8. Bố cục luận văn
3.2.1. Thiên nhiên tượng trưng cho vẻ đẹp minh quân lương thần
Thời vua Lê Thánh Tông được coi là thời đại hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà vua đã tiến hành một loạt cải cách đưa đất nước Đại Việt vào thời kì phát triển thịnh trị. Dưới triều Lê nhân dân ca ngợi cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đất nước:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa tốt đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
Nhà Lê được đánh giá là triều đại được lòng dân nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Dưới triều Lê Thánh Tông đất nước thịnh trị, thái bình, nhà vua anh minh, tài giỏi, yêu nước thương dân. Do đó muôn dân được hưởng an vui, hạnh phúc. Tập thơ HĐQÂTT đã dành một phần lớn những trang thơ để ca ngợi minh quân.
Mở đầu phần “Nhân đạo môn” là bức tự họa về một vị vua lí tưởng:
“Lòng vì thiên hạ những sơ âu, Thay việc trời, dám trễ đâu. Trống dời canh còn đọc sách, Chiêng xế bóng, chửa thôi chầu. Nhân khi cơ biến xem người biết, Chửa thuở kinh quyền xét lẽ mầu, Mựa biểu áo vàng chăng có việc, Đã muôn sự nhiệm trước vào tâu.
(Tự thuật)
Đây là bài tự thuật của vua Lê Thánh Tông nói lên trách nhiệm của ông vua trị vì một nước. Dưới chế độ phong kiến, vua được coi là sự thiêng liêng, kính trọng của muôn dân vì nắm giữ toàn bộ quyền lực. Nhất là trong thời loạn với thói xa hoa, trụy lạc và tàn bạo của vua chúa khiến muôn dân căm ghét và oán giận. Nhưng ông vua trong bài Tự thuật này thì lại không như vậy luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho muôn dân vì vậy mà canh cánh trong lòng trách nhiệm lớn lao trên vai: “Trống dời canh còn đọc sách/ Chiêng xế
mới có thể hi sinh bản thân nhiều đến vậy. Thật đúng với lời ngợi ca của học sĩ Đào Cừ: “Từ khi đức vua lên ngôi, trong ngoài đều phục, mưa nắng thuận
hòa, dân yên vật thịnh”[24, tr21]
Cũng giống như nhiều thi nhân khác, các tác giả thời Hồng Đức miêu tả thiên nhiên cũng chính là để tưởng nhớ, ngợi ca các bậc anh hùng hào kiệt của đất nước, để phát biểu những liên tưởng mang ý nghĩa triết học về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, để suy tưởng về những vấn đề lớn lao của dân tộc.
Trong nhiều trường hợp, thiên nhiên trong tập thơ là cái cớ để các thi nhân tán dương “minh quân lương thần”. Ở chùm thơ xướng họa về trăng (10 bài), các thi sĩ trong Hội Tao Đàn đã thông qua việc miêu tả ánh trăng, xưng tụng trăng, ca ngợi trăng để ca ngợi vua, ca ngợi sự tài giỏi, cao cả vĩ đại, sáng suốt của vua:
“Khuôn cả treo lên khéo hữu tình,
Hòa cao, hòa sáng vuỗn hòa thanh. Gương giơ vằng vặc soi muôn dặm, Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh… Ngẫm xem khí tượng hình dung ấy, Chợt ló ra thì lạt chúng tinh”
(Nguyệt)
Hay:
“Suốt nhân gian khắp mọi tình, Cao vòi vọi, sáng thanh thanh Đúc muôn tượng lại và phần bóng, Thu chín châu về một khắc canh. Nhiều thưở rây vàng tương gác đỏ, Ghê phen nhả ngọc thếp cung xanh. Càng cao càng sáng trên ngôi ấy, Càng tỏ huân danh đấng tướng tinh”.
Tả trăng với ánh sáng lan tỏa khắp mọi nơi, các nhà thơ Hồng Đức đã tìm thấy mối giao hòa tuyệt đối giữa thiên nhiên và con người, giữa cái “khuôn cả” với ngôi báu của bậc chí tôn nói cách khác là họ đang ca ngợi vị minh quân của mình. Cái bóng tỏ “làu làu”, cái ánh sáng “vằng vặc” “ruổi khắp năm canh” trùm lên khắp nhân gian ấy chính là mĩ đức của minh vương đương triều chứ không phải là gì khác [5,tr22]
Bởi lẽ vào thời điểm đó Đại Việt đang trong giai đoạn hưng thịnh nhất, nền kinh tế, văn hóa, xã hội có những bước tiến đáng kể nhờ vào vua sáng tôi hiền. Công đức của nhà vua trải rộng khắp mọi nơi. Nói cách khác, xưng tụng hay ca ngợi trăng đến tuyệt vời, tuyệt đỉnh như vậy không ngoài mục đích ca ngợi sự thông minh, tài giỏi, cao cả, thấu suốt, thông minh của nhà vua.
Bên cạnh việc mượn hình ảnh trăng với lớp nghĩa biểu tượng để “tán dương minh quân lương thần”. Trong HĐQÂTT, hệ thực vật phải kể đến các loài quen thuộc đã từng xuất hiện trong văn học cổ như: tùng, cúc, trúc, mai là những hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người quân tử. Nhà nghiên cứu Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Nhân cách ấy cứng cỏi như trúc, thanh khiết như bông mai, ưu trội như cúc vàng trong tiết thu. Nhân cách ấy được nhìn nhận là thiên tính bất biến như cây tùng, cây bách. Những tùng, cúc, trúc, mai với phẩm chất thiên phú ưu việt thực chất là những phù hiệu nghệ thuật, là công cụ ngoại
hóa cho cái đẹp của tinh thần nội tại, cái đẹp nhân cách nhà Nho”.[26]
Trong tập thơ HĐQÂTT ta cũng thấy biểu tượng “Tùng” xuất hiện trong thơ cũng có lớp nghĩa biểu đạt ấy:
“Tán xanh ngột ngột rợp hư không Qua mấy trăm thu thuở bão bùng Tiết cứng chẳng kinh sương tuyết bén, Tài cao dưỡng để miếu đường dùng. Kỳ- viên giống lạ nào so kịp,
Dữ lĩnh danh thơm dễ sánh cùng. Ngượng thấy tam công đeo chức trọng, Đại phu há những chịuTần phong”.
Tùng, cúc, trúc, mai là đề tài quen thuộc của thi ca trung đại. Bài thơ “tùng thụ” của các tác giả Hồng Đức bên cạnh việc thể hiện khí phách quân tử:
“Tiết cứng chẳng kinh sương tuyết bén,
Tài cao dưỡng để miếu đường dùng”.
Tùng còn được họ nhìn với tầm vóc sừng sững tạo thành một không gian rợp cả hư không:
“Tán xanh ngột ngột rợp hư không Qua mấy trăm thu thuở bão bùng”.
Cây tùng có tầm vóc thật hùng vĩ, tán lại xanh che rợp cả hư không khiến người đứng ngoài thấy mình thật nhỏ bé khi nhìn vào đó. Nhưng ta có thể hiểu tả tùng nhưng cũng chính là tả khí phách của vua quan thời Hồng Đức muốn tu tài dưỡng đức để phục vụ vương triều.
Ta cũng bắt gặp vần thơ đề vịnh để ca ngợi lương quân minh thần trong bài “Tết nguyên đán 2”:
Âm dương hai khí mặc xoay vần, Nẻo quá thì đông đến tiết xuân. Chân ngựa rong khi tuyết tĩnh, Hàng loan sắp thuở canh phân.
Chín trùng chăm chắm ngôi hoàng cực, Năm phúc hây hây dưới thứ dân.
Mây họp đền nam chầu chực sớm, Bên tai dường mảng tiếng thiều quân.
(Tết nguyên đán 2)
Mùa xuân đã đến, không khí xuân tràn ngập khắp nơi. Nhân dân dưới thời Hồng Đức đang được hưởng sự thái bình, yên vui, hạnh phúc. Họ dâng lên vua những lời chúc tụng tốt đẹp nhất. Bên cạnh lời ca chúc tụng đó hàm chứ sự ca ngợi công lao to lớn của nhà vua. Nhờ có vị vua anh minh, sáng suốt nên dân mới được an yên, thái bình:
“Chín trùng chăm chắm ngôi hoàng cực,
Công đức lớn lao ấy được mọi người ngợi ca, ghi nhận bằng cả tấm lòng chứ không phải là những lời nịnh bợ, sáo rỗng, giả tạo.
Trong bài “Họa vần Tết nguyên đán”:
“Ba dương đã gặp thuở thì vần, Bốn bề đều mừng một chúa xuân. Nức ngai vàng, hương mấy hộc, Trang cửa phương, ngọc mười phân. Trời lộng lộng hay lòng thánh,
Gió hây hây khắp muôn dân. Nhờ ấm nhân khi hênh bóng nắng, Ước dâng muôn tuổi chúc ngô quân”.
(Họa vần bài Vịnh Tết nguyên đán)
Các thi sĩ đã dành những lời chúc tụng, ngợi ca dâng lên vua nhân dịp Tết nguyên đán: “Bốn bề đều mừng một chúa xuân”, “Nức ngai vàng, hương
mấy hộc, Trang cửa phương, ngọc mười phân”, “Ước dâng muôn tuổi chúc
ngô quân”. Đồng thời đó còn là sự ghi nhận công đức của đấng minh quân:
“Trời lồng lộng hay lòng thánh, Gió hây hây khắp muôn dân”.
Để một đất nước yên bình thịnh vượng như vậy chắc chắn không chỉ dựa vào một mình “chúa xuân” mà đó còn là sự góp sức, tương hỗ của cả một triều thần dưới quyền vua. Vì vậy vua anh minh là vị vua biết dùng người tài, quy thuận được lòng người. Đó là niềm tự hào của tôi hiền chọn được vua sáng. Những bài thơ vịnh về trăng non, về con cóc, hay về tùng trúc cúc mai trong tập thơ chắc chắn là biểu tượng cho những vị quan cận thần của nhà vua hay chí khí của những người quân tử đương thời.
Dưới sự ngự trị của nhà vua Lê Thánh Tông, đất nước Đại Việt cực kì thịnh vượng, được coi là đỉnh cao của chế độ phong kiến, trong điều kiện đó thơ ca phản ánh điều này là một điều tất yếu.