Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp làm dữ liệu nghiên cứu. Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. Ngoài ra, đề tài còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan như: các phòng, ban chuyên môn của huyện, từng mốc thời gian, từng giai đoạn...

Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo nông nghiệp và phát triển nông thôn… và cơ quan tổng hợp là Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Phú Bình, các báo cáo gồm:

- Báo cáo kinh tế - xã hội huyện Phú Bình qua các năm 2015, 2016, 2017. - Báo cáo nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình qua các năm 2015, 2016, 2017.

- Báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới các năm 2015, 2016, 2017.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng số liệu thứ cấp từ các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo; các nguồn ở thư viện, trên mạng Internet.

2.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá thực trạng về thu nhập của lao động nông nghiệp, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp. Số liệu, thông tin sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi được chuẩn bị sẵn.

Số mẫu ngẫu nhiên được chọn là 150 hộ thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Mẫu lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, số mẫu được lựa chọn là 150 mẫu, trong đó mỗi xã là 50 mẫu nghiên cứu. Tiêu chí phân loại hộ dựa trên cơ sở quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo theo tiêu chí về thu nhập - Hộ nghèo và cận nghèo là các hộ có thu nhập dưới 1 triệu đồng/người/ tháng. + Hộ trung bình: là các hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1 triệu đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Hộ khá: là các hộ có thu nhập bình quân đầu người tối thiểu bằng mức thu nhập tối thiểu vùng được quy định tại nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng quy định đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Huyện Phú Bình thuộc vùng II dựa trên tiêu chí thì thu nhập hộ khá điều tra dựa theo mức thu nhập là 3.530.000 nghìn đồng/ người/ tháng.

Bảng 2.4. Số lượng mẫu điều tra theo xã và theo nhóm hộ

Hộ nghèo và cận nghèo Hộ trung bình Hộ khá

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Điềm Thụy 12 26,09 15 30,61 23 41,82

Nga My 15 32,61 18 36,73 17 30,91

Hà Châu 19 41,30 16 32,65 15 27,27

Tổng 46 100,00 49 100,00 55 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Việc chọn số lượng mẫu này dựa vào tỉ lệ phân loại hộ của huyện. Đây là số lượng mẫu được chọn có tính đại diện cho tình hình phát triển của huyện Phú Bình.

Phiếu điều tra

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Quy trình thiết kế bảng hỏi.

- Bước 1: Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu và tài liệu trước đây, cũng như tham vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

- Bước 2: Bảng hỏi sau khi được hoàn chỉnh sẽ được khảo sát thử trước khi thực hiện điều tra chính thức để làm tăng độ tin cậy của thông tin được thu thập.

Nội dụng của phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thu thập các số liệu liên quan tới hoạt động tạo ra thu nhập của

hộ và lao động như: Tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, số thành viên của hộ, số thành viên trong độ tuổi lao động, doanh thu, chi phí sản xuất, số lượng gia súc, gia cầm, cơ cấu thu nhập, thu nhập bình quân hộ, thu nhập bình quân đầu người, mức độ tham gia các chương trình khuyến nông, định mức vay cho sản xuất,...

Phần 2: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao động.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi là kết quả của sự tập trung kiến thức nhằm định lượng các thông tin cần thiết. Phương pháp phỏng vấn sâu do cá nhân thực hiện nhằm khai thác thông tin định tính, giúp luận văn giải thích được bản chất của hiện tượng nghiên cứu.

Việc điều tra phỏng vấn các hộ có lao động nông nghiệp được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp tại các hộ dựa trên bộ câu hỏi chuẩn bị trước và được áp dụng chung cho tất cả các hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)