Thiên nhiê n con người tương dung giao hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồng đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 62 - 73)

8. Bố cục luận văn

3.1. Thiên nhiê n con người tương dung giao hòa

Một trong những đặc điểm của con người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thời trung đại là cố gắng sống hòa hợp với thiên nhiên. Điều này được thể hiện rất rõ rệt trong các sáng tác thơ văn Lý - Trần, thơ văn của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Trong HĐQÂTT, điều này cũng được thể hiện. Con người trong tập thơ không tách rời tự nhiên mà luôn hòa hợp cùng tự nhiên, dung nhập vào tự nhiên.

Sự tương dung giao hòa này được thể hiện trước hết ở sự hòa quyện của con người vào nhịp thiên nhiên, vào “khí” của đất trời.

Trong bài Lại vịnh cảnh mùa xuân, ta bắt gặp bức tranh các thi sĩ rung động trước cảnh đẹp của mùa xuân, ngắm vườn Thượng uyển, hòa nhịp cùng nhựa sống căng tràn của vạn vật:

“Từ thuở Đông hoàng chịu lấy quyền, Thiều quang làm cảnh rạng xuân thiên. Đường hoa chấp chới tin ong dạo, Dặm liễu thung thăng sứ điệp truyền. Ả Ngụy, nàng Diêu khoe đẹp đẽ,

Người thơ khách rượu rộn mời khuyên”.

Đây là một trong những bài thơ vịnh mùa xuân rất hay của các thi sĩ Tao Đàn. Mùa xuân đến, “Đông hoàng” nhượng quyền cho chúa Xuân. Trước ánh sáng ấm áp, rạng rỡ, muôn hoa đua nở, ong bướm rập rờn hữu tình, con người như được trở về với bản ngã của mình để trở thành “người thơ”, “khách rượu” mà ngâm vịnh cảnh thần tiên. Thiên nhiên làm đẹp con người hay chính con người với những “người thơ”, “khách rượu” đã làm cho bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi trẻ hữu tình? Đó là câu hỏi khó trả lời, bởi lẽ ở đó, con người và thiên nhiên đã giao hòa cùng nhau trong sự đổi thay của đất trời.

Không chỉ có mùa xuân ấm áp tươi vui con người mới giao dung cùng nhịp điệu của thiên nhiên đất trời. Ngược lại, ngay cả mùa hè nhiệt đới nóng bức, con người cũng hòa nhịp cùng thiên nhiên:

Từ thuở Chu minh chịu lệnh hè,

Thừa lương đình viếng sáng bằng the. Ngày chầy, đêm kíp sầu hồn bướm, Lá rụng, hoa tàn động xác ve. Ngoài cửa đùn đùn tan bóng trúc, Công dường thay thảy phủ màn hòe. Thi nhân khi ấy chi làm bạn,

Một triện trầm hương một chén chè.

(Lại vịnh cảnh mùa hè)

Ngay cả khi mùa đông băng giá có kéo đến thì thi nhân cũng không hề sợ hãi hay lo lắng. Bởi lẽ họ đã hiểu được vận khí của đất trời và hòa mình vào vận khí ấy:

Từ thuở Huyền minh chịu lệnh đông, Vù vù đòi chốn trận kim phong.

Canh chầy ngọc lậu trong băng tuyết, Đêm lọt lưu tô lạnh nữa đồng.

Thượng uyển cúc tàn năm bảy lá, La phù mai chiếng một hai bông.

Bốn mùa mựa chửa lầu canh hết. Thanh Vũ đều làm phải đạo trung.

(Lại vịnh cảnh mùa đông)

Sự giao hòa tương dung giữa con người và thiên nhiên không chỉ thể hiện qua sự hòa nhịp vào nhịp thiên nhiên, vào sự chuyển vận của đất trời mà còn được thể hiện ở sự thả hồn vào những cảnh đẹp của tự nhiên.

Bài thơ “Bạch Nha Động” thể hiện sự thư thái khi thăm thú cảnh đẹp tự nhiên của các thi sĩ Tao Đàn:

“Một chốn kiền khôn một chốn xuân, Đã dành phong cảnh thú thanh tân. Quanh co nước biếc doành muôn khảm, Chồng chập non xanh đá mấy lần, Quét bụi trần không một sở,

Xui lòng khách hứng mười phân. Nhàn nào đấng thánh xem ngày trước, Biết được hư không máy có thần”.

(Bạch Nha động)

Thiên nhiên được khắc họa qua những hình ảnh động vừa có vẻ đẹp lung linh lại mang vẻ đẹp hoang sơ. Động Bạch Nha nằm ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nằm ở phía tả núi Thần Phù. Trong hang có rất nhiều dơi nên còn được gọi là Bạch Ác động. Trong động có chùa và một tòa tượng phật có bia đá dài một trượng sáu thước. Trên đó có khắc chữ phật to. Theo Lê Quý Đôn đó là bút tích của vua Lê Thánh Tông. Điều đó thấy rằng cảnh ở hang động này rất đẹp và linh thiêng mới khiến bậc đế vương dành thời gian để thăm thú và làm thơ, để bút tích của mình lại trên đó. [10, tr44]

Con người trong tập thơ dung nhập vào thiên nhiên để tìm hiểu khám phá nó, và thiên nhiên giúp cho tâm trạng con người trở nên thư thái:

“Ngước mặt trông lên Phật Tích san, Non cao vòi vọi khác phàm giang.

Chim bay rặng liễu dường thoi dệt, Nước chảy ao sen tựa suối đàn. Thông bảy tám hàng che kiểu tán, Mây năm ba thức phủ thay màn. Thi nhân rằng có đâu hơn nữa. Cho khách xin làm một bức đoan”.

(Phật Tích sơn tự)

Những nét vẽ hết sức giản dị bằng ngôn từ nhưng lại tôn lên vẻ đẹp bình dị, mộc mạc mà không hề ảm đạm của chùa núi Phật Tích. Cảnh thiên nhiên đẹp một cách thanh tĩnh khiến lòng người trở nên an yên, toàn tâm ngắm cảnh và hòa mình vào vạn vật xung quanh để rồi thốt lên: “Thi nhân rằng có đâu hơn nữa/ Cho khách xin làm một bức đoan”.

Trong bài Ức hữu, ta lại thấy thiên nhiên và con người như có sự giao hòa, đồng cảm:

“Thu tĩnh trời tà chiếc nhạn khơi Chạnh lòng sẽ nhớ kẻ xa xôi”

(Ức hữu)

Trong bài thơ này, cảnh vật mang hơi hướng của giờ khắc “trời tà”, không gian thu tĩnh lặng và mênh mông. Nhân vật trữ tình cũng có sự khắc khoải vì “ức hữu” không yên. Giờ khắc ngày tàn lại thêm không gian thu lành lạnh, với chút heo may làm thành chất xúc tác cực mạnh cho những cung bậc cảm xúc trào dâng của con người.

Trong HĐQÂTT, thiên nhiên như một bức tranh sơn thủy hữu tình với đầy những: phong, hoa, tuyết, nguyệt với đường nét vẽ thanh thoát, nhẹ nhàng với màu sắc êm dịu, hài hòa không thua kém gì những bức tranh thủy mặc.

Các bài thơ như: “Tuyết”, “Nguyệt”, “Phong”, “Hoa”, “Vịnh năm canh”… đều tái hiện những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:

“Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc Sườn núi chim gù ẩn lá xanh”

Hai câu thơ với màu sắc nhạt, nét vẽ thanh giống như một bức tranh lụa mềm mại vừa hư vừa thực. Màu sắc nhạt lạnh, nét vẽ thanh nhưng lại ấm áp hơi thở cuộc sống tạo nên cảnh vật vừa thơ mộng nhưng lại rất thực.

Số lượng các bài thơ viết về: phong, hoa, tuyết, nguyệt chiếm ưu thế trong tập thơ HĐQÂTT. Trong đó số lượng bài viết về trăng là khá nhiều. trong “Phẩm vật môn” và “Thiên địa môn” có 20 bài thơ viết về trăng như:

“Nguyệt”, “Trào nguyệt”, “Thu thiên nguyệt lãng”, “Nguyệt trung đan

quế ”…Trăng được miêu tả ở nhiều góc độ khác nhau:

“Gương soi vằng vặc soi muôn dặm, Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh. Ngẫm xem khi tượng hình dung ấy Chợt ló ra thì lạt chúng tinh”

(Nguyệt)

Ánh sáng của vầng trăng soi tỏ khắp nhân gian, các vì sao đều bị phai mờ bởi ánh sáng của trăng làm mọi vật đều thơ mộng và huyền ảo.

Dưới ngòi bút của các thi sĩ Tao Đàn hoa cũng là một giống đẹp lạ, vừa ngát hương thơm, vừa tinh khiết:

“Cửa ngọc sinh thành giống lạ dường Hoa hoa đua nở nức mùi hương. Má hồng mới học (dồi) phấn Nhụy ngọc chưa hề bén sương…”

(Hoa)

Ở những cảnh trí núi non, sông biển thi nhân lại say sưa miêu tả cái hùng vĩ bao la. Trong bài thơ vịnh “Núi Thần Phù” thì nhà thơ lại từ đỉnh cao phóng tầm mắt bao quanh cả một vùng nước non ngút trời mây:

“Muối pha bãi bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyệt mù. Khói quán, mây ngàn tuôn ngùn ngụt. Chợ quê, sóng bể dức ù ù…

Hay Động Bạch Nha trong bài thơ sau mở ra trước mắt ta một vùng non xanh nước biếc:

“Quanh co nước biếc doành muôn khảm, Chồng chập non xanh đá mấy lần.

(Bạch Nha động)

Phong cảnh tự nhiên hiện ra muôn hình vạn trạng dưới ngòi bút của các thi nhân của hội Tao Đàn: “Tiếng chuông Phả Lại, cảnh nguyệt Bình Than, những tua mây trắng, những ráng đỏ dưới bến sông Phù Thạch, những ngọn núi đứng chon von ở xứ An Bang tất cả đều gợi lên lòng tự hào về đất nước

tươi đẹp của ta”.[20, tr34]

Trong phần đầu “Phong cảnh môn”, các tác giả đã vẽ lên tám bức tranh Tiêu Tương bát cảnh với: một dòng sông đầy tuyết, một tiếng chuông chiều vọng ra từ ngôi cổ tự ẩn mình trong mây khói, một bóng buồm về đêm, cảnh chợ đầy tuyết lúc chiều về, một bãi cát trên sông, một vầng trăng thu trên Hồ Động Đình. Dưới con mắt của các thi sĩ Tao Đàn, tất cả cảnh vật đều mang phong vị thanh thoát tạo nên không gian rộng, đa chiều, đa sắc. Dưới đây là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp và thơ mộng của thiên nhiên:

“Thu cao hồ sạch nguyệt bằng ngày Đáy nước trên không một dạng tày Cây dựng non Yên xanh dễ thấy Cát in bãi Sở bạc khôn thay.

Dòng lam nghìn dặm quyến phẳng, Hương quê ba canh gió bay”

(Động Đình thu nguyệt)

Ánh trăng soi rọi làm không gian sáng chói như ban ngày “nguyệt bằng ngày”. Con mắt nhà thơ như nương vào ánh trăng để chụp lại cảnh Động Đình hồ. Cảnh như được kéo dài ra theo cái dòng lụa mỏng xanh lơ lững lờ trôi êm đềm xa ngàn dặm. Từ Non Yên cây dựng đến bãi Sở cát in là kích thước mà không phải ai cũng thu vào được trong hai dòng ngắn ngủi ấy. Các tác giả đã

làm được việc “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non mà không cần phải “đăng cao” như các bậc nho sĩ thường làm.

Trong HĐQÂTT đã có trên 20 lần các thi sĩ viết về hình ảnh ánh trăng, không gian trăng. Dường như các thi nhân mượn hình ảnh ánh trăng ấy để soi chiếu vào vạn vật, để tô đậm cái bao la, kì vĩ của non nước Đại Việt mỹ tú:

“Lầu ngọc gương giơ soi mọi nước Tán vàng xe gác ruổi năm canh”.

(Họa vần bài vịnh trăng bài 1)

“Khuôn cả treo lên khá hữu tình Hòa cao hòa sáng vuỗn hòa thanh. Gương giơ vằng vặc soi muôn dặm Bóng tỏ làu làu suốt mấy canh”

(Nguyệt)

“Giang sơn thành thị soi muôn dặm Thảo mộc côn trùng rỡ mấy canh”

(Họa vần bài vịnh trăng bài 5) Không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt mới gợi cảm hứng cho các nhà thơ thời Hồng Đức sáng tác. Mà cảnh sơn thủy hữu tình, non nước kì nhược thơ mộng, trữ tình trong tập thơ cũng là những yếu tố tạo ra nguồn cảm hứng cho thi nhân sáng tác. Trong những cảnh hùng vĩ, bao la ấy nhà thơ như hòa vào thiên nhiên để say sưa vẽ các bức tranh tuyệt mĩ bằng ngôn từ sống động.

Sơn thủy so xem chốn hữu tình Chưng đây mừng thấy lạ hòa thanh. Dăng ngang biển, chờn vờn lớn, Cao chọc trời, ngần ngật xanh. Muôn kiếp chầu về đến Bắc- cực. Ngàn thu chống khỏe cõi Nam- minh Thiên hạ nào ai chẳng biết danh

Các nhà thơ trong hội Tao Đàn đã thu hết vẻ đẹp hùng vĩ của núi Song Ngư: núi như hai con cá khổng lồ đang bơi lội trên làn sóng bạc, ngàn năm canh giữ cho cõi Nam được hòa bình, thịnh trị.

Vì hòa vào thiên nhiên vạn vật nên các thi sĩ của Hội Tao Đàn đã miêu tả nhiều cảnh đẹp tự nhiên của núi sông hùng vĩ:

“Phân cõi Nam châu đất ái châu, Bút Vương khôn mạc cảnh Thần Phù. Muối pha bãi bạc sông sâu hoáy, Chàm nhuộm cây xanh núi tuyệt mù. Hói quán, mây ngàn tuôn ngùn ngụt, Chợ quê, sóng biển dức ù ù.

Kìa ai rửa sạch trong niềm tục,

Một chiếc thuyền câu trở nguyệt thu”.

(Thần Phù Sơn)

Cảnh ngút ngàn của non nước trời mây Thần Phù được miêu tả hết sức độc đáo. Núi non hòa quyện vào nhau làm bức tranh thủy mặc thêm sinh động. Núi nằm ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trong nét vẽ bức tranh ấy có sự xuất hiện hoạt động con người, hình ảnh con người như một điểm nhấn, gợi cảm giác núi non hiểm trở hung dữ nhưng rất thân thiện với con người “Một chiếc thuyền câu trở nguyệt thu”.

Ngoài những hình ảnh thiên nhiên của núi sông là nơi để các thi nhân thưởng ngoạn, thăm thú thì chùa chiền, miếu mạo cũng là nơi lí tưởng để các thi sĩ trong hội Tao Đàn đắm mình, thả hồn mình vào đó:

“Vểnh mặt trông lên Phật Tích san Non cao vòi vọi khác phàm giang. Chim bay rặng liễu dường thoi dệt, Nước chảy ao sen tựa suối đàn”.

Khi con người có khả năng nghe được tiếng than thở hay tiếng nhạc vui của thiên nhiên thì sẽ có cách cư xử đúng đắn với nó như những sinh thể có tâm hồn và cuối cùng con người sẽ cảm nhận từ nó những điều tương tự. Các thi nhân không chỉ lắng tai nghe “đàn nước” ở ao sen mà còn được “mãn nhãn” với cái “xanh mát” của rừng thông bạt ngàn:

“Thông bảy tám hàng che kiểu tán, Mây năm ba thức phủ thay màn. Thi nhân răng có đâu hơn nữa, Cho khách xin làm một bức đoan”.

(Phật Tích sơn tự)

Chốn thanh tịnh được khắc họa với những nét vẽ mộc mạc, giản dị nhưng không hề ảm đạm. Ngược lại rất thanh tĩnh khiến tâm con người trở nên thư thái hòa mình vào cảnh vật xung quanh.

Kiền khôn vạn thiểu một bầu đông Nẩy nẩy siêu nhiên chỉn lạ lung. Hương vũ trăng thiền soi vằng vặc, Vân song tiu ngọc nện boong boong. Trì thanh leo lẻo ngư long hội, Non diễu trùng trùng cẩm tú phong.

(Chùa Thiên Phúc)

Tạo vật dưới ngòi bút của các thi sĩ trong hội Tao Đàn khi miêu tả về chùa Thiên Phúc thật sinh động, từ đường nét, hình khối, màu sắc, âm thanh quyện lấy nhau. Giống như thiên nhiên vạn vật nơi đây đang giao hòa với nhau trong một điệu hợp xướng hài hòa, dưới một khung cảnh diễm lệ của tạo hóa, khiến con người say sưa mà thưởng ngoạn ngây ngất.

Miêu tả ngôi chùa trên núi, các tác giả miêu tả vẻ đẹp thanh tịnh, ý nhị nhưng mang vẻ đẹp kín đáo của một ngôi chùa cổ:

Hoa nở châu rơi màu hổ phách, Rêu in cỏ mọc thức đồi mồi

Như vậy, dù là ngôi đền, cửa biển, ngọn núi hay dòng sông, trong cảm quan của các nhà thơ, thiên nhiên vạn vật đều có linh hồn, vận mệnh và uy linh. Các nhà thơ đã đắm mình vào cảnh vật, giao hòa cùng cảnh vật để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.

Bên cạnh sự giao hòa của nhân vật trữ tình với đất trời cảnh vật là sự nhập cuộc của con người với môi sinh. Các thi sĩ đã phát hiện ra sự giao hòa trong cuộc sống của người dân với môi sinh quanh họ, với những cảnh vật giản dị trong cuộc sống hằng ngày:

“Pha lê muôn khảm thức lom om Xảy thấy thằng chài đứng đấy nom. Manh áo quàng, mang lụp xụp, Quai chèo xách, đứng lom khom. Ngư hà vẫy tay trú ẩn,

Âu lộ hay cơ ngó nhòm.

Có kẻ làm ơn nheo nhẻo mách, Kìa kìa Phạm Lãi mái kia mom.

(Ngư)

Hình ảnh người ngư dân được thi nhân miêu tả một cách tỉ mỉ và chi tiết:

“Manh áo quàng, mang lụp xụp/ Quai chèo xách, đứng lom khom”. Đây

không phải là công việc xa lạ đối với người dân vì là những công việc hằng ngày nhưng qua những nét vẽ của các thi sĩ Tao Đàn ta mới có dịp được ngắm kĩ càng công việc của người ngư dân: Người ngư dân lom khom với manh áo xộc xệch chèo lái con thuyền để làm công việc hàng ngày của mình. Hình ảnh người lao động hiện lên trên nền trời sáng trong của bức tranh. Khoảng nước sáng trong lấp lánh như pha lê, dưới làn nước ấy là từng đàn cá tôm quẫy nước tìm nơi trú ẩn. Những hình ảnh này khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến hình tượng người ngư dân được tác giả so sánh với Phạm Lãi - thời Xuân Thu, làm quan nước Việt sau khi giúp Câu Tiễn diệt giặc Ngô báo thù cho nước Việt thì buông thuyền đi ngao du ở ngũ hồ. Cách so sánh này khiến ta

liên tưởng đến hình ảnh người dân làng chài không phải đang lao động miệt mài trên vùng sông nước mà đang ngao du, đang được “mẹ thiên nhiên” chiều chuộng cho tôm cá.

Sự giao hòa giữa con người với môi sinh cũng được thể hiện rất độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồng đức quốc âm thi tập dưới góc nhìn phê bình sinh thái (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)