6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Thực trạng về thu nhập của lao động nông nghiệp trên địa bàn
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.1.2.1. Thu và cơ cấu các khoản thu * Thu từ trồng trọt
Trong những năm qua, với phương châm “Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững”, huyện Phú Bình đã đẩy mạnh hoạt động trồng trọt, đem lại những kết quả nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất cho các nhóm hộ. Qua bảng 3.3 có thể thấy, giá trị sản lượng các hộ điều tra thu được từ trồng trọt bình quân 1 năm đạt 27.805,16 nghìn đồng. Trong đó, các hộ điều tra xã Điềm Thụy thu được giá trị sản lượng từ trồng trọt là lớn nhất, đạt 29.791,65 nghìn đồng và Nga My là xã có các hộ điều tra thu được từ trồng trọt là thấp nhất, 26.372,84 nghìn đồng.
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân các hộ điều tra
Cây trồng
Xã Điềm Thụy Xã Nga My Xã Hà Châu Bình quân chung
DT (ha) NS (Tạ/ha) GTSL (1000đ) DT (ha) NS (Tạ/ha) GTSL (1000đ) DT (ha) NS (Tạ/ha) GTSL (1000đ) DT (ha) NS (Tạ/ha) GTSL (1000đ) Cây lúa 0,147 83,33 12.044,32 0,142 83,14 10.547,36 0,144 81,21 10.124,24 0,143 82,56 10.905,31 Cây chè 0,103 60,12 6.747,38 0,119 63,15 7.148,61 0,129 60,14 6.933,14 0,117 61,14 6.943,04 Cây khoai lang 0,011 81,24 4.944,27 0,018 77,19 4.348,51 0,019 74,12 4.746,28 0,02 77,52 4.679,68 Rau màu 0,09 51,08 6.055,68 0,021 53,14 4.328,36 0,038 54,12 5.447,36 0,04 52,78 5.277,13 Tổng 0,35 29.791,65 0,30 26.372,84 0,33 27.251,02 0,32 27.805,16
Các loại cây trồng trên địa bàn khá đa dạng, gồm nhiều loại như: lúa, khoai lang, cây chè, rau màu,… Cụ thể:
- Về cây lúa: cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của các hộ điều tra. Diện tích trồng lúa của các hộ điều tra bình quân là 0,143 ha, năng suất các hộ bình quân đạt 82,56 tạ/ ha, giá trị sản lượng từ cây lúa mang lại đạt bình quân 10.905,31 nghìn đồng/ hộ/ năm.
- Về cây chè: là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao được các hộ đầu tư nhiều nhất, diện tích trồng chè tại các hộ điều tra là 0,117 ha trong đó diện tích trồng chè tại xã Hà Châu là lớn nhất với diện tích là 0,129 ha, thấp nhất là xã Điềm Thụy là 0,103 ha. Giá trị sản lượng loại cây này mang lại bình quân là 6.943,04 nghìn đồng
- Về cây khoai lang: khoai lang là cây vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất bình quân các hộ điều tra đạt được đối với loại cây là 77,52 tạ/ha. Tuy nhiên, diện tích trồng loại cây này còn rất thấp, trung bình chỉ có 0,02 ha. Trong đó, giá trị sản lượng loại cây này mang lại chỉ đạt bình quân 4.679,68 nghìn đồng.
- Về rau màu: qua bảng số liệu có thể thấy, hiệu quả từ sản xuất rau màu của các hộ điều tra khá cao. Diện tích bình quân sản xuất rau màu là 0,04ha, năng suất bình quân đạt 52,78 tạ/ha, giá trị sản lượng rau màu mang lại bình quân đạt 5.277,13 nghìn đồng.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong cơ cấu cây trồng của các hộ điều tra vẫn chủ yếu là cây lúa. Các loại cây mang lại năng suất, giá trị kinh tế cao cũng bắt đầu được các hộ quan tâm đầu tư tuy nhiên tỷ trọng các loại cây trồng này trong cơ cấu cây trồng của các hộ vẫn còn rất thấp. Do vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có biện pháp rà soát, quy hoạch lại đất đai để chuyển dịch cơ cấu, chuyển đổi những cây trồng năng suất thấp, kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
* Thu từ chăn nuôi
Cũng như các hộ nông dân khác trên địa bàn huyện Phú Bình, thế mạnh ngành chăn nuôi của các hộ nông dân được điều tra vẫn là con lợn và gia cầm. Thực trạng ngành chăn nuôi của các hộ điều tra được thể hiện tại bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 ta thấy, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân của các hộ điều tra là 15.192,97 nghìn đồng. Trong đó, các hộ điều tra xã Nga My có được giá trị sản xuất từ chăn nuôi là cao nhất, đạt 15.666,94 nghìn đồng, xã có giá trị sản lượng chăn nuôi thấp nhất là xã Điềm Thụy, chỉ đạt 14.573,40 triệu đồng.
- Về chăn nuôi lợn: hiện nay các hộ vẫn chăn nuôi lợn là chủ yếu và cũng là gia súc nuôi chủ đạo của các hộ điều tra. Bình quân, mỗi năm các hộ điều tra thu được khoảng 6.247,64 nghìn đồng từ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do sự biến động giá cả thị trường, khiến cho việc chăn nuôi lợn của các hộ gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều thách thức. Giá thịt lợn trên thị trường bấp bênh trong khi giá thành thức ăn chăn nuôi luôn ở mức cao khiến cho giá trị sản lượng từ chăn nuôi lợn giảm mạnh. Trước đây, các hộ chủ yếu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi lợn, lãi không đáng là bao nhưng ít khi thua lỗ; chất lượng thịt thơm ngon, không lo ế ẩm. Khi chuyển sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp, nhiều hộ chuyển hẳn sang sử dụng thức ăn công nghiệp. Cách chăn nuôi này nhàn nhã, lợn chóng lớn, tỷ lệ nạc cao hơn…nhưng không tận dụng được các phụ phẩm, sản phẩm nông nghiệp trong khi giá lợn luôn lên xuống thất thường nên các hộ đã dần chuyển hướng sang chăn nuôi vật nuôi khác.
- Về chăn nuôi trâu, bò: trước đây, việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu để lấy sức kéo, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng hiện nay việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu để sinh sản và cung cấp thịt cho thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân. Bình quân, mỗi năm các hộ điều tra thu được khoảng 3.829,60 nghìn đồng từ chăn nuôi trâu, bò.
- Đối với gà thịt và các loại gia cầm khác: việc chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu tận dụng nguồn sản phẩm từ trồng trọt để tăng gia sản xuất mà chưa mở rộng sản xuất, sản xuất nhỏ lẻ. Bởi vậy, chủ yếu nguồn thực phẩm này phục vụ cho nhu cầu gia đình, số lượng ít còn lại mang ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập.
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi bình quân các hộ điều tra
Cây trồng
Xã Điềm Thụy Xã Nga My Xã Hà Châu Bình quân chung
Số lượng (con) Sản lượng (kg) GTSL (1000đ) Số lượng (con) Sản lượng (kg) GTSL (1000đ) Số lượng (con) Sản lượng (kg) GTSL (1000đ) Số lượng (con) Sản lượng (kg) GTSL (1000đ) Lợn 3,34 150,24 6.347,32 3,48 157,63 6.578,62 3,11 147,11 6.247,64 3,31 151,66 6.391,19 Trâu bò 0,44 777,24 3.615,21 0,50 781,62 3.847,62 0,66 827,64 4.025,97 0,53 795,50 3.829,60 Gà thịt 20,12 42,24 2.958,62 24,32 48,57 3.264,68 30,28 58,62 3.814,66 24,91 49,81 3.345,99 Gia cầm khác 11,25 17,61 1.652,25 10,84 21,54 1.647,64 12,36 20,36 1.578,67 11,48 19,84 1.626,19 Tổng 14.573,40 15.338,56 15.666,94 15.192,97
* Thu và cơ cấu thu từ sản xuất lâm nghiệp
Tổng thu bình quân từ sản xuất lâm nghiệp 1 hộ là 1354,98 nghìn đồng 1 năm trong đó xã Điềm Thụy là tổng thu từ lâm nghiệp là 1.461,41 nghìn đồng, xã Nga My là 1.217,21 nghìn đồng, xã Hà Châu là 1.368,32 nghìn đồng. Với diện tích đất đồi rừng khá lớn thì con số này chưa khai thác hết tiềm năng của huyện Phú Bình. Nguồn thu lâm nghiệp chủ yếu là từ măng, gỗ và củi.
Măng mang lại 53,74% tổng thu từ lâm nghiệp, các hộ ở Hà Châu do có dự án trồng măng triển khai trên địa bàn xã nên phần lớn nguồn thu từ lâm nghiệp là từ măng chiếm 60,15%.
Qua đây ta thấy rừng đã được khoán cho người dân và những người mạnh dạn trong đầu tư sẽ thu được hiệu quả cao hơn từ rừng. Măng là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của hộ dân tộc thiểu số. Phần đông số hộ (78,66%) cho biết họ có tham gia sản xuất lâm nghiệp. Cây trồng mang lại sản phẩm măng là cây phổ biến nhất với 55,62% số hộ trồng. Keo và bạch đàn là 2 loại cây không mấy phổ biến nhưng đem lại thu nhập cao thứ 2 trong hệ thống cây lâm nghiệp của hộ. Phát triển lâm nghiệp cũng là một hướng đi tuy không mới nhưng cũng rất khả quan trong việc cải thiện thu nhập của hộ.
Bảng 3.5. Thu từ lâm nghiệp của lao động tại nhóm hộ điều tra
Các xã
Thu nhập
(1.000đ)
Trong đó
Măng các loại Gỗ các loại Củi
Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Xã Điềm Thụy 1.461,41 646,09 44,21 327,50 22,41 487,82 33,38 Xã Nga My 1.217,21 673,36 55,32 220,80 18,14 323,05 26,54 Xã Hà Châu 1.386,32 833,87 60,15 362,25 26,13 190,20 13,72 BQ chung 1.354,98 728,17 53,74 340,64 25,14 286,17 21,12
* Thu từ ngành nghề - buôn bán dịch vụ
Các ngành nghề và dịch vụ ở huyện Phú Bình rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp, các hộ có thể kết hợp làm thêm một số nghề phụ như may gang tay, khẩu trang, làm tranh tre, mây tre đan, thợ xây, gò đồng nhôm, nấu rượu… Một số hộ không có nghề phụ có thể buôn bán nhỏ. Kết quả sản xuất ngành nghề - BBDV được tổng hợp trong bảng 3.6. Bình quân mỗi năm mỗi hộ điều tra thu được từ ngành nghề - BBDV là 6.839,08 nghìn đồng, chiếm 17,48% gía trị tổng thu của các hộ điều tra. Trong đó, các hộ điều tra xã Điềm Thụy có giá trị thu được từ hoạt động này là cao nhất, đạt 8.745,27 nghìn đồng 1 năm, và xã Hà Châu có giá trị thu được là thấp nhất, chỉ đạt khoảng 5.347,61 nghìn đồng. Đây là hoạt động có tiềm năng kinh tế cao do vậy trong thời gian tới các hộ điều tra cần khai thác hơn nữa nguồn thu từ hoạt động này.
* Cơ cấu thu của các hộ điều tra
Qua bảng 3.6 cho thấy, tổng thu bình quân 1 hộ 1 năm là 51.191,50 nghìn đồng. Trong đó, thu từ sản xuất nông nghiệp là 42.997,44 nghìn đồng, chiếm 83,99% trong tổng thu, thu từ lâm nghiệp chiếm 2,65% và thu từ ngành nghề - BBDV là 13,35%. Xét theo từng xã, số thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không có sự chênh lệch nhiều giữa các xã. Trong số thu được từ sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng giữa giá trị sản lượng thu được từ trồng trọt và chăn nuôi của các hộ điều tra là khá cân đối. Tỷ trọng giá trị sản lượng thu được từ trồng trọt bình quân chiếm trên 50% trong tổng số thu từ hoạt động nông nghiệp, còn lại là từ chăn nuôi. Cơ cấu này cho thấy các hộ đã có sự chuyển biến trong cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề đem lại giá trị cao, cho thấy sự chuyển biến tích cực trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Bảng 3.6. Tổng thu của lao động tại nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
Xã Điềm Thụy Xã Nga My Xã Hà Châu BQ chung
GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) GTSL (1000đ) Cơ cấu (%) Tổng thu 54.571,73 100 49.352,97 100 49.651,89 100 51.191,50 100 1. Trồng trọt 29.791,65 54,59 26.372,84 53,44 27.251,02 54,88 27.805,17 54,32 Cây lúa 12.044,32 40,43 10.547,36 39,99 10.124,24 37,15 10.905,31 39,22 Cây chè 6.747,38 22,65 7.148,61 27,11 6.933,14 25,44 6.943,04 24,97
Cây khoai lang 4.944,27 16,60 4.348,51 16,49 4.746,28 17,42 4.679,68 16,83
Rau màu 6.055,68 20,32 4.328,36 16,41 5.447,36 19,99 5.277,13 18,98 2. Chăn nuôi 14.573,40 26,71 15.338,56 31,08 15.666,94 31,56 15.192,97 29,68 Lợn 6.347,32 43,55 6.578,62 42,89 6.247,64 39,88 6.391,19 42,07 Trâu bò 3.615,21 24,81 3.847,62 25,08 4.025,97 25,70 3.829,60 25,21 Gà thịt 2.958,62 20,30 3.264,68 21,28 3.814,66 24,35 3.345,99 22,02 Gia cầm khác 1.652,25 11,34 1.647,64 10,74 1.578,67 10,08 1.626,19 10,70 3. Lâm nghiệp 1.461,41 2,68 1.217,21 2,46 1.386,32 2,79 1.354,98 2,65 4. Buôn bán - dịch vụ 8.745,27 16,02 6.424,36 13,02 5.347,61 10,77 6.839,08 13,35
Xét trong nội bộ ngành có thể thấy:
- Đối với ngành ngành trồng trọt: cây trồng chính của các hộ vẫn chủ yếu là cây lúa, chiếm hơn 39,22% trong tổng thu. Ngoài ra, các hộ còn sản xuất thêm một loại cây trồng khác như cây chè, khoai lang và rau các loại. Đây là những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên các hộ chưa thực sự quan tâm đầu tư vào các loại cây này.
- Đối với ngành chăn nuôi: Các hộ vẫn chăn nuôi lợn thịt là chủ yếu, chiếm hơn 52% trong tổng giá trị thu được từ ngành này. Tuy nhiên, thị trường lợn thịt hiện nay khá bấp bênh, vì vậy rủi ro từ chăn nuôi loài gia súc này là khá lớn. Chính vì vậy, các hộ đang có xu hướng chuyển dần sang chăn nuôi gia cầm, giá trị sản lượng thu được từ gia cầm là khá cao, bình quân khoảng 22,02% trong tổng thu từ chăn nuôi. Mặc dù vậy, các hộ vẫn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, các hộ chưa dám đầu tư chăn nuôi theo quy mô trang trại, chăn nuôi theo hướng công nghiệp.
- Đối với hoạt động ngành nghề, buôn bán - dịch vụ: Bình quân mỗi năm giá trị thu được từ hoạt động này chiếm 17,48% trong tổng thu của mỗi hộ. Trong đó, cơ cấu ngành nghề, buôn bán - dịch v của các hộ điều tra xã Điềm Thụy trong tổng thu là cao nhất, chiếm 21,04% trong tổng thu, tiếp theo là đến xã Nga My, chiếm 16,84% trong tổng thu và cuối cùng là xã Hà Châu với 14,20%. Như vậy, qua kết quả điều tra có thể thấy, kết quả sản xuất kinh doanh đã phản ánh được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ hiện nay. Trong thời gian tới, để nâng cao giá trị thu được từ sản xuất kinh doanh cho các hộ nghèo trên địa bàn, chính quyền địa phương cần định hướng, có chính sách cụ thể để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, đặc biệt là trong nội bộ từng ngành trồng trọt và chăn nuôi cho phù hợp để có thể mang lại giá trị sản xuất cao nhất cho các hộ dân.
* Chi phí trồng trọt
Chi phí cho hoạt động trồng trọt bao gồm nhiều loại như chi phí cho hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, lao động thuê ngoài, dịch vụ cày, bừa, tuốt, gặt, dụng cụ lao động, dụng cụ tưới tiêu,… Bên cạnh đó, mỗi loại cây trồng có chi phí đầu tư khác nhau.
Qua bảng số liệu 3.7 ta thấy, trong hoạt động trồng trọt của các hộ điều tra, chi phí cho cây lúa và cây chè là nhiều hơn cả. Cụ thể, mỗi năm mỗi hộ chi bình quân cho cây lúa là 2.432,07 nghìn đồng, chiếm 43,03% trong tổng chi phí. Chi phí cho cây chè là 1.431,93 nghìn đồng chiếm 25,34% tổng chi.
Chi phí cho các loại cây trồng còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi cho trồng trọt của các hộ. Với diện tích đất sử dụng có sự khác nhau giữa các hộ thì mức đầu tư chi phí trên cùng diện tích là không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi hộ. Nhưng những hộ có điều kiện hơn họ vẫn đầu tư nhiều hơn so với những hộ khác. Cụ thể, qua bảng số liệu 3.7 có thể thấy, các hộ điều tra xã Điềm Thụy đầu tư cho chi phí trồng trọt cao hơn 2 xã còn lại, xã Nga My và Hà Châu bình quân chi ra là 5.269,58nghìn đồng/ năm và 5.818,84 nghìn đồng.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng mức độ đầu tư cho sản xuất cao không đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế sẽ cao mà bên cạnh việc đầu tư thì cần phải kết hợp với yếu tố khoa học kỹ thuật mới có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ.
Bảng 3.7. Chi phí trồng trọt các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Xã Điềm Thụy Xã Nga My Xã Hà Châu BQ chung
GT (1000đ) Cơ cấu (%) GT (1000đ) Cơ cấu (%) GT (1000đ) Cơ cấu (%) GT (1000đ) Cơ cấu (%) Cây lúa 2.654,65 45,24 2.217,46 42,08 2.424,11 41,66 2.432,07 43,03 Cây chè 1.414,31 24,10 1.248,23 23,69 1.633,24 28,08 1.431,93 25,34 Cây khoai lang 857,27 14,61 912,54 17,32 849,78 14,60 873,20 15,45
Rau màu 941,61 16,05 891,35 16,91 911,31 15,66 914,76 16,18