6. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Tạo điều kiện và đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông cũng như
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nông nghiệp
Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng các kỹ thuật mới, đặc biệt là ứng dụng giống cây trồng vật nuôi mới đã góp phần làm cho nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Xây dựng và ứng dụng hệ thống canh tác phù hợp, đảm bảo thâm canh năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt mà còn bảo vệ được đất đai và môi trương sinh thái. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch nhằm tạo ra sự đa dạng của sản phẩm, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian tiêu thụ. Chú ý công tác lai tạo giống mới phù hợp với đặc điểm địa hình, thời tiết khí hậu, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp (phân bón vi sinh, tạo giống mới, bảo quản và chế biến nông sản).Các giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và kỹ thuật nên coi trọng việc tổ chức đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến lâm theo các nội dung sau:
- Huấn luyện kỹ thuật canh tác đất dốc, tổ chức các lâm trại trên cơ sở phát triển rừng và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp.
- Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
- Xây dựng mô hình NLKH trọng điểm và hướng dẫn phương pháp lập kế hoạch sản xuất.
- Hỗ trợ giống, cây con mới.
- Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- Hướng dẫn phương pháp phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm.
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn của huyện. - Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xóm. Thường xuyên tập huấn, tổ chức các lớp khuyến nông khuyến lâm ngắn hạn, các hội nghị đầu bờ, xây dựng một số mô hình cây, con chuyển giao cho người dân. Tổ chức tham quan, học hỏi kinh
nghiệm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, huyện.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến quy mô vừa và nhỏ trong chế biến nông sản như sử dụng máy thái sắn, máy sấy, máy quạt,... dưới dạng một nhóm hộ chung nhau, có điều khá thuận lợi là các hộ ở gần nhau thường có họ với nhau, xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
3.4.4. Tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá có chất lượng
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành hộ sản xuất hàng hoá. Khi có quy mô vốn đủ lớn kinh tế hộ mới chuyển thành kinh tế trang trại. Thực tế ở huyện Phú Bình cho thấy quy mô sản xuất còn nhỏ, số hộ phát triển theo hướng trang trại còn ít, trong khi đó nhu cầu về vốn để phát triển rất lớn. Qua phỏng vấn 150 hộ có tới 60% số hộ có nhu cầu vay vốn đặc biệt là vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, Nhà nước cần tập trung vốn thông qua các dự án, các chương trình cụ thể. Các chương trình và dự án ưu tiên trong thời gian tới của huyện là: phát triển làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt giá trị sản xuất trên 38 tr.đ/ha, chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến nông, phát triển kinh tế trang trại. Để tạo điều kiện về vốn cho hộ nông dân cần phải: - Xác định đúng đối tượng cho vay. Đối tượng cho vay phải là những hộ nghèo có nhu cầu vay để sản xuất, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến các hộ chính sách, hộ nghèo.
- Tăng nguồn vốn vay từ các hợp tác xã tín dụng trong nông thôn. Hướng dẫn và giúp đỡ hộ nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả. Có chính sách đầu tư trọng điểm. Tăng cường giữa vốn đầu tư cho các khu vực phát triển những mặt hàng xuất khẩu, những cá nhân, tổ chức sản xuất hàng công nghiệp chế biến nông sản, ngành nghề sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Giữa các hộ theo các lĩnh vực sản xuất khác nhau cũng cần có hình thức, chính sách ưu tiên khác nhau. Cần tăng vốn đầu tư cho hộ sản xuất ngành nghề về số lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hộ nghèo đa số là sản xuất nông nghiệp nên cần tăng cường vốn vay trung và dài hạn. Cần có những ưu tiên cho từng nhóm hộ nghèo có mức sống khác nhau, có chính sách cụ thể và cho vay ưu đãi với những hộ nghèo.