8. Bố cục luận văn
3.2. Thiên nhiê n đối tượng đề vịnh
Thiên nhiên trong thơ ca trung đại được cảm nhận như một chủ thể có tâm sự, có phẩm chất, có đạo đức. Trong sáng tác của các nhà Nho, không gian thiên nhiên trở thành môi trường lí tưởng để gửi gắm cảm xúc của các thi sĩ. HĐQÂTT là một trong những tập thơ thể hiện điều này. Nhà vua Lê Thánh Tông cùng các thi nhân của hội Tao Đàn coi thiên nhiên giống như một đối tượng thẩm mĩ để qua đó gửi gắm những phát ngôn của mình về cuộc đời, thế thái. Chính vì vậy mà trong tập thơ này ta thấy số lượng lớn các bài thơ vịnh về thiên nhiên. Theo GS.TS Trần Nho Thìn, “Thơ đề vịnh trước hết là thơ nói chí của nhà Nho, nhân vật đạo đức - chính trị, người nhìn thấy ở các hiện tượng thiên nhiên một biếu tượng cho nhân cách đạo đức. Tùng (thông) giữa tiết trời mùa đông lạnh giá vẫn ngạo nghễ xanh tươi; hoa cúc riêng nở vào mùa thu khi các loài hoa khác tàn tạ; hoa lan là giống hoa đầu tiên báo hiệu xuân về; cây trúc thân đứng thẳng, không cong vẹo uốn éo như các loài cây khác… Các loài cây, loài hoa này dường như mỗi loài có một nét độc đáo, song đều gặp gỡ nhau ở khí tiết hiên ngang, ở vẻ hiên ngang bất khuất, ở khả năng dám đi ngược dòng đời đã được nhà Nho chọn làm biểu tượng cho
phẩm chất, nhân cách,bản lĩnh họ”.[31, tr 109]
Nói về thơ đề vịnh thiên nhiên trong HĐQÂTT, tác giả Trần Quang Dũng trong bài viết Thơ đề vịnh Thiên nhiên trong HĐQÂTT nhận định: “Thơ thiên nhiên trong HĐQÂTT phần nhiều được lựa chọn theo các khuôn mẫu nghệ thuật ước lệ của văn chương Nho giáo, của thơ Đường luật … tuy số lượng bài thơ thiên nhiên trong tập thơ khá phong phú nhưng đề tài lại hạn định, đơn điệu… Hơn thế, trong nhiều trường hợp, thiên nhiên trong tập thơ chỉ còn là cái cớ để các nhà thơ tán dương công đức của “minh quân lương