8. Bố cục luận văn
1.3.4. Khái quát về tập thơ HĐQÂTT
Tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời dưới thời Hồng Đức vào nửa cuối thế kỉ XV. Thời đại Hồng Đức là niên hiệu dưới triều Lê Thánh Tông. Ông được đánh giá là vị vua anh minh lỗi lạc và cũng chính là vị vua đã đưa triều đại phong kiến phát triển lên tới đỉnh cao cực thịnh. Dưới thời đại Hồng Đức đất nước phát triển về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội, giáo dục. Đặc biệt dưới thời đại Hồng Đức văn hóa nghệ thuật được nhà vua khuyến khích phát triển nhất là sáng tác thơ Nôm Đường luật, bằng chứng cụ thể là sự ra đời của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập.
Tác giả của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là những nhân sĩ trong Hội Tao đàn. Hội Tao đàn được thành lập vào năm 1495, là tổ chức sáng tác thơ và bình thơ do vua Lê Thánh Tông đứng đầu. Sự ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu một bước tiến của thơ ca cung đình được gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú” tức 28 ngôi sao trên đàn văn chương. Vua Lê Thánh Tông là vị vua không chỉ có tài trị quốc mà còn là vị vua có tâm hồn thi sĩ. Người đã cổ súy việc bình thơ và sáng tác thơ, tạo điều kiện cho thơ ca phát triển. Được sự khuyến khích của nhà vua các nhân sĩ thời Hồng Đức đều hăng say sáng tác thơ, những bài mang tính chất vịnh được xác định là của các văn thân song rất khó xác định một cách chính xác ai đã viết bài nào.
Như vậy, có thể xác định tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là tập hợp những sáng tác của vua Lê Thánh Tông và nhiều tác giả trong Hội Tao Đàn. Toàn bộ tập thơ gồm 328 bài thơ, chia thành 5 phần: Thiên địa môn gồm 59 bài vịnh về thời tiết, trời đất; Nhân đạo môn gồm 46 bài vịnh các nhân vật lịch sử, nói về đạo trung hiếu;
Phong cảnh môn gồm 66 bài vịnh cảnh trí thiên nhiên, di tích lịch sử; Phẩm vật môn
gồm 69 bài vịnh cảnh vật nói chung như loài cây, loài vật, vật dụng; Nhàn ngâm chư
Tiểu kết
Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành có ý nghĩa khá quan trọng trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu. Phê bình sinh thái đã phát triển ngày càng mạnh mẽ và lan rộng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở chương này, luận văn đã làm rõ khái niệm phê bình sinh thái cũng như vài nét về tiến trình phát triển của phê bình sinh thái. Nghiên cứu phê bình sinh thái có thể xuất phát từ rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi quan tâm đến ba vấn đề: thẩm mĩ sinh thái, thẩm mĩ phi sinh thái và chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái.
Trong thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc bởi ba hệ tư tưởng chính là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong văn hóa, văn học thời kỳ này cũng chịu sự tác động rõ rệt của hệ thống tư tưởng đó. Trong ba hệ tư tưởng này, Đạo giáo được coi là hệ tư tưởng tiến bộ nhất trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên: Đạo giáo thừa nhận vạn vật vạn sự trong vũ trụ đều có tính hợp lí của bản thân nó và đều bình đẳng với nhau; Đạo giáo chủ trương “vô vi” và coi con người là một bộ phận của tự nhiên; Đạo giáo chủ trương con người nên yêu thương và bảo vệ thiên nhiên, duy trì mối quan hệ tương giao hài hòa với thiên nhiên, thuận theo quy luật khách quan của tự nhiên. Ý thức sinh thái tích cực của Phật giáo là quan điểm bình đẳng, thương sinh, bác ái, thấu nhập. Ý thức sinh thái tích cực của Nho giáo là lí tưởng “thiên nhân tương dữ, giao hòa”, là việc đề cao vị trí đặc biệt quan trọng của tự nhiên. Nhưng cũng cần bổ sung rằng, cả Phật giáo và Nho giáo “đều lấy thiên nhiên làm sự phản chiếu tưởng tượng, khát vọng và nhận thức của con người”. Và như vậy, ít nhiều nó vẫn mang tính nhân loại, vì nhân loại.
HĐQÂTT là một tập thơ Nôm lớn của văn học Việt Nam trung đại ở thế kỷ XV, trong một bối cảnh văn hóa, chính trị, giáo dục đặc biệt. Với hơn 1/3 số bài thơ viết về thiên nhiên, HĐQÂTT đối tượng nghiên cứu quan trọng của luận văn này.
Chương 2
HỆ SINH THÁI TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP
Theo thống kê, HĐQÂTT có 141 bài thơ đề vịnh thiên nhiên, trong đó gồm 4 bài vịnh Tết Nguyên Đán, 10 bài vịnh Năm canh, 16 bài vịnh Bốn mùa, 12 bài vịnh Mười hai tháng, 37 bài vịnh Phong hoa tuyết nguyệt, 17 bài vịnh Tiêu Tương Đào Nguyên bát cảnh, 13 bài vịnh Sơn thủy, 9 bài liên quan đền chùa miếu mạo, 23 bài vịnh loài cây cảnh. Như vậy, số bài thơ vịnh về thiên nhiên chiếm tới 43% tổng số bài trong toàn tập thơ. Từ góc nhìn phê bình sinh thái, ở chương này, luận văn sẽ đi sâu phân tích hệ sinh thái trong tập thơ thể hiện ở sự đa dạng loài thực vật, động vật và đặc điểm của nhịp thiên nhiên.
2.1. Hệ thực vật
Những bài thơ trong HĐQÂTT hầu hết đều là các bài thơ đề vịnh. Tuy vậy, qua những bài thơ đề vịnh này, chúng ta được biết đến một hệ sinh thái với nhiều loài thực vật quen thuộc trong môi trường tự nhiên của Việt Nam. Giống QÂTT của Nguyễn Trãi, số lượng bài viết về tùng, cúc, trúc, mai trong HĐQÂTT khá nhiều (tùng được nhắc 8 lần, cúc: 5 lần, trúc: 15 lần, mai: 21 lần). Ví dụ các bài:
Hoa cúc, Mai thụ, Lão mai, Tảo mai, Họa mai, Lại vịnh hoa mai vẽ, Thủy
trung mai, Trúc thụ, Tùng thụ, Quân tử trúc trong phần “Phẩm vật môn”.
Chẳng hạn bài Mai thụ:
“Trội cành nam chiếm một chồi
Tin xuân mãi mãi điểm cây mai
Tinh thần sáng, thuở trăng tĩnh Cốt cách đông khi gió thôi
Tiết cứng trượng phu thông ấy bạn
Nết trong quân tử trúc là đôi
Nhà truyền thanh bạch giăng từng khối Phỉ xưng danh thơm đệ nhất khôi”.
Trong bài thơ này, thi sĩ vịnh về cây mai và nhắc đến tên của ba loại thực vật thường xuất hiện trong văn chương nhà Nho, đó là mai, trúc, thông. Cây mai gốc già cằn cỗi, cành lá khẳng khiu mà cốt cách thanh cao, tinh thần cứng cỏi được xem là hoa của bậc tiết tháo.
Ở một bài thơ khác, các thi sĩ nói về cây mai như là biểu tượng của mùa xuân đến sau những ngày đông lạnh giá:
“Xuân thêm cốt cách hương càng bội Tuyết giúp tinh thần ngọc hãy còn Kể mặt hay thông đều bạn tác,
Theo chân chiếm bảng những em con Tiết là đá sắt thêm khoe muộn,
Sực nức danh thơm kiếp chẳng mòn”.
(Cây mai già)
Bên cạnh tả về cây mai, bài thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng: Cây mai
ở đây chính là biểu tượng người quân tử, thể hiện qua các từ ngữ như: cốt cách, tinh thần, tiết, danh thơm…
Trong HĐQÂTT hình ảnh trúc được khắc họa một cách nổi bật về hình thức đồng thời được các tác giả thể hiện như một sinh thể có linh hồn, cốt cách:
“Kì viên dưỡng dục nẻo sơ đông Dạn mặt đầu canh thuở gió rung. Giá chẳng xâm, hay tiết cứng, Trăng những tỏ, biết lòng không?
Đài Vương tử vắng, nhàn xoang phượng, Chầm Cát pha thanh dễ hóa rồng
Thiên hạ tri âm, hay có mấy? Mai thì ngự sử, đại phu tùng”.
Hay:
“Giống lạ Giang - nam đã được dành, Một mai năng chiếm được cao danh Lòng không chẳng vả phô niềm tục Khi cứng hằng thìn một tiết thanh Sớm còn đeo chim phượng đỏ Khuya chờ mọc cháu rồng xanh Kham chi thế gọi là quân tử Sương tuyết nào hề bén mình”.
(Trúc quân tử)
Trúc là loài thực vật được đề vịnh trong cả hai bài thơ kể trên. Loài trúc có đặc điểm chung là: ruột rỗng, dáng thẳng, trong những ngày đông tháng giá, khi các loài cây khác đều rụng hết lá, khô cằn tàn tạ thì trúc vẫn xanh tươi. Đây là đặc điểm tự nhiên của loài trúc. Dưới con mắt của các nhà Nho, trúc không chỉ có sức sống bền bỉ trước thiên nhiên khắc nghiệt mà còn là loài cây thanh cao và tao nhã:“Dáng trúc thanh thoát, lá trúc mềm mại, hình ảnh trúc luôn gợi lên nét đẹp thanh tú. Đốt trúc rỗng thể hiện sự trong sáng ngay
thẳng khiêm tốn không vụ lợi” [19].
Hình ảnh “Tùng” trong thơ Nguyễn Trãi là biểu tượng cho khí phách, cho tài lương đống của bậc trượng phu:
“Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng”
(Tùng)
“Tùng thụ” của tác giả thời Hồng Đức thể hiện tầm vóc sừng sững tạo thành không gian rợp cả hư không đúng với đặc điểm sinh học của nó: “Loại cây này mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ, sức chịu đựng khí hậu, mọc ở những nơi khô cằn, đất thiếu dinh dưỡng, nhưng sức sống của cây thì rất mãnh liệt, luôn vươn
“Tán xanh rợp rợp ngợp hư không Qua mấy trăm thu thuở bão bùng Tiết cứng chẳng kín hương tuyết bẽn Tài cao dương để miếu đường dùng Kì viên giống lạ nào so kịp
Dữ Lĩnh danh thơm dễ sánh cùng? Ngượng thấy tam công đeo chức trọng “Đại phu” há những chịu Tần phong”
Cây tùng có tầm vóc thật hùng vĩ, tán lại xanh che rợp cả hư không khiến người đứng ngoài nhìn vào thấy mình thật nhỏ bé.
Hoa cúc dưới con mắt tinh tế của các thi nhân thời Hồng Đức là loài hoa đặc trưng của mùa thu, có hương, có sắc:
“Nết na nhẵn mịn khác chưng loài Chiếm được thu chơi ít có hai Hương ắt chín nhiều, vàng chín cỏ Tuyết đà chăng nhiễm, bạc chăng phai”
(Cúc hoa)
Bên cạnh tùng, cúc, trúc, mai, trong HĐQÂTT, loài sen cũng được các thi sĩ Tao Đàn đặc tả. Có tới 7 bài viết về sen: Liên, Lại vịnh sen, Phong liên, Tình liên, Nội liên, Lão liên, Quan tử liên đồ.
Trong bài Phong liên tác giả viết:
“Chẳng bén lầm nhơ của khác thường Nhìn khi gió cả lạ nhiều dường
Vật vờ Thái - dịch nghìn tầng biếc, Sực nức Tây hồ mấy dặm hương. Cá hớp nhị vàng lừa sóng,
Rùa giày nhương ngọc động gương. Có phen trời thanh vằng vặc,
Loài cây dân dã này đã có sự gắn bó mật thiết với cuộc sống mỗi gia đình Việt. Dưới ngòi bút của các thi sĩ trong hội Tao Đàn loài sen hiện lên là một loài cây mọc lên giữa chỗ bùn đất “lầm nhơ” nhưng lại có vẻ đẹp và hương thơm thoát tục “Sực nức Tây hồ mấy dặm hương”, có nhị vàng đẹp đẽ và những chồi lá xanh lục mát mắt. Dù là thơ đề vịnh nhưng các tác giả đã thâu tóm được đặc điểm cốt lõi của loài thực vật này, đồng thời đặt nó trong môi sinh của chính nó, trong mối quan hệ với loài cá, loài rùa. Rõ ràng các tác giả phải có sự quan sát thực tế cuộc sống mới có được những vần thơ như thế về loài sen.
Ngoài những hình ảnh về các loại cây mang màu sắc ước lệ của Đường thi, chúng ta còn tìm thấy trong HĐQÂTT những loài thực vật nhỏ bé, “bình dị”, những loài thực vật “lạ” có mối quan hệ mật thiết với đời sống của con người Việt Nam như: cỏ (19 bài), hòe (4 bài), lau (4 bài), rêu (3 bài), dừa (2 bài), dưa (1 bài), mít (1 bài), cải (1 bài), chuối (1 bài), củ ráy (1 bài), mướp đắng (1 bài), dâu (1 bài), măng (2 bài), me (1 bài), đào(1 bài), mận (1 bài), cau (2 bài), tre (1 bài)… Những loài thực vật này không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là đối tượng thẩm mĩ trong các bài thơ của HĐQÂTT. Dưới đây là hình ảnh loài cải trong thơ các thi sĩ Hồng Đức:
“Nhà ta có cải vãi nơi nương
Đất phúc sinh thành của lạ thường Áo đã tương xanh, tương thức lục Đầu chăng đội bạc, đội hoa vàng”
(Rau cải)
Bài thơ vịnh về một trong những loài rau rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam: cây cải. Sự khéo léo đưa vào trong thơ hình ảnh “Áo đã tương xanh, tương thức lục/ Đầu chăng đội bạc, đội hoa vàng” đã giúp người đọc hình dung ra màu xanh lục quen thuộc của lá cải và màu hoa vàng rực rỡ của loài cây này. Biện pháp nghệ thuật đối cấu trúc, đối từ loại được vận dụng đã làm nổi bật đặc điểm của cây cải, đồng thời tô lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên.
Ngoài ra, các loài thực vật chưa từng xuất hiện hoặc số lần xuất hiện rất ít ỏi trong văn chương trung đại cũng xuất hiện trong tập thơ của Hội Tao Đàn với sự hóm hỉnh, tự nhiên, dung dị:
“Kẻ hái rau tần, nước bọt se
Chẳng thương bồ liễu phận le te”
(Lại vịnh nắng mùa hè)
“Nảy nảy khoai, chỉn giống làng Vun trồng đã cậy cỏ xanh xanh”
(Khoai)
Các thi sĩ trong hội Tao Đàn đã phát hiện ra chất thơ trong những loại quả hết sức bình thường gần gũi, gắn bó với đời sống của những người nông dân dưới triều đại Hồng Đức như dưa, mít, dừa:
Ngọt bằng mít, mát bằng dừa,
Trợ khát nào qua một quả dưa?
Mùi mẻ ngon, người dễ trọng, Tinh thần lạ, thế đều ưa.
Lòng son thờ chúa niềm chăng trễ, Áo lục truyền nhà lộc có thừa. Nhân quả nhiều, vì trồng đất phúc, Đời đời con cháu thịnh hơn xưa.
(Quả dưa)
Những thuộc tính của quả dưa được các tác giả tái hiện khá chân thực: “lá xanh, nhiều lộc”, “quả nhiều”, quả “ngọt”, “mát”, “trợ khát”,
“mùi mẻ ngon”, ruột đỏ. Như vậy, dù có được đề vịnh vì mục đích gì đi
chăng nữa thì trước hết các thi sĩ đã tái hiện được rất chân thực đặc điểm của một loài cây ăn quả phổ biến, một đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận qua những bài thơ này, ngoài việc nói về thực vật các tác giả Hồng Đức còn nói chí. Bài thơ vì thế cũng mang tính khẩu khí.
Hay trong bài thơ Cây chuối tiêu, tác giả đã tái hiện hình ảnh cây chuối tiêu vốn rất quen thuộc ở vùng khí hậu nhiệt đới:
Thú nửa lâm tuyền, nửa thị thành, Vun trồng, toàn đội đức cao xanh. Dọc giơ gươm đẩu kinh cuồng khấu, Lá cuốn cờ xuân tượng thái bình. Trong sạch xưa sau ấy tiết,
Móc mưa nhuần gội trong mình. Đành hay giống cố phù nước, Con cháu đời đời dõi đĩnh sinh.
(Cây chuối tiêu)
Cây chuối là một loài cây khá phổ biến, dễ trồng xuất hiện nhiều trong vườn của nhà nông. Vậy mà những cây bút xuất thân từ tầng lớp trí thức, trong không gian văn hóa cung đình lại miêu tả khá kĩ và chi tiết đến về nó: môi trường sống của nó là “nửa lâm tuyền, nửa thị thành”, khi được chăm sóc kĩ lưỡng thì cây trở nên xanh tươi, sống lá thẳng tắp để “lá cuốn cờ
xuân tượng thái bình” và khi mưa xuống đất đai ẩm là môi trường lí tưởng để
chuối non mọc ra “Con cháu đời đời dõi đĩnh sinh”.
Rồi đến cả những loài thực vật được cho là “thừa thãi”, không đem lại lợi ích cho con người thì dưới tứ thơ của các thi nhân dưới triều Hồng Đức nó vẫn mang nét hấp dẫn, đầy sức sống của một thực thể loài như: cỏ (được nhắc 20 lần trên tổng số 20 bài thơ), lau (nhắc tới 4 lần), rêu (nhắc đến 2 lần):
Đầu ngàn, êu ểu cỏ xanh om,
Thả thả, chăn chăn, ít lại nom.
(Vịnh người chăn trâu)
Lau chổng bãi nam ngàn dặm rợp,
Nhạn về, ải bắc mấy hàng bày.
Đồn rằng huyện Ngọc có kênh Trầm, Tuy hẹp le vui hết mấy rằm.
Gò nổi xương trâu rêu lún phún,
(Kênh Trầm)
Cỏ là loài cây quen thuộc ở những vùng miền nhiệt đới. Sức sống của loài cây này rất mãnh liệt: mọc ở bất cứ khu vực nào, sinh trưởng mạnh mẽ. Nguyễn Du- một nhà thơ lớn của dân tộc ta cũng đã từng nhắc đến loài thực vật này trong những trang thơ khi viết về Kiều:
“Cỏ non xanh rợn chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều)
Như vậy HĐQÂTT đã tái hiện một số lượng không nhỏ các loài thực