6. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Tạo điều kiện để các lao động nông nghiệp tiếp cận với sản xuất
Chuyển từ kinh tế hộ thuần nông, tự cấp tự túc và sản xuất phân tán sang hộ nông nghiệp phát triển toàn diện, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng. Muốn được như vậy, các hộ cần làm tốt các công việc:
- Bảo tồn và phát triển cây trồng vật nuôi bản địa như cây chè, cây cam, nuôi trâu, nuôi lợn địa phương, phát triển sản xuất theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch, cung cấp cho các đô thị lớn.
- Bổ sung những cây, con mới phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình và tập quán canh tác như cây na, cam canh, các loại cây ăn quả khác.
- Thực hiện nhất quán và triệt để việc khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên và rừng sinh thái, đẩy mạnh phát triển nghề rừng kết hợp với chăn nuôi đại gia súc trong các hộ nông dân. Với thế mạnh về đất lâm nghiệp, hộ cần chú trọng phát triển nghề rừng để rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo thêm việc làm, ổn định dân cư tại chỗ, sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tổ chức tiêu thụ nông sản phẩm cho hộ nông dân: thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, ngay cả những hộ sản xuất hàng hoá lớn cũng khó có thể tự mình giải quyết vấn đề tiêu thụ. Cho nên, Nhà nước và địa phương có thể tạo điều kiện cho kinh tế hộ tiêu thụ sản phẩm theo các hướng:
+ Tập trung xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp chế biến. Đây là cách giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm đầu ra một cách thiết thực và căn bản cho các hộ trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và lâm nghiệp.
+ Tổ chức các kênh tiêu thụ nông lâm sản. Thông qua phát triển du lịch văn hoá và du lịch sinh thái để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đặc biết là đối với nhóm hàng thủ công truyền thống, và các sản phẩm đặc sản, lâm thổ sản.
+ Quy hoạch và xây dựng hệ thống chợ nông thôn, tăng các phiên chợ họp nhiều lần trong tuần để các nông hộ có thêm nhiều cơ hội trao đổi hàng hoá
Chủ hộ đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc phát triển kinh tế của mỗi nông hộ. Việc xây dựng phương thức sản xuất, bố trí lao động gia đình, quyết định thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất là tuỳ thuộc vào quyết định của chủ hộ. Khi chủ hộ có trí tuệ sáng suốt và khoa học sẽ đem lại mức sống đầy đủ cho gia đình. Do đó, chủ hộ nào có năng lực thực sự mới phát triển kinh tế hộ theo quy mô sản xuất lớn. Qua thực tế điều tra ở huyện Phú Bình với 150 hộ thì chỉ có 22,35% số chủ hộ được đào tạo chuyên môn và chủ yếu là đào tạo thông qua thời gian ngắn hạn, thông qua học hỏi kinh nghiệm lâu năm. Còn lại số chủ hộ chưa qua đào tạo chiếm khá lớn (77,65%) điều đó làm giảm mức thu nhập bình quân chung một nông hộ cần thiết phải nâng cao trình độ cho chủ hộ bằng cách:
- Tăng cường mở lớp tập huấn ngắn hạn tại địa phương thông qua hệ thống khuyến nông, hội nông dân và các tổ chức quần chúng. Hệ thống khuyến nông và các tổ chức quần chúng là những người trực tiếp bồi dưỡng kiến thức cho chủ hộ nông dân và những nội dung sát thực với hoạt động sản xuất như vấn đề về tổ chức quản lý kinh doanh, xác định phương hướng sản xuất, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của hộ. Bồi dưỡng các kiến thức về KHKT, những thông tin thị trường cần thiết, bồi dưỡng những kiến thức xung quanh nội dung xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường
- Trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thông qua các mô hình hộ sản xuất giỏi. Khi đưa kỹ thuật mới vào sản xuất không thể đảm bảo chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế nếu như người nông dân không có kiến thức khoa học và thành thạo kỹ thuật, công nghệ mới. Có thể làm tăng giá trị sản lượng lớn song cũng có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho sản xuất. Trong khi đó người nông dân ít ưa mạo hiểm, luôn có suy nghĩ “ăn chắc, mặc bền”. Họ luôn nghĩ rằng rủi ro tăng lên cùng với tiến bộ kỹ thuật, mặt khác họ có rất ít vốn và thu nhập thấp nên họ không thể dễ dàng đầu tư vốn cho cải tiến công nghệ khi mà phương pháp mới chưa chứng minh được tính hơn
hẳn của nó so với phương pháp cũ trước đây. Chính vì vậy, cần phải có mô hình thực tế để hộ thấy được tính ưu việt của việc cải tiến kỹ thuật, khi đó họ sẽ dễ dàng đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất. Có thể xây dựng mô hình trực tiếp tại địa phương hay khuyến khích các chủ hộ đi tham quan thực tế tại các vùng có điều kiện tương đồng, có thể mở lớp thảo luận thông qua các mô hình thực tế được thu nhập có hình ảnh kèm theo.
- Đối với hoạt động sản xuất ngành nghề cần phát huy vai trò của những người đi trước có kinh nghiệm lâu năm, những nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề cao trong từng hộ để nâng cao trình độ cho người lao động dưới hình thức truyền nghề.
Một thực trạng lớn đang xảy ra trên địa bàn huyện là số lượng lao động không có đất sản xuất tăng lên dẫn đến lao động không có việc làm ngày một tăng do sự phát triển của công nghiệp. Nếu số lượng lao động này không được đào tạo thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu cần thiết của các doanh nghiệp. Do vậy, cần ưu tiên đào tạo lao động của các gia đình có đất bị thu hồi cho các dự án công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, có thu nhập nuôi sống bản thân họ.
Hình thức đào tạo khác cần được phát huy đó là thông qua việc liên kết giữa các hộ với doanh nghiệp có liên quan. Các doanh nghiệp cử cán bộ có trình độ, kiến thức trực tiếp xuống hộ, hướng dẫn chỉ đạo giúp đỡ hộ nông dân về kiến thức kỹ thuật cho sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu cần thiết của doanh nghiệp.
Các đối tượng được đào tạo không chỉ dành cho các chủ hộ mà còn mở rộng cho tất cả các đối tượng lao động có nguyện vọng muốn mở rộng và đầu tư sản xuất kể cả những người quản lý ở cấp cơ sở trực tiếp quản lý các hoạt động của các nông hộ như Ban chỉ đạo của các HTX, các trưởng thôn, đội trưởng sản xuất,... Song việc tổ chức đào tạo và tập huấn cho lao động cần một nguồn kinh phí. Vì vậy, phải có sự đầu tư của Nhà nước, sự quan tâm của các địa phương, hưởng ứng của các đối tượng để việc đào tạo có thể thực
hiện được
3.4.3. Tạo điều kiện và đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nông nghiệp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nông nghiệp
Ngày nay, ứng dụng khoa học kỹ thuật được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế nhất trong sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng các kỹ thuật mới, đặc biệt là ứng dụng giống cây trồng vật nuôi mới đã góp phần làm cho nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Xây dựng và ứng dụng hệ thống canh tác phù hợp, đảm bảo thâm canh năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt mà còn bảo vệ được đất đai và môi trương sinh thái. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch nhằm tạo ra sự đa dạng của sản phẩm, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian tiêu thụ. Chú ý công tác lai tạo giống mới phù hợp với đặc điểm địa hình, thời tiết khí hậu, áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp (phân bón vi sinh, tạo giống mới, bảo quản và chế biến nông sản).Các giải pháp tăng cường hoạt động khuyến nông và kỹ thuật nên coi trọng việc tổ chức đào tạo cán bộ khuyến nông, khuyến lâm theo các nội dung sau:
- Huấn luyện kỹ thuật canh tác đất dốc, tổ chức các lâm trại trên cơ sở phát triển rừng và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trên đất lâm nghiệp.
- Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.
- Xây dựng mô hình NLKH trọng điểm và hướng dẫn phương pháp lập kế hoạch sản xuất.
- Hỗ trợ giống, cây con mới.
- Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
- Hướng dẫn phương pháp phòng trừ bệnh gia súc, gia cầm.
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội nông thôn của huyện. - Tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xóm. Thường xuyên tập huấn, tổ chức các lớp khuyến nông khuyến lâm ngắn hạn, các hội nghị đầu bờ, xây dựng một số mô hình cây, con chuyển giao cho người dân. Tổ chức tham quan, học hỏi kinh
nghiệm ở các địa phương trong và ngoài tỉnh, huyện.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến quy mô vừa và nhỏ trong chế biến nông sản như sử dụng máy thái sắn, máy sấy, máy quạt,... dưới dạng một nhóm hộ chung nhau, có điều khá thuận lợi là các hộ ở gần nhau thường có họ với nhau, xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.
3.4.4. Tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá có chất lượng
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành hộ sản xuất hàng hoá. Khi có quy mô vốn đủ lớn kinh tế hộ mới chuyển thành kinh tế trang trại. Thực tế ở huyện Phú Bình cho thấy quy mô sản xuất còn nhỏ, số hộ phát triển theo hướng trang trại còn ít, trong khi đó nhu cầu về vốn để phát triển rất lớn. Qua phỏng vấn 150 hộ có tới 60% số hộ có nhu cầu vay vốn đặc biệt là vay vốn với lãi suất ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, Nhà nước cần tập trung vốn thông qua các dự án, các chương trình cụ thể. Các chương trình và dự án ưu tiên trong thời gian tới của huyện là: phát triển làng nghề, phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt giá trị sản xuất trên 38 tr.đ/ha, chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến nông, phát triển kinh tế trang trại. Để tạo điều kiện về vốn cho hộ nông dân cần phải: - Xác định đúng đối tượng cho vay. Đối tượng cho vay phải là những hộ nghèo có nhu cầu vay để sản xuất, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến các hộ chính sách, hộ nghèo.
- Tăng nguồn vốn vay từ các hợp tác xã tín dụng trong nông thôn. Hướng dẫn và giúp đỡ hộ nông dân sử dụng vốn vay có hiệu quả. Có chính sách đầu tư trọng điểm. Tăng cường giữa vốn đầu tư cho các khu vực phát triển những mặt hàng xuất khẩu, những cá nhân, tổ chức sản xuất hàng công nghiệp chế biến nông sản, ngành nghề sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Giữa các hộ theo các lĩnh vực sản xuất khác nhau cũng cần có hình thức, chính sách ưu tiên khác nhau. Cần tăng vốn đầu tư cho hộ sản xuất ngành nghề về số lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, hộ nghèo đa số là sản xuất nông nghiệp nên cần tăng cường vốn vay trung và dài hạn. Cần có những ưu tiên cho từng nhóm hộ nghèo có mức sống khác nhau, có chính sách cụ thể và cho vay ưu đãi với những hộ nghèo.
3.4.5. Hoàn thiện về cơ sở hạ tầng
Cần tiến hành Xây dựng đường giao thông: các tuyến đường liên xã, liên xóm trên địa bàn huyện Phú Bình còn thiếu rất nhiều, cần vận động nhân dân làm trên cơ sở Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật và vật tư cần thiết, hiện nay đã và đang có nhiều dự án đầu tư cho hệ thống giao thông của huyện nhưng trên thực tế thì hiệu quả của nó không tương xứng với mức đầu tư, một trong những nguyên nhân đó là do khả năng tổ chức thực hiện dự án còn bị hạn chế, nguồn đầu tư bị lãng phí do việc xác định các hạng mục đầu tư không phù hợp với điều kiện thực tế.
Tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi vì các hộ nông dân ở huyện chủ yếu canh tác trên đất dốc nên cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi là vấn đề quan trọng nhằm tăng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, vì hiện nay phần lớn diện tích chỉ sản xuất được 1 vụ do thiếu nước.
Hoàn thiện mạng lưới điện tới các cụm dân cư. Có điện mà trước tiên là điện sinh hoạt sẽ nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua đó cung cấp cho người dân kinh nghiệm sản xuất, XĐGN của các dân tộc, các vùng khác trong huyện. Mặt khác có điện sẽ tạo điều kiện cơ khí hoá sản xuất, phát triển dịch vụ và TTCN. Tuy nhiên, hiện nay các xã trong huyện đã có điện lưới đến trung tâm xã nhưng vẫn còn không ít các hộ gia đình được sử dụng điện hoặc chất lượng không tốt như điện quá yếu, đường dây từ dây trung tâm kéo đến các hộ quá xa, điện lưới chỉ đủ phục vụ chiếu sáng, các hoạt động sản xuất kinh doanh không thể đáp ứng được.
Xây dựng và mở rộng hệ thống thôn tin liên lạc. Có phương tiện thông tin sẽ giúp nông hộ biết được các chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường sự học hỏi giữa các vùng, thông tin về thị trường, giá cả, đặc biệt là học hỏi về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh của các hội nông dân điển hình tiên tiến trong và ngoài huyện, hiện nay đã có mạng điện thoại di động phủ sóng tại một số xã trong huyện nhưng chất lượng còn kém do địa hình phức tạp. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết đó là nguyên nhân vật lý, do đó mà cách khắc phục duy nhất hiện nay là đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhưng các hộ nông dân lại không có khả năng cho nên cần phải có sự hỗ trợ của các nhà đầu tư như giá cước, trang bị máy thu phát hiện đại.
3.4.6. Giải pháp riêng đối với lao động thuộc từng nhóm hộ
Kinh tế hộ nông dân luôn là đề tài được nhiều người quan tâm. Để thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước tiếp tục ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Qua điều tra đánh giá tình hình thực tế về thu nhập và các nguồn thu của các nông hộ trên địa bàn địa phương và giới hạn của đề tài tôi không đi sâu nghiên cứu, xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới thu nhập của lao động thuộc từng loại hộ mà chỉ đưa ra một số ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của lao động trên địa bàn của huyện Phú Bình từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể đối với lao động thuộc các nhóm hộ.
3.4.6.1. Đối với lao động thuộc nhóm hộ khá
Đây là những hộ có điều kiện kinh tế, thu nhập của họ vượt xa các hộ nghèo.Qua tìm hiểu nhóm hộ khá là những hộ có khả năng tổ chức sản xuất hợp lý, có đầu óc, chủ hộ thường là những người có trình độ học vấn cao. Mặt khác, họ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, thường trồng những cây có năng suất và giá trị kinh tế cao, dám đầu tư, ngoài ra phải kể đến lực lượng lao động,