng thiên nhiên. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận ra được hạn chế nhất định của văn chương nhà Nho khi viết về tự nhiên, đó là tính chất đề vịnh, là việc mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về cảm xúc tình cảm của mình một cách thái quá. Để từ đó hình thành ý thức thẩm mĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồng đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 82 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)