6. Kết cấu của luận văn
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cho lao động nông nghiệp
bàn huyện Phú Bình
Trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp
Trình độ học vấn, văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thu nhập của lao động nông nghiệp. Nếu người lao động có trình độ văn hóa cao thì họ sẽ dễ dàng trong việc tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất chăn nuôi. Ngược lại, nếu trình độ văn hóa thấp thì người lao động sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng cũng như tiếp cận các
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thông qua điều tra, phỏng vấn đề tài thu được kết quả như sau:
Bảng 3.12. Trình độ văn hóa của lao động nông nghiệp
STT Loại hộ Trình độ văn hóa chủ hộ Tiểu học THCS THPT ĐVT % % % 1 Hộ nghèo và cận nghèo 72,14 24,12 3,74 2 Hộ trung bình 39,14 34,14 26,72 3 Hộ khá 6,24 47,58 46,18
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Bảng số liệu cho thấy, hộ nghèo và cận nghèo là hộ có trình độ văn hóa thấp nhất, trình độ văn hóa tiểu học chiếm 72,14%, trình độ THCS chỉ chiếm 24,12%, và trình độ THPT chỉ có 3,74%. Đối với hộ trung bình , trình độ văn hóa tiểu học chiếm 39,14%, trình độ THCS chỉ chiếm 34,14%, và trình độ THPT chỉ có 26,72%. Hộ khá có trình độ văn hóa cao hơn cả, trình độ văn hóa tiểu học chiếm 6,24%, trình độ THCS chỉ chiếm 47,58%, và trình độ THPT chỉ có 46,18%.
Đất đai của lao động nông nghiệp
Đối với người lao động nông nghiệp, thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Huyện Phú Bình là một huyện thuần nông nên nông nghiệp vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện nói chung và nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp nói riêng. Tuy sản xuất nông nghiệp là chính nhưng diện tích đất nông nghiệp của huyện không nhiều do đang dần dần được điều chỉnh quy hoạch sang các mục đích sử dụng khác, đều này đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nói riêng và việc cải thiện thu nhập cho người dân nói chung.
Bảng 3.13. Diện tích đât sản xuất của lao động nông nghiệp Diễn giải ĐVT Nhóm hộ Nghèo và cận nghèo Trung bình Khá 1. Diện tích đất bình quân 1 hộ m2 1228,56 1503,27 3066,05 - Trong đó đất canh tác m2 563,00 8785,14 1827,74
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Qua bảng ta thấy, diện tích đất bình quân của mỗi loại hộ có sự khác biệt. Hầu hết, những hộ nghèo và cận nghèo, trung bình đều có diện tích đất canh tác ít.
Đối với hộ nghèo và cận nghèo, diện tích đất bình quân của 1 hộ là 1228,56 m2, tuy nhiên diện tích đất canh tác được chỉ có 563,00 m2. Đối với hộ trung bình, diện tích đất canh tác bình quân là 8785,14 m2/1503,27 m2 diện tích đất bình quân của mỗi hộ. Hộ khá so với 2 loại hộ nghèo và cận nghèo, trung bình có diện tích đất cũng như diện tích đất có thể canh tác nhiều hơn. Đối với diện tích đất bình quân của 1 hộ khá có là 3066,05 m2, và diện tích đất có thể canh tác đó là 1827,74 m2.
Điều trên chứng minh rằng, diện tích đất đai có mối quan hệ mật thiết đối với thu nhập của mỗi hộ. Diện tích đất bình quân, cũng như đất có thể canh tác được càng nhiều, thì thu nhập của mỗi hộ cũng cao hơn.
Trang bị vốn cho lao động nông nghiệp
Vốn có vai trò quan trọng trong sản xuất của nông hộ. Quy mô và chất lượng vốn là điều kiện tiên quyết để hộ nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác tốt nguồn lực khác như lao động, đất đai,... vào sản xuất. Bình quân 1 nông hộ có số vốn 19,795 tr.đ /hộ. Trong đó hộ khá có số vốn cao nhất 23,109 tr.đ/hộ, thấp nhất hộ nghèo và cận nghèo 19,438 tr.đ/hộ. Nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có chiếm 80,12%, trong đó vốn tự có cao nhất là hộ khá (chiếm 83,14%), thấp nhất là hộ nghèo (chiếm 68,13%). Cụ thể như sau:
Bảng 3.14. Trang bị vốn sản xuất cho lao động nông nghiệp tại huyện Phú Bình Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Bình quân Nhóm hộ Hộ nghèo và cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá Tổng nguồn vốn 19,795 19,438 19,676 23,109 1. Vốn tự có 15,863 13,245 15,132 19,212 2. Vốn vay - Vay ngân hàng - Vay tín dụng - Vay khác 2,938 1,930 0,736 0,606 4,157 2,316 1,543 1,298 2,512 1,863 0,375 0,274 2,146 1,611 0,245 0,245 3. Vốn khác 1,994 2,136 2,035 1,811
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Ngoài ra để tăng nguồn vốn một số hộ đi vay từ các nguồn khác như: vay ngân hàng, vay tín dụng và vay anh em họ hàng... Số vốn vay chiếm tỷ trọng không lớn: Vay ngân hàng chiếm 65,68%, vay tín dụng chiếm 25,05%, vay anh em họ hàng và các tổ chức khác chiếm 8,27%. Hộ nghèo và cận nghèo có lượng vốn vay cao nhất chiếm 21,38% tổng số vốn, thấp nhất là hộ trung bình chiếm 9,28% tổng số vốn. Như vậy, vốn là yếu tố có hạn nên hộ nông dân phải phân bổ hợp lý, cần xác định thứ tự ưu tiên cho từng hoạt động. Chủ hộ phải áp dụng nhiều phương thức huy động vốn nhanh từ ngân hàng, tín dụng, các tổ chức... đặc biệt nguồn vốn tự có phải tiết kiệm, tích luỹ, thực hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế. Tóm lại, mức vốn đầu tư của nông hộ điều tra có sự khác nhau và thường hộ có quy mô sản xuất lớn có vốn tự có và vốn vay lớn và ngược lại hộ có quy mô sản xuất nhỏ thì số vốn tự có và vốn vay nhỏ. Tuy nhiên, việc sử
dụng vốn vay hợp lý có hiệu quả cũng như duy trì khả năng thanh toán của nông hộ là điều cần thiết.
Các chương trình khuyến nông
Việc tham gia vào các dự án, các chương trình khuyến nông sẽ mang lại nhiều cơ hội, nhiều sự trợ giúp cho các hộ nông dân. Các dự án, các chương trình này sẽ tạo cho các hộ nông dân cơ hội tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, cơ hội được hỗ trợ đầu tư xây dựng những mô hình, những cách làm ăn hiệu quả và phù hợp; một số dự án sẽ hỗ trợ cơ bản cho các hộ nông dân kinh phí để triển khai dự án.
Bảng 3.15. Tình hình tham gia các chương trình khuyến nông của lao động nông nghiệp
Chỉ tiêu ĐVT Nghèo và
cận nghèo Trung bình Khá
Tỷ lệ chủ hộ tham gia các
chương trình khuyến nông % 22,00 41,39 82,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Bảng số liệu trên cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa các hộ tham gia vào các dự án, các chương trình khuyến nông. Đối với hộ nghèo và cận nghèo, chỉ có 22% số hộ tham gia vào các chương trình khuyến nông. Tỷ lệ này tăng dần đối với hộ trung bình và hộ khá. Tỷ lệ hộ trung bình tham gia các chương trình khuyến nông là 41,39%. Các hộ khá có tới 82% các hộ tham gia vào các chương trình khuyến nông.
Cũng theo kết quả khảo sát cho thấy, có khoảng 70% số hộ nông dân được cán bộ khuyến nông phổ biến kỹ thuật chăm sóc lúa, kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt.
Ngoài ra, qua quá trình phỏng vấn, điều tra thực tế cho thấy có tới 91% các hộ gia đình tham gia vào các hiệp hội, tổ chức ở xã như: Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, các câu lạc bộ khuyến nông - khuyến lâm - khuyến
ngư. Khi tham gia vào các mô hình hội, câu lạc bộ trên thì các hộ sẽ có cơ hội được giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ gia đình có cách làm ăn, có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh, được chia sẻ những mô hình điển hình để các hộ có thể học hỏi. Ngoài gia, khi tham gia vào các tổ chức hội, câu lạc bộ thì các hộ gia đình sẽ có nhiều hơn cơ hội tiếp cận các nguồn vốn dành cho làm ăn, phát triển sản xuất.
Yếu tố dân tộc của nhóm hộ điều tra
Cộng đồng các dân tộc tại huyện Phú Bình bao gồm: Kinh, Hoa, Tày, Sán Dìu, Dao… trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn, sau đó đến dân tộc Tày. Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy, yếu tố dân tộc cũng ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của hộ.
Bảng 3.16. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra Nội dung Hộ nghèo và
cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá SL % SL % SL % Số hộ điều tra 46 100 49 100 55 100 Kinh 8 17,39 11 22,45 25 45,45 Tày 16 34,78 15 30,61 18 32,73 Khác 22 47,83 23 46,94 12 21,82
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Trong quá trình điều tra nghiên cứu tại 3 xã trong đó chủ yếu là hộ dân tộc Kinh và Tày thì kết quả cho thấy nhóm dân tộc Kinh có khả năng làm ăn tốt hơn cho nên xu hướng ở các nhóm hộ trung bình và khá cao hơn, trong khi đó nhóm hộ dân tộc Tày và dân tộc khác lại có xu hướng ngược lại.
Cụ thể, nhóm hộ nghèo và cận nghèo là hộ dân tộc Kinh chiếm 17,39%, trung bình là 22,45%, và hộ khá là 45,45%; ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo là hộ dân tộc Tày chiếm 34,78%, hộ trung bình là 30,61% và hộ khá chỉ có 32,73%.
Khi nói đến cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ phát triển kinh tế không thể không nhắc tới các hạng mục công trình như: đường giao thông nông thôn, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống điện,... Trong đó, hệ thống công trình thủy lợi, giao thông nông thôn là cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Hạ tầng kỹ thuật thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và các ngành kinh tế khác, đồng thời cũng góp phần phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển sẽ tác động tích cực đến việc thực hiện các chương trình cơ giới hóa trong phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, giao lưu, buôn bán, đi lại của của các hộ nông dân được thuận lợi. Thực tế cho thấy, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trên địa bàn huyện còn có nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, cầu cống xuống cấp, nhiều ngõ xóm chưa được làm, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của các địa phương nói chung và các hộ nông dân nói riêng.
Bên cạnh đó, việc quy hoạch hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn chưa coi hạ tầng thủy lợi là một hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, do đó thiếu sự đồng bộ. Nước thải các khu công nghiệp, làng nghề, dân cư gây ô nhiễm nguồn nước tưới trong các hạ tầng thủy lợi. Phát triển đường giao thông, quy hoạch các dân cư mới chia cắt hệ thống kênh mương... Điều đó dẫn đến các công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, hiệu quả khai thác kém, ảnh hưởng tới việc cấp thoát nước tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân.,... Nhận thức được mức độ tác động của cơ sở hạ tầng đến việc nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nói chung và hộ nông dân nghèo nói riêng. Từ đầu năm 2017, một số xã trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như xã Dương Thành, Đào Xá, Lương Phú và Tân Thành, có kế hoạch đầu tư xây dựng với khối lượng: Kiên cố hóa 3.200 m kênh mương,
xây cầu, cống 60 chiếc, xây 2 trạm bơm, làm 14.136,5 m đường giao thông nội đồng. Kinh phí đầu tư khoảng 10,8 tỷ đồng đang được huyện Phú Bình đôn đốc triển khai. Với việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của các xã sẽ là cơ hội cho các hộ nông dân nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.