8. Bố cục luận văn
3.2.2. Thiên nhiên tượng trưng cho xã hội thịnh trị, an yên
Dưới thời kì vua Lê Thánh Tông trị vì, nhà nước Đại Việt đạt được nhiều thành tựu trên mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội, đến quân sự, giáo dục... Có thể coi đây là thời kì hoàng kim nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả Quỳnh Cư và Đỗ Đức Hùng đánh giá: “Lê Thánh Tông là ông vua ở ngôi gần như lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Nhưng điều đáng nói không phải vì ông ở ngôi lâu mà vì những đóng góp của triều vua này vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt cường thịnh thời đó”[24, tr41]
Cũng dưới thời Hồng Đức, Bộ Luật Hồng Đức được ban hành và được coi là bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì chế độ phong kiến Việt Nam, không những góp phần quan trọng làm hưng thịnh đất nước, mà còn xác lập những trật tự mới trong xã hội. Nền giáo dục phong kiến thời kì này cũng phát triển rất mạnh mẽ chính vì vậy mà văn học rất phát triển.
Đặc biệt, trong không khí thái bình thịnh trị của thời đại Hồng Đức văn hóa nghệ thuật được nhà vua khuyến khích phát triển nhất là sáng tác thơ Nôm đường luật. Trong HĐQÂTT có khá nhiều bài thơ được các thi nhân trong Hội Tao Đàn gửi gắm vào các hình ảnh thiên nhiên để tụng ca chế độ phong kiến.
Trong chùm thơ Vịnh năm canh các thi sĩ Tao Đàn đã thể hiện rõ điều này. Chùm thơ không chỉ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp, sự chuyển biến tinh tế của thiên nhiên mà còn thấy được sự chuyển vận của con người trong đó bằng những bức tranh sinh hoạt thường ngày của nhân dân dưới triều đại Hồng Đức. Và chắc chắn, đó là một triều đại thịnh trị an yên:
“Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh, Ban khi trống một mới thu canh. Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc, Sườn núi chim gù ẩn lá xanh. Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,
Dâng hương nọ kẻ nện chày kình. Nhà nam nhà bắc đều no mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình”.
(Nhất canh)
Qua cách cảm nhận cụ thể về cảnh sắc của làng quê lúc chập tối ta dễ dàng nhận thấy cảm xúc chủ đạo bao trùm cả bài thơ là tâm trạng vui vẻ. Mọi hoạt động diễn ra tái hiện một xã hội thái bình, thịnh trị. Bức tranh làng quê ấy có màu sắc (sương bạc, lá xanh), có âm thanh (tiếng trống thu canh, tiếng mõ ngoài điếm canh, tiếng chim gù trong lá, tiếng chuông chùa niệm Phật…), có sự chuyển vận của cảnh vật từ “trời mọc đẩu tinh” sang “đầu nhà lan khói tỏa” và đến sườn núi chim gù, có cả hành động của con người (tuần điếm khua mõ, kẻ nọ dâng hương…). Chỉ cần đọc hai câu thơ cuối: “Nhà nam nhà bắc đều no
mặt, Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình” ta cũng thấy được tư tưởng, thái độ của
tác giả trước hiện thực xã hội. Hai câu thơ không tả thực nhưng qua các hình ảnh thiên nhiên được các thi nhân vẽ lên thì qua bức tranh ấy ta hiểu nói lên một điều rất thực về xã hội: trong tất cả mọi người đều có một khúc ca của một ngày mới cất lên ấy là khúc ca thái bình. Nếu cả bài thơ giống như một khúc ca thái bình thịnh trị, thì hai câu thơ cuối giống như những nốt cao ở cuối bài hát, đó là nốt cao trào với âm thanh tươi vui rộn rã nhất.
Cuộc sống thái bình thịnh trị của đất nước còn được ngợi ca thông qua những bài thơ vịnh về các tháng trong năm:
Trong cơ giao thái khéo tương nhân, Đẩu bính kìa kìa đã chỉ dần.
Thế giới một bầu vây thụy khí,
Giang sơn tám bức đượm dương xuân. Dâng tâu tiếng nhạc ran đòi chập, Tưới khắp mùi thơm biết mấy lần. Cõi thọ thênh thênh, càng khỏe bước,
Muôn vàn toàn đội đúc hồng quân.
Hay trong bài vịnh về tháng năm, thi sĩ miêu tả về cảnh vật tươi sáng, cuộc sống tươi vui, rộn ràng không khác nào mùa xuân:
Tam quang choi chói sắc chiêu minh, Nay nảy đoan dương giữa tiết lành. Rành rạnh tiền sen doành bích thủy, Rỡ ràng gấm lựu chốn kinh thành. Gió nhân vỗ khắp nhuần muôn họ, Cầm thuấn lừng đưa phỉ mọi tình. Thay thảy dưới trên mừng náo nức, Thơ dâng ca tụng động đạn đình.
(Tháng Năm)
Sự ấm no, hạnh phúc thuộc về mọi người, mọi nhà chứ không phải của riêng ai: “Gió nhân vỗ khắp nhuần muôn họ”, “Thay thảy dưới trên mừng
náo nức”, “Giang sơn tám bức đượm dương xuân”. Khắp nơi chốn chốn cả
nhân gian dưới triều đại này đều sống trong bầu không khí náo nức, tưng bừng khí thế của một cuộc sống hòa bình, thịnh vượng. Dưới triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh nhất trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, người dân chính là đối tượng được vương triều quan tâm nhất của vua chúa triều Lê. Nhân dân được hưởng hạnh phúc yên vui thực sự chứ không phải sự giả tạo, phô trương do triều đình rêu rao. Bất cứ vào thời gian nào, ở nơi đâu niềm vui ấy luôn có:
“Nghiêm minh đức ý vang rộng,
Nhuần gọi lừng lừng khắp bốn phương”
(Tháng Hai)
Tất cả mọi người chung với niềm vui sướng của đất nước:
“Nghêu ngao nọ lũ bơi chèo quế, Đủng đỉnh kìa ai dõi tiếng chầy”
Ngoài chùm thơ “Vịnh năm canh” và vịnh tháng, trong nhiều bài thơ khác các tác giả dưới thời Hồng Đức cũng lấy hình ảnh thiên nhiên để ca tụng triều đại mình:
“Ló lên thường thấy khác thường tình, Có vẻ cao hòa, có vẻ thanh.
Lầu ngọc gương giơ soi mọi nước, Tán vàng xe gác ruổi năm canh”.
(Họa vần bài vịnh trăng I)
Tập thơ HĐQÂTT có xu hướng đồng nhất đất nước, dân tộc với triều đại phong kiến. Thực tế lịch sử đã chứng minh giai cấp phong kiến đương thời đã đưa đất nước phát triển tới đỉnh cao của sự thịnh vượng. Vương triều phong kiến dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông xứng đáng được đề cao và tôn vinh trong lịch sử dân tộc.
Có thể thấy âm hưởng chung của tập thơ HĐQÂTT là ngợi ca đất nước, con người Đại Việt hay nói cách khác là tụng ca chế độ phong kiến thời kì này với sự phát triển cực thịnh. Những hình ảnh và biểu tượng thiên nhiên đã góp phần đắc lực vào việc thể hiện nội dung đó.