8. Bố cục luận văn
1.2.2. Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái
Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái (Eco-holism) chính là tư tưởng cốt lõi, là lập trường căn bản của phê bình sinh thái. Nó là một quan điểm mới của các nhà phê bình sinh thái, đối thoại với chủ nghĩa nhân loại trung tâm coi con người là linh hồn của vạn vật, thống trị vạn vật vốn rất thịnh hành trước đây. Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái coi hệ sinh thái là một chỉnh thể, chủ trương bảo vệ lợi ích của chỉnh thể hệ sinh thái, lấy việc có lợi hay không đối với sự hài hòa, cân bằng, ổn định của chỉnh thể hệ sinh thái để đánh giá liệu hành vi của cá nhân con người, xã hội, tập thể có phù hợp với tiêu chuẩn của chủ nghĩa sinh thái hay không.
Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái trước hết phản đối chủ nghĩa nhân loại trung tâm. Từ chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái nhìn nhận, con người và tất cả các loài động vật, thực vật, núi non, sông ngòi, ao hồ, biển cả trong tự nhiên đều chỉ là một bộ phận của chỉnh thể hệ sinh thái; tất cả vạn vật đều bình đẳng, lợi ích của chỉnh thể sinh thái cao hơn lợi ích của mỗi cá thể.
Đặc biệt, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái không tán đồng chủ nghĩa sinh thái trung tâm, bởi vì theo tiêu chí của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái, chủ nghĩa sinh thái trung tâm vẫn cứ giả định một cái là trung tâm. Nhưng bản chất của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái chính là chủ trương vạn vật bình đẳng trong hệ sinh thái và không tồn tại nhân tố trung tâm.
Theo tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy, tư tưởng chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái có ba nội dung chính: Mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong hệ thống sinh thái; tất cả đều có tác dụng của mình trong hệ thống sinh thái; không có “bữa trưa miễn phí” trong hệ thống sinh thái.
Bà cũng cho rằng: “Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái nỗ lực đi tìm mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cho đến việc nhân loại nên xem xét lại giá trị và định hướng hành vi của mình như thế nào. Tiếp nhận gợi ý của sinh thái học hiện đại, chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái yêu cầu quan tâm đến toàn bộ hệ thống sinh thái từ phương diện đạo đức, tạo nên một thế giới quan sinh thái, phương pháp luận sinh thái và giá trị quan sinh thái hoàn
toàn mới mẻ.” [32, tr38]
Đứng từ quan điểm của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy được sự đa dạng sinh học được tái hiện trong HĐQÂTT. Chúng ta cũng phần nào thấy được mối quan hệ bình đẳng giữa các loài động vật, thực vật, con người trong hệ sinh thái.