Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh lào cai II (Trang 31)

5. Bố cục luận văn:

1.2.2 Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư đố

đối với Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai II.

Bài học xương máu của Agribank Lào Cai II là để toàn hệ thống lâm vào tình trạng rất khó khăn về tài chính, tại thời điểm 31/12/2018 tỉ lệ nợ xấu, nợ xử lý rủi ro tăng rất cao, nợ xấu là 113,2 tỷ đồng, nợ xử lý rủi ro 444,8 tỷ đồng. Nhiều khoản vay đã xử lý thanh lý hết tài sản thế chấp nhưng vẫn không thu hết nợ gốc lãi, làm âm

nguồn thu nhập của toàn hệ thống Agribank Lào Cai II là -8,9 tỷ tiền lương, trong đó riêng hội sở âm -116,5 tỷ đồng. Một số nguyên nhân chính ở đây là:

- Chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa tốt, nhiều dự án không khả thi và hiệu quả. Không tính toán chính xác được các chỉ tiêu dự án, do vậy không tư vấn hỗ trợ được cho chủ đầu tư để điều chỉnh cho phù hợp và hiệu quả hơn.

- Do nhận định không chính xác và không có phương án xử lý những thay đổi gây nên rủi ro từ cơ chế chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực kinh doanh và thay đổi cơ chế của Trung Quốc về cấm xuất nhập khẩu các loại hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai.

- Không có đầy đủ công cụ để thực hiện thẩm định cho vay dự án đầu tư. Hầu như cán bộ tín dụng chi căn cứ vào những quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, chứ Agribank Lào Cai II không có những quy định, quy trình, hướng dẫn cụ thể cho cán bộ để thực hiện.

- Cán bộ tín dụng thu thập thông tin khách hàng, nhận diện khách hàng, phân tích thông tin khách hàng chưa đầy đủ và chính xác. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư theo lối mòn của người đi trước, ít có kinh nghiệm và hiểu biết về dự án đầu tư. Không chịu thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cũng như kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng và dự án đầu tư.

- Lãnh đạo từ kiểm soát đến lãnh đạo phê duyệt thẩm định cho vay chủ quan, tin tưởng hoàn toàn vào nhân viên cấp dưới. Lãnh đạo cấp trên không hướng dẫn, kèm cặp cán bộ tín dụng về nghiệp vụ thẩm định cho vay dự án đầu tư.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu.

- Hiện trạng chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai II thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai II.

- Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lào Cai II.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

a) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.

* Mục đích: Thu thập thông tin sơ cấp từ phiếu điều tra thực tế nhằm phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Agribank Lào Cai II.

* Nội dung phiếu điều tra, phỏng vấn: Bảng câu hỏi sẽ được chia thành hai phần chính.

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát như: Giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn, đơn vị công tác, chức vụ, thời gian công tác ...

Phần II: Nội dung khảo sát. Các câu hỏi cụ thể có tính biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với đối tượng khảo sát. Nhằm đánh giá được thực trạng công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư của Agribank Lào Cai II.

* Đối tượng điều tra, phỏng vấn:

- Lãnh đạo hội sở Agribank Lào Cai II, lãnh đạo chi nhánh loại 2, trưởng phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cho vay;

- Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố/phường/xã/huyện và các sở/ban/ngành có liên quan;

* Quy mô mẫu:

Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành chọn tổng 410 mẫu điều tra dựa số lượng đối tượng điều tra. Căn cứ tổng mẫu điều tra, tác giả dựa vào công thức slovin để xác định ngẫu nhiên số mẫu tiến hành điều tra. Cụ thể như sau:

- Cán bộ Agribank Lào Cai II gồm 85 cán bộ: 03 lãnh đạo hội sở, 01 trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, 01 trưởng phòng dịch vụ Marketting, 05 giám đốc chi nhánh loại 2, 75 cán bộ tín dụng.

- 10 Lãnh đạo UBND tỉnh, các sở/ban/ngành có liên quan: 01 Chủ tịch UBND tỉnh, 01 Chủ tịch UBND TP Lào Cai, 03 Chủ tịch huyện, 01 chủ tịch Hội nông dân tỉnh, 01 chủ tịch Hội phụ nữ tỉnh, 01 Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01 Giám đôc Sở tài nguyên và môi trường, 01 chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai.

- 315 khách hàng hiện tại đang vay dự án đầu tư tại Agribank Lào Cai II. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bao gồm các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, chọn mẫu cả khối, chọn mẫu phân tầng.

Xác định cỡ mẫu điều tra được tính toán từ công thức Slovin: 𝑛 = 𝑁

1+𝑁.𝑒2 Trong đó:

n: Số mẫu điều tra (cỡ mẫu), N: Là tổng số mẫu.

e: Sai số cho phép thường được lấy là 5%

Bảng 2.1. Số mẫu điều tra STT Mẫu Tổng số mẫu (N) Sai số cho phép (e) Số mẫu điều tra (n)

1 Lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong hệ

thống Agribank Lào Cai II. 85 0,05 70

2 Khách hàng vay dự án đầu tư tại

Agribank Lào Cai II. 315 0,05 176

3

Lãnh đạo UBND tỉnh, TP, các huyện. Trưởng các ban ngành, tổ chức hội trong tỉnh, thành phố, các huyện trong tỉnh Lào Cai thuộc địa bàn quản lý của Agribank Lào Cai.

10 0,05 10

Tổng số 410 256

(Nguồn: Kế hoạch nghiên cứu của tác giả)

* Phương pháp điều tra, phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra thông qua các câu hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm mục đích thu được những thông tin liên quan đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư của Agribank Lào Cai II. Phỏng vấn số mẫu đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát và nghe trực tiếp.

b) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Thông tin thứ cấp lấy từ sách, báo, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố, thông tin thu thập từ Internet. Thông tin thứ cấp có thể là thông tin chưa xử lý (còn gọi là thông tin thô) hoặc thông tin đã xử lý. Như vậy thông tin thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.

* Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn này bao gồm:

- Các báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tháng/quý/năm của Agribank Lào Cai II.

- Báo cáo sơ kết, tổng kết của hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai về vay vốn đầu tư dự án.

- Các báo cáo tham luận về giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư của các chi nhánh loại II trực thuộc Agribank Lào Cai II.

- Các bài viết trên sách báo, tạp chí và trên mạng Internet, các báo cáo khoa học về giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin.

* Đối với thông tin sơ cấp:

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý. Thông tin thu được sẽ nhập số liệu trong 1 bảng Excel thống kê số lượng các chỉ tiêu đánh giá và mức đánh giá cho từng chỉ tiêu. Từ đó tính toán được tổng và tỉ lệ mức độ hài lòng của các chỉ tiêu. Sau đó hiển thị trên biểu đồ hình cột. Các biến để đánh giá chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Agribank Lào Cai II sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê, và phương pháp so sánh.

* Đối với thông tin thứ cấp:

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập nên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê phân tích.

- Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các quy trình và nội dung thẩm định cho vay dự án đầu tư.

+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung trong quản lý trên các hàng và cột.

+ Mô tả bằng số liệu: Dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân phản ảnh quy mô, khối lượng các chỉ tiêu.

- Phương pháp phân tích: Phân tích tình hình thẩm định cho vay dự án đầu tư theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam và Ngân hàng No&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Lào Cai II.

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh trên cơ sở số liệu kết quả thẩm định cho vay dự án đầu tư của Agribank với ý kiến tham gia, đóng góp của đối tượng điều tra.

Phương pháp so sánh dùng để so sánh các yếu tố, nội dung trong quy trình và nội dung thẩm định cho vay dự án đầu tư.

c) Phương pháp dự báo thống kê

Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua. Dự báo về việc phải thay đổi, bổ sung thêm các nội dung cũng như quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tư. Nên tập trung trú trọng những khâu nào, đơn giản hóa những khâu nào trong quy trình thẩm định để rút gọn thời gian thẩm định nhưng vẫn nâng cao được chất lượng thẩm định.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. thương mại.

a) Tỷ lệ thu lãi (%):

Tỷ lệ thu lãi DSCV(%)= Tổng lãi đã thu trong năm

Tổng lãi phải thu trong năm x 100

- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay.

- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt và ngược .

b) Tỷ lệ nợ xấu (%):

Tỷ lệ nợ xấu (%)= Tổng nợ xấu

Tổng dư nợ x 100

- Chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

, và ngược lại.

c) Tỷ lệ nợ xử lý rủi ro (%):

Tỷ lệ nợ xấu (%)= Tổng nợ XLRR

Tổng dư nợ x 100

- Tổng xử lý rủi ro là nợ phải trích 100%. Chính vì thế mà khi nợ đã chuyển sang xử lý rủi ro ngân hàng sẽ chuyển sang ngoại bảng và là khoản nợ khó có khả năng thu hồi. Và sau này nếu không thu hồi được sẽ mất vốn hoàn toàn. Ngân hàng mất hoàn toàn nguồn thu khoản nợ này.

d) Lợi nhuận khoán tài chính.

- Là lợi nhuận ròng, lợi nhuận tài chính vượt kế hoạch đạt được. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. ngân hàng thương mại.

a) Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (Net present value – NPV)

- Giá trị hiện tại ròng NPV là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư, NPV thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án mang lại cho công ty hay nhà đầu tư.

- Giá trị hiện tại ròng NPV là tổng hiện giá ngân lưu ròng của dự án với tỷ suất chiết khấu thích hợp.

* Công thức xác định NPV như sau:

𝐍𝐏𝐕 = ∑𝐁𝐭 − 𝐂𝐭 (𝟏 + 𝐫)𝐭 𝐧

𝐭=𝟎

Trong đó: Bt và Ct tương ứng là hiệu ích và chi phí ở thời điểm năm thứ t r là tỷ suất chiết khấu của dự án

Sử dụng hàm sẵn có trong EXCEL: Cú pháp: = NPV(Rate, value1, value2,…) Trong đó:

- Rate là tỷ suất chiết khấu

- Value1, value2 là các khoản chi trả hoặc thu nhập trong các kỳ hạn của khoản đầu tư.

- Dự án độc lập:

+ NPV>0: Chấp nhận dự án + NPV<0: Loại bỏ dự án + NPV=0: Xem xét

- Dự án loại trừ: Khi phải lựa chọn giữa các dự án loại trừ nhau, ưu tiên chọn dự án có NPV cao nhất.

- Trong trường hợp hạn chế về ngân sách sẽ chọn tổ hợp các dự án có tổng NPV cao nhất.

b) Tiêu chuẩn tỷ số lợi ích – chi phí hay chỉ số khả năng sinh lợi (Benefit – Cost Ratio – B/C)

Chỉ số khả năng sinh lợi hay tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) là tỷ số giữa tổng lợi ích đã chiết khấu (giá trị hiện tại ròng của dòng thu) và tổng chi phí đã chiết khấu (giá trị hiện tại ròng của dòng chi) với cùng một tỷ suất chiết khấu về cùng một thời điểm.

Công thức xác định B/C như sau:

𝐁/𝐂 = ∑ 𝐁𝐭 (𝟏 + 𝐫)𝐭/ ∑ 𝐂𝐭 (𝟏 + 𝐫)𝐭 𝐧 𝐭=𝟎 𝐧 𝐭=𝟎 Sử dụng hàm trong EXCEL:

Cú pháp: =NPV(Rate, value1B, value2B,…)/NPV(Rate, value1C, value2C,…)

Trong đó:

- NPV(Rate, value1B, value2B,…) là giá trị hiện tại ròng của dòng thu - NPV(Rate, value1C, value2C,…) là giá trị hiện tại ròng của dòng chi  Nguyên tắc lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu B/C:

* Dự án độc lập:

- B/C>1: Chấp nhận dự án - B/C<1: Loại bỏ dự án - B/C=1: Xem xét

* Dự án loại trừ: ưu tiên chọn dự án có B/C cao nhất.

c) Tiêu chuẩn tỷ suất sinh lợi nội tại (Interal rate of return – IRR)

Tỷ suất sinh lợi nội tại IRR là tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng NPV của dự án bằng 0 (NPV=0).

Để xác định IRR cần tiến hành giải phương trình sau: IRR = r1+ (r2 – r1). 2 1 1 NPV NPV NPV  Sử dụng hàm trong EXCEL: Cú pháp: =IRR(values, guess) Trong đó:

- values là một mảng hoặc các tham chiếu đến các ô có chứa số liệu cần cho việc tính toán tỷ suất sinh lợi nội tại.

- guess là một con số % ước lượng gần với kết quả của IRR(). Nếu bỏ qua thì mặc định guess = 10%.

Nguyên tắc lựa chọn dự án dựa vào chỉ tiêu IRR:

* Dự án độc lập:

- IRR>Itc (tỷ suất chiết khấu tiêu chuẩn): Chấp nhận dự án - IRR<Itc (tỷ suất chiết khấu tiêu chuẩn): Loại bỏ dự án - IRR=Itc (tỷ suất chiết khấu tiêu chuẩn): Xem xét

* Dự án độc loại trừ: ưu tiên chọn dự án có IRR cao nhất.

d) Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Payback period – PBP)

Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để dòng tiền tạo ra từ dự án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu cho dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh lào cai II (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)