6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
Từ những kinh nghiệm trong việc nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp tại một số địa phương trong nước như huyện Quảng Trạch - tỉnh Quảng Bình, huyện Văn Yên -tỉnh Yên Bái, đề tài rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong việc nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp là:
Một là, chính quyền địa phương cần có các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân từng bước nâng cao thu nhập. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
Hai là, đẩy mạnh phát triển mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân từ huyện đến cơ sở, đồng thời đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn. Xây dựng mô hình nông dân đoàn kết giúp nhau thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.
Ba là, có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế.
Bốn là, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho người nông dân về các mô hình kinh tế tiêu biểu, kỹ thuật tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi, về ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Năm là, xây dựng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho các mặt hàng nông sản mà người nông dân sản xuất ra trên cơ sở đẩy mạnh liên kết “4 nhà”, gắn kết giữa sản xuất với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nâng cao thu nhập cho người lao động nhất là lao động nông nghiệp là vô cùng cần thiết trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau và bất kỳ xã hội nào. Chính vì vậy đến nay đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn tác giả chỉ giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Bài viết “ Ảnh hưởng của khả năng tiếp cận đến lựa chọn sinh kế đối với nông hộ ở miền núi phía Bắc Việt Nam” do Alther.C, Castella J.C, Novosad.P, Rousseau E và Trần Trọng Hiếu trong tuyển tập “Đổi mới vùng núi Việt Nam” đã tìm hiểu về hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn tới sinh kế của nông hộ. Theo các tác giả, nhìn từ quan điểm của người dân, hệ thống giao thông thuận tiện cùng với việc tiếp cận thị trường dễ dàng là những lợi thế quan trọng nhất của thôn, bản.
Trong hội thảo “Phát triển bền vững nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam” của các cựu sinh viên nhận học bổng của DAAA tại Thái Nguyên năm 2005 đã tập trung vào các vấn đề như rừng, môi trường và tác động của chúng đến phát triển nông thôn. Hội thảo cùng bàn luận đến vấn đề hướng đến thực hiện cải thiện đời sống khu vực miền núi và vùng sâu, vùng xa của khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trong báo cáo cập nhật nghèo năm 2006 “Nghèo và giảm nghèo tại Việt Nam giai đoạn 1993-2004” của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu về thực trạng tình trạng đói nghèo của Việt Nam giai đoạn 1993-2004 và đưa ra những giải pháp giảm nghèo tại Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Bài viết của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2011) thuộc khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ về “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng Bằng sông Cửu Long”. Nghiên cứu này đã mô tả thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập và đa dạng thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời xác định đến các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy thu nhập của nông hộ chủ yếu từ nông nghiệp lên đến 95%, nông hộ quan tâm đến việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, tuy nhiên chỉ là tự phát nên chưa hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là tổng diện tích đất của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp. Xuất phát từ một số vấn đề thu nhập từ quá trình khảo sát và phân tích số liệu thực tế cho thấy rằng để nâng cao thu nhập của hộ chăn nuôi cần sử dụng nguồn lực đất đai hợp lý, mạnh dạn vay vốn đầu tư khi thiếu vốn, tham gia đầy đủ quá trình kiểm dịch đàn vật nuôi, quan tâm đến nguồn thu nhập từ chăn nuôi và phi nông nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Chí Thiện về “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi cao tỉnh Thái Nguyên”. Tác giả và nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ đã lựa chọn ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Võ Nhai là nơi thu nhập tài liệu; quy mô mẫu lựa chọn là 400 hộ trong đó nhóm hộ nghèo là 199 hộ và không nghèo là 201 hộ. Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas đã chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình dân tộc vùng núi cao là tuổi bình quân của chủ hộ, học vấn, nhân khẩu, diện tích đất nông nghiệp, phương tiện sản xuất, vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến nông. Các biến số giải thích đều có
ý nghĩa thống kê và được nhóm giải thích rút ra kết luận là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Bài viết “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân có vốn vay ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” của 2 tác giả Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy thuộc trường ĐH Kinh tế- ĐH Huế. Bài viết đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân như: điều kiện tự nhiên, loại hộ sản xuất, loại hình sản xuất các tác động đến thu nhập của các hộ nông dân. Qua kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân thông qua mô hình Cobb- Douglas ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình cho thấy các yếu tố đều tác động mạnh đến thu nhập của hộ nông dân.
Bài viết “Tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập và chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam” của tác giả Ngô Quang Thành và Nguyễn Việt Cường đăng trên tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 3/322 (tháng 3 năm 2005) đã hệ thống hóa lại những nhận thức và những phát hiện gần đây về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và bất nình đẳng phân phối thu nhập. Bên cạnh đó hai tác giả cũng đã phân tích mối quan hệ trên ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp chiến lược nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế với nội dung chủ yếu là tăng trưởng có lợi cho người nghèo và thân thiện trong phân phối thu nhập.
Nhìn chung tác giả của những công trình nghiên cứu trên đã có những cách tiếp cận khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động. Đó là những ngu.ồn tài liệu vô cùng quý giá giúp tác giả luận văn có được những thông tin cần thiết để kế thừa và phát triển luận văn của mình.
Tuy nhiên trong các công trình nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu về nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, mỗi địa phương có các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, nên kết quả nghiên cứu ở địa phương này có thể không giống kết quả nghiên cứu ở địa phương khác. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả thực hiện luận văn “Nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp
huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” để nghiên cứu thực tế vấn đề về thu nhập cho người lao động nông nghiệp tại địa phương.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 23 km, Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 251,749km2. Dân số năm 2016 là gần 139.000 người, mật độ dân số khoảng 553 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Đồng hỷ phía Tây giáp Thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 2102333' - 21035 22' vĩ Bắc; 105051-106002 kinh độ Đông.
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã (trong đó có 7 xã miền núi), với 310 xóm. Các xã của huyện gồm: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Đào Xá, Bảo Lý, Thượng Đình, Tân Hòa, Nhã Lộng, Điềm Thụy, Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ, Lương Phú, Nga My, Kha Sơn, Thanh Ninh, Dương Thành và Hà Châu.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi. Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ, với độ cao địa hình 10- 15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc sông Cầu. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi của Phú Bình thuộc loại kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như không còn. Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp
nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao 250 m. Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Địa hình có nhiều đồi núi thấp cũng là một lợi thế của Phú Bình, đặc biệt trong việc tạo khả năng, tiềm năng cung cấp đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 20 xã, trong đó có 7 xã miền núi. Các xã của huyện gồm Bàn Đạt, Bảo Lý, Dương Thành, Đào Xá, Điềm Thụy, Đồng Liên, Hà Châu, Kha Sơn, Lương Phú, Nga My, Nhã Lộng, Tân Đức, Tân Hòa, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Thanh Ninh,Thượng Đình, Úc Kỳ và Xuân Phương.
Trên địa bàn Huyện Phú Bình có Quốc lộ 37 chạy qua với khoảng 17,3km, nối liền huyện với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang (khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang). Ngoài ra còn có khoảng 35,1 km tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện (5 km ĐT261; 9,9 km ĐT266; 5,5 km ĐT261C; 14,7 km ĐT269B). Hệ thống Quốc lộ và Tỉnh lộ nêu trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của huyện với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Hiện nay dự án đường giao thông nối từ Quốc lộ 3 đi Điềm Thuỵ đã được UBND tỉnh cho điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch mạng lưới giao thông của tỉnh. Sở Giao thông vận tải đang tiến hành lập dự án đầu tư với qui mô đường cấp cao đô thị lộ giới 42m. Đây là tuyến đường nối liền KCN Sông Công, KCN phía Bắc thị xã Phổ Yên với các KCN của huyện Phú Bình. Do vậy, khi hoàn thành nó sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho vận tải, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như liên kết kinh tế với địa phương bạn và các tỉnh khác. Ngoài ra, một dự án xây dựng đường dài 10,3 km, rộng 120 m, nối đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với Phú Bình, đi qua Tổ hợp dự án khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đang được phê duyệt và xúc tiến đầu tư. Khi tuyến đường này hoàn thành hứa hẹn sẽ tạo ra sự đột phá cho sự phát triển kinh tế của huyện. Với vị trí địa lý của mình nằm cách không xa thủ đô Hà Nội và sân bay Nội Bài, sự phát triển những
tuyến giao thông huyết mạch như trên còn giúp Phú Bình đón đầu xu hướng dãn và di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi Hà Nội, tạo điều kiện cho Phú Bình đón nhận đầu tư trong nước và nước ngoài để trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ của tỉnh cũng như của vùng.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện dao động khoảng 23,1 - 24,4ºC. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 - 28,9ºC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 - 15,2ºC) là 13,7ºC.
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2000 đến 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81 - 82%.
2.1.1.4. Một số tiềm năng chính của huyện a. Tài nguyên khoáng sản
Về tài nguyên khoáng sản tự nhiên, Phú Bình không có các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn như ở các huyện khác của tỉnh. Phú Bình có nguồn cát, đá sỏi ở sông Cầu. Đây là nguồn vật liệu xây dựng khá dồi dào, phục vụ cho các hoạt động khai thác đáp ứng cho nhu cầu trong huyện và địa bàn lân cận.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chiều dài đoạn sông chảy qua Phú Bình là 29 km, vì vậy ngoài việc cung cấp nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất, sinh hoạt... sông Cầu còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, phục vụ nhu cầu vận tải cát, sỏi, nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên những năm gần đây do tình trạng khai thác cát sỏi không được quy hoạch và quản lý tốt nên nhiều đoạn bị đào bới nham nhở, gây cản trở cho giao thông đường thủy.
Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đồng Liên, qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Hương Sơn, Hà Châu rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra, Phú Bình còn có nhiều hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Bình
2.1.2.1. Dân số và lao động
Năm 2017 dân số trung bình của huyện Phú Bình là 145.214 người, tăng 2,08% so năm 2016, trong đó khu vực thành thị chiếm 8,69% khu vực nông thôn là 91,31%; tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,2%/ năm , nam chiếm 48,63% và nữ chiếm 51,37%; Tốc độ tăng dân số trung bình cả giai đoạn 2015-2017 là 2,16% /năm.
Trên địa bàn tỉnh có có 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97% dân số, còn lại là các dân tộc: Tày, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Dao, Mường, Thái,... chiếm 3%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 145 người/km2.
Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu Tổng