Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Bình

2.1.2.1. Dân số và lao động

Năm 2017 dân số trung bình của huyện Phú Bình là 145.214 người, tăng 2,08% so năm 2016, trong đó khu vực thành thị chiếm 8,69% khu vực nông thôn là 91,31%; tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,2%/ năm , nam chiếm 48,63% và nữ chiếm 51,37%; Tốc độ tăng dân số trung bình cả giai đoạn 2015-2017 là 2,16% /năm.

Trên địa bàn tỉnh có có 11 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 97% dân số, còn lại là các dân tộc: Tày, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Dao, Mường, Thái,... chiếm 3%. Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 145 người/km2.

Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu Tổng

Phân theo giới tính

Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

I. Dân số (người)

2015 139.128 68.147 70.981 9.364 129.764

2016 142.251 69.588 72.663 10.125 132.126

2017 145.214 70.622 74.592 12.621 132.602

II. Cơ cấu (%)

2015 100,00 48,98 51,02 6,73 93,27

2016 100,00 48,92 51,08 7,12 92,88

2017 100,00 48,63 51,37 8,69 91,31

Qua bảng 2.1 ta thấy, về cơ cấu giới tính trong dân số của huyện khá cân đối trong giai đoạn 2015-2017, nhưng tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn có sự chênh lệch rất cao với khu vực thành thị, tỷ lệ dân số sống ở nông thôn thường xuyên có tỷ lệ trên 90%.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế có tác động chi phối thực trạng nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế huyện Phú Bình tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

Bảng 2.2. Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế năm 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng

Nội dung 2015 2016 2017

So sánh (%)

16/15 17/16 BQ

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

1.599,091 1.746,996 2.027,071 109,25 116,03 112,64

Công nghiệp, xây dựng 999,401 1.393,219 1.783,009 139,41 127,98 133,69

Thương mại, dịch vụ 360,175 441,741 481,831 122,65 109,08 115,86

Tổng 2.958,667 3.581,956 4.291,911 121,07 119,82 120,44

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017)

Từ bảng số liệu trên ta thấy giá trị sản xuất của huyện Phú Bình năm 2015 là 2.958,667 tỷ đồng , năm 2016 tăng lên là 3.581,956 tỷ đồng tăng 623,289 tỷ đồng so với năm 2015, năm giá trị sản xuất của huyện Phú Bình là 4.291,911 tỷ đồng tăng 709,955 tỷ đồng so với năm 2016.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế trong huyện Phú Bình phân theo khu vực kinh tế theo giá so sánh năm 2015-2017

ĐVT: %

Khu vực kinh tế Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 54,05 48,77 47,23

Công nghiệp, xây dựng 33,78 38,90 41,54

Thương mại, dịch vụ 12,17 12,33 11,23

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình giai đoạn 2015-2017)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp xây dựng, dịch vụ và thương mại. Năm 2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 54,05%, công nghiệp - xây dựng chiếm 33,78%, thương mại và dịch vụ chiếm 12,77%. Năm 2017 cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng nông nghiệp giảm còn 47,23%, công nghiệp - xây dựng 41,54% và dịch vụ- thương mại chiếm 11,23%. Sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp mang tính đột phá là do trên địa bàn huyện Phú Bình có khu công nghiệp Điềm Thụy của Hàn Quốc. Đây là một trong những khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam, hiện đang sử dụng 180 ha đất tại huyện Phú Bình. Khu công nghiệp đã đi vào sản xuất, hàng năm đóng góp lớn vào GTSX ngành công nghiệp của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)