5. Bố cục luận văn:
3.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh:
a) Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Năm 2018 tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP), năm 2018 đặt 10,15%, duy trì kinh tế tích cực, hợp lý. (Tỷ trọng GRDP ngành công nghiệp – xây dựng đạt 43,2%; dịch vụ chiếm 42,56%; nông nghiệp 14,24%). GRDP bình quân đầu người đạt 58 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành Nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến tốt; các vùng sản xuất nông nghiệp, hàng hóa được mở rộng, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng khá so với năm 2017. Hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng; du lịch phát triển mạnh, lượng khách du lịch, doanh thu du lịch tăng cao so với năm 2017. Tài nguyên đất đai, khoáng sản được tăng cường quản lý. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao và tăng cao so với năm 2017. Văn hóa xã hội được phát triển tích cực, công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Quốc phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội. Quan hệ đối ngoại được mở rộng.
Tuy vậy vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đó là: Kết quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của từng vùng, sản phẩm chưa tạo thành vùng hàng hóa, sản lượng chưa nhiều; sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chưa có nhiều sản phẩm để quảng bá, tiêu thụ được chứng nhận sản xuất an toàn, các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất hàng hóa. Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, các nhà máy lớn đi vào sản xuất hoạt động chưa hết công suất. Hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tiến độ triển khai các dự án xây dựng còn chậm. Các hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do thiếu ổn định do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chính sách biên mậu thay đổi. Mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, hàm lượng công nghệ thấp. Tăng trưởng tín dụng thấp, tỉ lệ nợ xấu tăng. Thị trường bất động sản lắng sâu. Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch chưa thuận lợi, các doanh nghiệp du lịch quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp, chất lượng dịch vụ hạn chế, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu. Chất lượng giáo dục ở một số xã vùng cao có sự chuyển biến nhưng còn chậm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn nhiều khó khăn. Công suất sử dụng giường bệnh cao ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của người bệnh, thiếu đội ngũ y bác sỹ giỏi. Công tác kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm còn chưa tốt. Quản lý đất đai, trật tự đô thị, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư ở một số địa bàn chưa tốt. Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, đô thị và công nghiệp. Vẫn còn tồn tại tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tình hình trật tự an toàn xã hội còn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật. Quản lý Nhà nước một số lĩnh vực còn yếu, chất lượng kỷ cương, kỷ luật công vụ chưa nghiêm, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hiện nay, Lào Cai có 14 Ngân hàng thương mại, 01 quỹ tín dụng, 01 ngân hàng chính sách và 01 ngân hàng phát triển đang cùng hoạt động.
Tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn huy động của tất cả các tổ chức tín dụng trong toàn tỉnh Lào Cai đạt: 47.858 tỷ đồng, tăng 3.724 tỷ đồng, tăng 8,44% so với năm 2017. Trong đó nguồn vốn tiết kiệm dân cư đạt 15.753 tỷ đồng, nguồn vốn tổ
chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, kỳ phiếu, trái phiếu đạt 5.052 tỷ đồng. Còn lại là nguồn vốn huy động ngoài địa bàn và vốn khác 27.053 tỷ đồng.
Về tổng dư nợ trong toàn tỉnh của các tổ chức tín dụng đạt 45.611 tỷ đồng, tăng 2.908 tỷ đồng, tăng 6,81% so với năm 2017. Trong đó dư nợ ngắn hạn đạt: 17.116 tỷ đồng, Trung hạn: 9.388 tỷ đồng, Dài hạn: 19.107 tỷ đồng.
Nợ xấu toàn tỉnh: 2.533 tỷ đồng giảm 700 tỷ đồng so với năm 2017.
Tình hình kinh doanh ngoại tệ đạt: 35.000 tỷ đồng, giảm 22.616 tỷ đồng so với năm 2017.
b) Số liệu hoạt động kinh doanh của Agribank Lào Cai II. * Số liệu năm 2016:
Bảng 3.1: Bảng số liệu HĐKD chính của Agribank Lào Cai II năm 2016
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chi nhánh Dư nợ Tỉ lệ thu lãi Tỉ lệ nợ xấu Tỉ lệ nợ XLRR Lợi nhuận 1 Hội sở 2,025,440 97.57% 0.02% 0.19% 72,745 2 Bát Xát 647,110 97.97% 0.21% 0.34% 24,846 3 Sapa 643,390 98.67% 0.03% 0.30% 25,815 4 Mường Khương 405,260 96.04% 0.10% 2.51% 16,047 5 Kim Tân 1,035,980 98.22% 0.05% 0.17% 40,083 6 Kim Thành 694,260 94.20% 1.01% 0.01% 11,050 Toàn tỉnh 5,451,440 582.67% 1.42% 3.51% 190,586
(Nguồn số liệu theo báo cáo năm 2016 của Agribank Lào Cai II)
Bảng 3.2: Bảng số liệu HĐKD chính của Agribank Lào Cai II năm 2017.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chi nhánh Dư nợ Tỉ lệ thu lãi Tỉ lệ nợ xấu Tỉ lệ nợ XLRR Lợi nhuận 1 Hội sở 1,480,320 70.21% 18.29% 0.86% -9,289 2 Bát Xát 784,240 98.08% 0.12% 0.26% 11,036 3 Sapa 717,060 97.07% 0.00% 0.20% 8,244 4 Mường Khương 462,690 97.95% 0.16% 2.14% 2,681 5 Kim Tân 835,950 97.25% 0.06% 0.20% 5,119 6 Kim Thành 650,410 86.07% 3.56% 0.00% -4,462 Toàn tỉnh 4,930,670 546.64% 22.20% 3.66% 13,329
(Nguồn số liệu theo báo cáo năm 2017 của Agribank Lào Cai II)
* Số liệu năm 2018:
Bảng 3.3: Bảng số liệu HĐKD chính của Agribank Lào Cai II năm 2018.
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Tên chi nhánh Dư nợ Tỉ lệ thu lãi Tỉ lệ nợ xấu Tỉ lệ nợ XLRR Lợi nhuận 1 Hội sở 820,880 71.36% 12.81% 50.11% -116,527 2 Bát Xát 894,430 99.41% 0.16% 0.82% 37,646 3 Sapa 849,080 99.61% 0.01% 0.12% 30,921 4 Mường Khương 532,890 91.17% 0.13% 1.84% 4,675 5 Kim Tân 838,950 99.94% 0.20% 0.20% 30,813 6 Kim Thành 731,110 90.19% 0.57% 1.87% 3,513 Toàn tỉnh 4,667,340 551.68% 13.89% 54.95% -8,959
(Nguồn số liệu theo báo cáo năm 2018 của Agribank Lào Cai II)
* Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Lào Cai II.
- Tại thời năm 2016 trở về trước tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Lào Cai II vẫn bình thường, các số liệu kinh doanh chính của 0
Các văn bản pháp lý mà Ngân hàng đang sử dụng cho quá trình thẩm định gồm: - Luật NHNN số 46/2010/QHXII được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 và các luật sửa đổi bổ sung. Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Phát hành tiền giấy, tiền kim loại; Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách; Hoạt động thanh toán, ngân quỹ, ngoại hối, tài chính, kế toán; Thanh tra, giám sát ngân hàng; Kiểm toán nội bộ.
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QHXII được Quốc hội thông qua 16/06/2010 và các luật sửa đổi bổ sung. Luật này quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng, việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
- Luật dân sự năm 2015: luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; Quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
- Luật doanh nghiệp năm 2014: Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, quy định về nhóm công ty.
- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
- Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển, nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Quy chế số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017 về quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân số: 839/QĐ-NHNo-HSX ngày 25/05/2017 của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân số: 838/QĐ-NHNo-KHL ngày 25/05/2017 của ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của HĐTV Ngân hàng No&PTNT Việt Nam về ban hành quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.